Vì sao hay bị tiêu chả

  • Xét nghiệm máu. Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) có thể giúp cho thấy tác nhân gây ra tiêu chảy.
  • Xét nghiệm phân. Bạn có thể cần lấy mẫu phân theo hướng dẫn để bác sĩ kiểm tra dưới kính hiển vi và tìm các loại vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra bệnh.
  • Nội soi đại tràng. Bác sĩ sẽ dùng một ống mảnh, dài, có gắn đèn và máy thu hình nhỏ ở đầu để luồn vào trong trực tràng đến đại tràng. Từ đó, hình ảnh bên trong của cơ quan này được ghi lại và cho phép bác sĩ nhìn thấy những tổn thương tại đây. Ống nội soi cũng được trang bị một dụng cụ có thể giúp lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ đại tràng ra ngoài để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Hầu hết trường hợp tiêu chảy đều tự khỏi trong vòng một vài ngày mà không cần can thiệp điều trị bằng thuốc. Nếu bạn đã thử các cách khắc phục tại nhà mà không thấy hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị.

Bù nước và điện giải

Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị tiêu chảy kể cả ở người lớn hay trẻ em. Đối với người lớn, bạn có thể uống nước trái cây hay pha bột thuốc bổ sung nước và điện giải (như oresol). Nếu không thể uống nước do gây ra cảm giác buồn nôn hay đau dạ dày, bạn có thể cần được truyền dịch qua tĩnh mạch.

Đối với trẻ em, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng các dung dịch bù nước và điện giải đúng cách để ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra.

Thuốc kháng sinh

Trường hợp bệnh tiêu chảy được xác định là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Điều chỉnh các thuốc đang sử dụng

Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng chính là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều dùng xuống hoặc thay đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tác dụng phụ này.

Điều trị các bệnh lý gây ra tiêu chảy

Trường hợp tiêu chảy là triệu chứng của một bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm ruột, bác sĩ sẽ phải tìm cách điều trị vấn đề đó trước.

Các biện pháp tại nhà giúp giảm nhẹ triệu chứng tiêu chảy

Để đối phó và giảm nhẹ các triệu chứng cho đến khi rối loạn tiêu hóa này hết hoàn toàn, bạn có thể thử áp dụng các cách sau:

  • Uống nhiều nước, nước trái cây hay nước hầm canh. Tránh uống thức uống có caffeine hay cồn.
  • Ăn các thực phẩm có kết cấu hơi rắn và hạn chế ăn nhiều chất xơ cho đến khi nhu động ruột trở về bình thường. Hãy thử ăn các loại bánh quy, bánh nướng, trứng gà, thịt gà và cơm.
  • Tránh ăn các thực phẩm từ sữa, giàu chất béo hay giàu chất xơ trong vài ngày.
  • Sử dụng một số thuốc cầm tiêu chảy không kê đơn như loperamid, bismuth subsalicylate có thể giúp giảm số lần đi ngoài và kiểm soát một số triệu chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, một số trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra có thể trở nên tệ hơn khi dùng thuốc cầm tiêu chảy. Lý do là vì loại thuốc này ngăn cho cơ thể đào thải những tác nhân gây bệnh này ra ngoài. Hơn nữa, các thuốc này không phải lúc nào cũng có thể sử dụng an toàn cho trẻ em. Do đó, bạn cần hỏi kỹ bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi muốn dùng các thuốc cầm tiêu chảy.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dùng thêm men vi sinh để khôi phục lại sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, cách này chưa chắc có thể giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy.

Những biến chứng do bệnh tiêu chảy

Biến chứng đáng lo ngại nhất của tiêu chảy là mất nước. Tình trạng đó có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Mất nước đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Nếu thấy có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức.

Dấu hiệu mất nước ở người lớn gồm:

  • Cảm thấy khát nước quá mức
  • Khô miệng hoặc khô da
  • Tiểu ít hoặc vô niệu
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Nước tiểu sẫm màu

Các dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm:

  • Tã không ướt trong hơn 3 giờ
  • Khô miệng và lưỡi
  • Sốt cao (39ºC)
  • Khóc nhưng không có nước mắt
  • Buồn ngủ, không có phản xạ hoặc khó chịu, quấy khóc
  • Lõm da ở vùng bụng, mắt hoặc má

Các cách giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Vì sao hay bị tiêu chả
rửa tay” width=”750″ height=”450″ srcset=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/sai-lam-khi-rua-mat-la-khong-rua-tay.jpg 750w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/sai-lam-khi-rua-mat-la-khong-rua-tay-300×180.jpg 300w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/sai-lam-khi-rua-mat-la-khong-rua-tay-100×60.jpg 100w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/sai-lam-khi-rua-mat-la-khong-rua-tay-45×27.jpg 45w” sizes=”(max-width: 750px) 100vw, 750px” />

Rửa tay thường xuyên và đúng cách là phương pháp phòng ngừa sự lây lan của tác nhân gây tiêu chảy hiệu quả nhất. Bạn nên tập các thói quen sau:

  • Rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, sử dụng nhà vệ sinh, thay tã cho trẻ nhỏ, hắt hơi, ho hay xì mũi.
  • Rửa tay với xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
  • Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay khô có gốc cồn với độ cồn ít nhất là 60º.

Tiêu chảy du lịch cũng thường xảy ra khi bạn đi đến những quốc gia/vùng lãnh thổ có điều kiện vệ sinh kém và ăn những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hay virus. Tránh ăn thực phẩm chưa được nấu chín hay các sản phẩm từ sữa tươi. Hãy luôn đảm bảo quy tắc “ăn chín, uống sôi” để hạn chế bị tiêu chảy hay nhiễm trùng đường ruột.

Bị tiêu chảy thường xuyên là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm đại tràng, viêm ruột, bệnh truyền nhiễm, ung thư đại tràng...


Vì sao hay bị tiêu chả

Thế nào gọi là tiêu chảy?

Theo tiêu chuẩn lâm sàng thì tiêu chảy (ỉa chảy) được định nghĩa là sự gia tăng số lần đi tiêu trong 1 ngày (nhiều hơn 3 lần), trọng lượng phân bài tiết trên 200 g/ngày. Cụ thể:

  • Người lớn: đi tiêu với phân bài tiết trên 200 g/ngày
  • Trẻ em: đi tiêu với phân bài tiết trên 20 g/ngày.
  • Tiêu ra chất lỏng trong phân.
  • Bình thường phân người chứa khoảng 60% là nước, nhưng đối với những người bị tiêu chảy thì hàm lượng phân thải ra chứa trên 90% nước.

Dấu hiệu và triệu chứng điển hình của tiêu chảy

  • Phân lỏng;
  • Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Đau đầu;
  • Ăn mất ngon;
  • Khát nước liên tục;
  • Sốt;
  • Mất nước;
  • Phân có máu;
  • Lượng phân nhiều;
  • Đi tiêu nhiều lần hoặc tiêu són, mót rặn

Vì sao hay bị tiêu chả

Phân lỏng, đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn là những dấu hiệu của tiêu chảy

Một số nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy

Nguyên nhân phổ biến gây ra tiêu chảy cấp là nhiễm trùng - virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, hoặc ngộ độc thực phẩm cấp tính do vi khuẩn, và nguyên nhân cuối cùng là do thuốc.

Tiêu chảy do nhiễm trùng

Xảy ra khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm như trái cây, rau, hải sản, thịt sống, nước…. Vi trùng, vi khuẩn trong các loại thực phẩm đó có thể xâm nhập vào cơ thể sản sinh độc tố hoặc xâm lấn làm viêm niêm mạc ruột non hoặc đại tràng gây tiêu chảy. Tiêu chảy do nhiễm trùng này chỉ kéo dài 2-7 ngày tùy loại vi sinh vật gây bệnh.

Ngộ độc thực phẩm

Các chất độc gây đau bụng và nôn mửa, khiến ruột non tiết ra một lượng nước lớn dẫn đến tiêu chảy. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường kéo dài dưới 24 giờ. Với một số vi khuẩn, chất độc được sản xuất trong thực phẩm trước khi ăn, trong khi với các vi khuẩn khác, chất độc được sản xuất trong ruột sau khi ăn.

Tiêu chảy do thuốc

Tiêu chảy do thuốc là rất phổ biến vì có rất nhiều loại thuốc gây tiêu chảy, tiêu chảy thường bắt đầu ngay sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc. Các nhóm thuốc gây tiêu chảy bao gồm: thuốc chống viêm không steroid, thuốc hóa trị, kháng sinh, thuốc chống loạn nhịp tim…


Vì sao hay bị tiêu chả

Các chất độc gây đau bụng và nôn mửa, khiến ruột non tiết ra một lượng nước lớn dẫn đến tiêu chảy


Tiêu chảy còn xuất phát từ một số bệnh lý sau:

  • Hội chứng ruột kích thích: Đây là một bệnh thuộc dạng rối loạn chức năng ruột, làm nhu động đại tràng bất thường, đại tràng tăng nhạy cảm với các tác nhân kích thích.
  • Bệnh truyền nhiễm: Một số bệnh truyền nhiễm có thể gây tiêu chảy mãn tính, ví dụ, bệnh nhân AIDS thường bị nhiễm trùng mãn tính ở ruột gây tiêu chảy.
  • Viêm ruột non, viêm đại tràng: làm cho ruột non và đại tràng không thực hiện được đầy đủ chức năng là tái hấp thụ nước, làm nước theo phân ra khỏi cơ thể dẫn đến tiêu chảy.
  • Ung thư đại tràng.

Vì sao hay bị tiêu chả

Viêm đại tràng cũng có triệu chứng điển hình là tiêu chảy

Bị tiêu chảy nên làm gì để ngăn chặn?

Bạn có thể kiểm soát được tiêu chảy nếu áp dụng một số biện pháp sau:

  • Uống nước ép trái cây không đường;
  • Ăn các loại thực phẩm chứa kali cao như chuối, khoai tây;
  • Ăn các loại thực phẩm và uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp, nước giải khát, bánh quy mặn;
  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, bột yến mạch, gạo;
  • Hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn;
  • Tránh các thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê và nước giải khát có gas;
  • Tránh các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu magiê.

Vì sao hay bị tiêu chả

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy do viêm đại tràng, viêm ruột bằng thuốc thảo dược

Đông y có nhiều bài thuốc trị chứng tiêu chảy do viêm đại tràng, viêm ruột. Trong đó có bài thuốc hiệu quả thực sự đã được nhiều thế hệ chứng minh: bài hành khí, hóa vị, giáng nghịch, chỉ thống. Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất thành thuốc Đông y thế hệ 2 viên nén tiện dụng. Nhờ sản xuất công nghiệp tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, nên nhiều người bị các chứng tiêu chảy do viêm đại tràng, viêm ruột có cơ hội sử dụng bài thuốc này, mà không cần phải đến tận nơi chẩn mạch, bốc thuốc.

Thuốc đại tràng không chỉ điều trị bệnh mà còn tác động dần dần làm lành niêm mạc đại tràng, làm chắc khỏe niêm mạc đại tràng, nhờ vậy sẽ giúp kiểm soát được tình trạng tiêu chảy do viêm đại tràng, viêm ruột. Người bệnh bị tiêu chảy thường xuyên do viêm đại tràng có thể sử dụng thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2 để trị bệnh. Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, thuốc phải có tác dụng rõ rệt sau 15-30 ngày sử dụng, nếu không thì ngưng dùng để khỏi lãng phí.

Phi Long

Theo Đời sống Plus/GĐVN


Link báo gốc: http://doisongplus.vn/bi-tieu-chay-thuong-xuyen-la-dau-hieu-cua-benh-gi-chua-the-nao-101965-9.html

Vì sao hay bị tiêu chả

THUỐC ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT

Vì sao hay bị tiêu chả

Thành phần (cho 1 viên nén bao phim):
Hoạt thạch (Talcum) 75mg; Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với: Bạch thược 450mg; Bạch truật 450mg; Cam thảo 225mg; Hậu phác 300mg; Hoàng liên 675mg; Mộc hương 600g; Ngũ bội tử 450mg; Xa tiền tử 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Công dụng: Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
Trẻ 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Chú ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Đại Tràng Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 15-30 ngày sử dụng, nếu không thì nên ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Để xa tầm tay trẻ em - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Thận trọng: Phụ nữ có thai.
Tác dụng không mong muốn: Chưa có báo cáo.
Kiêng cữ ăn uống khi dùng thuốc: Chưa có báo cáo.
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc thường không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc.
Tương tác, tương kỵ của thuốc: Do không có các nghiên cứu về tính tương tác, tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Quá liều và cách xử trí:
- Quá liều: Khi dùng thuốc quá liều có thể gặp một số tác dụng phụ. Sử dụng đúng liều tác dụng phụ sẽ hết.
- Cách xử trí: Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.
Đóng gói: Hộp 2, 3,12 vỉ x 10 viên; lọ 30, 60, 100 viên; viên nén bao phim
Bảo quản: Nơi khô, dưới 30 độ C.
Tiêu chuẩn chất lượng: Đạt TCCS
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)