Vì sao hp gây loét tá tràng

Bên cạnh đó, người bị loét tá tràng còn có thể bắt gặp những triệu chứng như:

  • Ợ nóng
  • Khó tiêu
  • Cảm giác no bụng, kể cả khi dạ dày rỗng
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Buồn nôn và nôn

Một số người mắc bệnh viêm loét tá tràng cũng có thể có biểu hiện không dung nạp một số thực phẩm. Nguyên nhân là do những thực phẩm này làm cho họ cảm thấy khó chịu hơn hoặc khiến triệu chứng loét tá tràng tiến triển nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần tìm gặp bác sĩ?

Sự xuất hiện của những dấu hiệu dưới đây cảnh báo tình trạng loét ở thành tá tràng đang trở nên tệ hơn. Chúng bao gồm:

  • Cảm giác lâng lâng, đờ đẫn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Máu lẫn trong phân
  • Nôn khan hoặc nôn ra máu
  • Khó thở

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy tham vấn cùng các chuyên gia có thể giúp bạn dễ dàng tìm ra giải pháp đối phó phù hợp và hiệu quả nhất.

Bệnh loét tá tràng có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời, loét tá tràng sẽ kéo theo nhiều biến chứng phát sinh, gây tổn hại đến sức khỏe tổng thể. Cụ thể hơn, tình trạng này sẽ để lại lỗ hổng trên thành tá tràng [thủng tá tràng], từ đó làm tăng nguy cơ viêm phúc mạc.

Theo bác sĩ, viêm phúc mạc là một tình trạng khẩn cấp, có khả năng cao gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày – tá tràng và đột ngột đau bụng dữ dội, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Bên cạnh đó, tình trạng thủng tá tràng còn dẫn đến một vấn đề nguy hiểm khác là xuất huyết nội, có thể gây khó thở, nôn ra máu hoặc máu lẫn với phân.

Ngoài ra, loét tá tràng cũng sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy no dù không ăn gì, hay buồn nôn và chán ăn, từ đó kéo theo vấn đề suy dinh dưỡng phát sinh.

Những thủ thuật dùng trong chẩn đoán loét tá tràng

Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ bắt đầu với việc đặt câu hỏi về bệnh sử của một người cũng như những triệu chứng đang xảy ra. Lúc này, bạn nên cố gắng đưa ra câu trả lời cụ thể nhất có thể, ví dụ như vị trí đau bụng, thời gian đau kéo dài bao lâu, những dấu hiệu bất thường bạn gặp phải gồm những gì… Thông tin bạn cung cấp càng chi tiết, bác sĩ càng dễ dàng chẩn đoán vấn đề đang diễn ra.

Nếu các chuyên gia nghi ngờ vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân đứng sau những biểu hiện loét tá tràng, họ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác nhận giả thiết này, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: tìm kiếm sự hiện diện của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng
  • Xét nghiệm kháng nguyên phân: bác sĩ sẽ lấy mẫu phân của người bệnh và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Mục đích của thủ thuật xét nghiệm này là tìm kiếm các protein liên quan đến khuẩn H. pylori có trong mẫu bệnh phẩm.
  • Xét nghiệm hơi thở urê: để thực hiện xét nghiệm này, bạn sẽ cần uống một viên thuốc chứa công thức urê đặc biệt. Sau đó, bạn sẽ dùng một túi hơi để thu thập hơi thở của mình. Nếu bạn nhiễm Hp, urê trong thuốc sẽ chuyển hóa thành carbon dioxide [CO2]. Do đó, các chuyên gia sẽ dựa trên nồng độ CO2 đo được trong mẫu hơi thở để xác định bạn có bị nhiễm khuẩn H. pylori hay không.

Ngoài ra, để kiểm tra tình trạng tổn thương tá tràng do viêm loét, đôi khi bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh làm thêm thủ thuật nội soi dạ dày – tá tràng.

Bật mí các lựa chọn điều trị loét tá tràng hiệu quả

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà mỗi người sẽ có hướng điều trị loét tá tràng khác nhau. Phần lớn trường hợp, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc có tác dụng giảm bớt nồng độ axit trong dịch vị và hỗ trợ bảo vệ lớp niêm mạc tá tràng, ví dụ như:

  • Thuốc ức chế thụ thể histamine [thuốc chẹn H2]
  • Thuốc ức chế bơm proton [PPI]

Đối với trường hợp loét do nhiễm khuẩn H. pylori, người bệnh sẽ cần dùng thêm kháng sinh và một số loại thuốc đặc hiệu khác giúp tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét.

Trong trường hợp thuốc NSAID gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến tá tràng, bên cạnh việc chữa lành thương tổn, bác sĩ cũng sẽ tư vấn thêm cho người bệnh về việc giảm liều lượng thuốc hoặc thay thế bằng đơn thuốc khác lành tính hơn.

Nếu xuất huyết nội xảy ra, các chuyên gia sẽ triển khai biện pháp cầm máu bằng thủ thuật nội soi đường tiêu hóa trên [EGD].

Đôi khi, phẫu thuật cũng là lựa chọn cần thiết cho việc chữa lành vết loét trên thành tá tràng. Tuy nhiên, vì rủi ro của thủ thuật điều trị xâm lấn này quá lớn nên bác sĩ chỉ đề xuất giải pháp này nếu người bệnh không đáp ứng tốt với những phương pháp trên.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị loét tá tràng tại nhà

Bên cạnh điều trị bằng các phương pháp theo tiêu chuẩn y tế, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng, đồng thời hỗ trợ quá trình chữa trị diễn ra thuận lợi. Chúng có thể kể đến như:

  • Hạn chế ăn các món chua, cay, nóng có nguy cơ gây kích thích hệ tiêu hóa, khiến triệu chứng loét tá tràng trở nên tệ hơn
  • Tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Dùng kháng sinh quá liều không chỉ không tăng cường hiệu quả của thuốc mà ngược lại, điều này sẽ giúp vi khuẩn hình thành cơ chế kháng kháng sinh.
  • Không uống bia, rượu hay bất kỳ thức uống chứa cồn nào khác trong giai đoạn này. Cồn có thể gây cản trở quá trình chữa lành vết loét, đồng thời thúc đẩy các biểu hiện tiến triển nghiêm trọng.

Phòng ngừa loét tá tràng

Loại bỏ nguy cơ phát sinh viêm loét dạ dày – tá tràng hoàn toàn là điều bất khả thi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu rủi ro mắc bệnh bằng cách:

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là những biện pháp đơn giản nhất giúp bạn phòng ngừa nhiễm khuẩn H. pylori.

Cẩn thận khi uống thuốc giảm đau

Nếu tình trạng sức khỏe của bạn cần được cải thiện bằng thuốc NSAID, hãy dùng chúng sau khi ăn no hoặc uống chung với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ thay thế bằng loại thuốc khác có tác dụng tương tự nhưng lành tính hơn nếu phải dùng thuốc trong thời gian dài.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, hãy tập cách bỏ nó. Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến phổi, gan mà còn góp phần tăng nguy cơ phát triển khối u ở đường tiêu hóa, bao gồm cả tá tràng.

Ngoài ra, tập thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên cũng giúp bạn phòng ngừa viêm loét tá tràng bằng cách nâng cao khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời giảm thiểu các phản ứng viêm phát sinh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Helicobacter Pylori [HP] là vi khuẩn hình xoắn ốc được tìm thấy trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày.  
Hiện nay, nhiễm khuẩn HP rất phổ biến và có tới hơn 80% người bị nhiễm không có triệu chứng rõ ràng nên thường chủ quan, không đề phòng hay điều trị. Tuy nhiên, theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, trung bình 70% ca được chẩn đoán viêm loét dạ dày là do nhiễm khuẩn HP. Đặc tính của loại vi khuẩn này là khả năng tiết ra enzyme Urease có khả năng trung hòa acid trong dạ dày, điều này khiến cơ thể tiết ra chất kháng viêm có nguy cơ gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Vi khuẩn HP gây bệnh qua 2 phương thức chính:

  • Vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một loại men làm loại bỏ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm tiền đề cho acid dạ dày xâm nhập vào lớp niêm mạc gây tổn thương.
  • Vi khuẩn HP sản sinh ra một loại độc tố có khả năng làm thoái hóa, hoại tử tế bào dạ dày, từ đó acid dịch vị thẩm thấu mạnh mẽ gây viêm loét, trợt dạ dày.

Vì vậy, có thể coi nhiễm khuẩn HP là tác nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày. 
Nguyên nhân nhiễm HP Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây nhiễm vi khuẩn HP chưa được xác định. Bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn này nếu ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không được nấu chín kỹ, uống nước bị nhiễm khuẩn, không rửa tay trước khi ăn hay tiếp xúc nước bọt của người nhiễm HP: Hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc bàn chải đánh răng với người nhiễm vi khuẩn HP.

Triệu chứng nhiễm khuẩn HP


Khi nhiễm khuẩn HP, người bệnh không có triệu chứng điển hình mà chỉ thường có tình trạng giống như viêm loét dạ dày tá tràng như:

  • Thường bị đau bụng âm ỉ và tự biến mất mà không cần điều trị. 
  • Đau, bỏng rát vùng thượng vị.
  • Người bệnh có cảm giác buồn nôn, ợ chua. 
  • Ăn ít và dễ bị đầy bụng hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, người bệnh có thể có những biến chứng của ổ loét như chảy máu dạ dày, nôn ra máu hoặc dịch có màu như bã cà phê, đi ngoài phân đen hoặc đau bụng dữ dội. 
Các phương pháp dùng để phát hiện vi khuẩn HP 

  • Chẩn đoán qua nội soi dạ dày: Người bệnh được tiến hành nội soi, đánh giá tình trạng dạ dày tá tràng. Đồng thời khi soi xong Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô sinh thiết, làm mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
  • Test vi khuẩn HP bằng hơi thở: Người bệnh thổi vào thiết bị trông giống quả bóng. Sau đó, hơi thở của người bệnh sẽ được kiểm tra, đánh giá trên thiết bị phân tích và Bác sĩ sẽ nhận được các chỉ số đánh giá xem người bệnh có dương tính với HP hay không?
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân: Vi khuẩn HP nếu xuất hiện trong dạ dày sẽ được cơ thể thải trừ đều đặn qua phân. Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang giúp Bác sĩ phát hiện vi khuẩn HP trong phân một cách chính xác. 
  • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu: Khi người bệnh nhiễm khuẩn HP, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể kháng HP. Loại kháng thể này có ở trong máu và được phát hiện được bằng xét nghiệm.

Làm gì để phòng ngừa nhiễm khuẩn HP?

  • Hạn chế dùng chung dụng cụ ăn uống hay gắp thức ăn cho nhau.
  • Nên diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột; giữ gìn vệ sinh đồ dùng nhà bếp sạch sẽ. 
  • Đối với trẻ em: Không nên hôn trẻ, không mớm đồ ăn cho trẻ, không trộn đồ ăn cho trẻ nhỏ bằng đũa của người lớn.
  • Hạn chế ăn đồ sống như rau sống, gỏi hay thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc vì các loại thực phẩm này thường không được vệ sinh sạch sẽ, dễ gây các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có nhiễm khuẩn HP.

Tại Bệnh viện Quốc tế Vinh có triển khai tất cả các phương pháp tầm soát khuẩn HP kể trên, cùng hệ thống máy móc hiện đại, người bệnh sẽ nhanh chóng nhận được kết quả cũng như những chẩn đoán, kết luận và tư vấn từ phía Bác sĩ chuyên khoa. 

-----------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Video liên quan

Chủ Đề