Vì sao kết hợp nhôm và magnesi hydroxid

Tên thường gọi: Magnesium hydroxide

Tên gọi khác:

Hidroxido de magnesio Magnesio hidróxido
Magnesium dihydroxide Milk of magnesia
Magnesi hydroxid

Tên thuốc gốc [Hoạt chất]

Magnesium hydroxide [Magnesi hydroxyd]

Loại thuốc

Kháng acid; nhuận tràng.

Dạng thuốc và hàm lượng

Hỗn dịch: 40 mg/ml, 800 mg/ml, 1,2 g/ml.

Viên nén: 300 mg, 600 mg.

Để giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ chua, khó tiêu.

Là thuốc nhuận tràng để giảm táo bón thường xuyên.

Suy thận nặng [nguy cơ tăng magnesi huyết].

Các trường hợp mẫn cảm với muối của magnesi.

Trẻ nhỏ [nguy cơ tăng magnesi huyết, đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc trẻ bị suy thận].

Người lớn

Kháng acid: Từ 300 - 600 mg/ngày.

Tác dụng tẩy nhẹ: 2 - 4 g.

Táo bón: 25 - 50ml [5 đến 10 thìa 5ml] trong một cốc nước trước khi đi ngủ.

Trẻ em

Kháng acid: Trẻ em ≥ 12 tuổi và thanh thiếu niên: Dùng liều giống người lớn.

Táo bón: Trẻ em ≥ 12 tuổi và thanh thiếu niên: Dùng liều giống người lớn.

Trẻ em < 12 tuổi: Không thích hợp dùng.

Đối tượng khác

Người suy thận: Điều chỉnh liều có thể được yêu cầu; tuy nhiên, không có hướng dẫn cụ thể nào được đề xuất. Khuyến cáo thận trọng.

Cách dùng

Magnesium hydroxide được dùng theo đường uống, viên thuốc phải nhai kỹ trước khi nuốt.

Đối với bệnh loét dạ dày tá tràng, liều thuốc thường cho theo kinh nghiệm và nhiều liều khác nhau đã được dùng.

Ở người loét dạ dày hoặc tá tràng không có biến chứng, cho uống thuốc 1 - 3 giờ sau khi ăn và lúc đi ngủ. Một đợt dùng thuốc trong khoảng từ 4 - 6 tuần hoặc tới khi vết loét liền.

Ở người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có chảy máu dạ dày hoặc loét do stress, thuốc được dùng mỗi giờ một lần.

Với người bệnh chảy máu dạ dày, phải điều chỉnh liều antacid để duy trì được pH dạ dày bằng 3,5.

Để giảm nguy cơ hít phải acid dạ dày trong quá trình gây mê, magnesium hydroxide được dùng trước khi gây mê 30 phút.

Ở liều chống acid, thuốc chỉ có tác dụng tẩy nhẹ.

Miệng đắng chát, tiêu chảy [khi dùng quá liều].

Ít gặp

Nôn hoặc buồn nôn; cứng bụng.

Hiếm gặp

Tăng magnesi huyết trong trường hợp dùng magnesium hydroxide kéo dài cho bệnh nhân suy thận.

Không xác định tần suất

Đau bụng, tiêu chảy [tác dụng phụ thuộc vào liều lượng].

Magnesium hydroxide thường gây nhuận tràng nên hầu như không dùng đơn trị; khi dùng liều nhắc lại sẽ gây tiêu chảy nên thường gây mất cân bằng thể dịch và điện giải.

Ở người bệnh suy thận nặng, đã gặp chứng tăng magnesi huyết [gây hạ huyết áp, suy giảm tâm thần, hôn mê], vì vậy không được dùng magnesium hydroxide cho người suy thận. Khi dùng magnesium hydroxide hơn 50 mEq magnesi mỗi ngày, cần được theo dõi rất cẩn thận về cân bằng điện giải, chức năng thận.

Không nên dùng thuốc kéo dài liên tục trên 2 tuần nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Nhìn chung magnesium hydroxide được coi là an toàn, miễn là không dùng lâu dài và liều cao. Đã có thông báo về phản ứng có hại như tăng hoặc giảm magnesi huyết, tăng phản xạ gân ở bào thai và trẻ sơ sinh, khi người mẹ dùng thuốc lâu dài và đặc biệt với liều cao.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Chưa tài liệu nào ghi nhận phản ứng có hại [ADR] của thuốc, tuy thuốc có thải trừ qua sữa nhưng chưa đủ để gây ADR cho trẻ em bú sữa mẹ.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Không có báo cáo.

Quá liều và độc tính

Sử dụng quá nhiều thuốc chống acid chứa magnesi hiếm khi dẫn đến tăng magnesi huyết, các triệu chứng bao gồm đỏ da, khát nước, ức chế hô hấp, loạn nhịp tim, hôn mê và ngừng tim.

Cách xử lý khi quá liều

Điều trị bao gồm truyền tĩnh mạch calci gluconate 10% với liều 10 - 20ml để chống ức chế hô hấp hoặc ức chế tim. Nếu chức năng thận bình thường, nên truyền đủ nước để giúp loại bỏ magnesi khỏi cơ thể.

Lọc máu có thể cần thiết ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận hoặc tăng magnesi huyết nặng.

Quên liều và xử trí

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Magnesium hydroxide được dùng làm thuốc kháng acid [antacid] dịch vị, thuốc nhuận tràng và thuốc cung cấp magnesi cho cơ thể khi cơ thể thiếu [magnesi là cation nhiều thứ hai trong nội tế bào, có một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể].

Tác dụng kháng acid dịch vị của thuốc phụ thuộc vào tốc độ hoà tan của dạng bào chế, tính phản ứng với acid, tác dụng sinh lý của cation, mức độ hoà tan trong nước, có hoặc không có thức ăn trong dạ dày. Magnesium hydroxide không hoà tan trong nước nhiều.

Vì tính hoà tan của magnesium hydroxide thấp, nên tất cả lượng magnesium hydroxide đã hoà tan trong nước sẽ phân ly. Do sự phân ly này hoàn toàn nên magnesium hydroxide được coi là một chất kiềm [base] mạnh. Magnesium hydroxide được hấp thụ chậm nên tác dụng trung hoà acid dịch vị kéo dài.

Riêng sự hiện diện thức ăn trong dạ dày cũng đã nâng pH dịch vị lên khoảng 5 trong khoảng 1 giờ và kéo dài tác dụng trung hoà acid của thuốc trong khoảng 2 giờ, pH > 4 ức chế hoạt tính trên protein của pepsin. Sự kiềm hoá các chất chứa trong dạ dày làm tăng nhu động dạ dày thông qua tác dụng của gastrin.

Muối magnesi còn làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột, kích thích giải phóng cholecystokin nên ngăn ruột hấp thu để giữ nước và điện giải, kích thích nhu động ruột. Chính vì tác dụng này nên muối magnesi thường được kết hợp với muối nhôm trong thuốc chống acid dịch vị để điều chỉnh nhu động ruột, làm giảm bớt táo bón gây ra do cation nhôm.

Thuốc bắt đầu tác dụng ngay khi đói, thuốc tác dụng kéo dài trong khoảng 30 ± 10 phút. Nếu uống vào bữa ăn, hoặc trong vòng 1 giờ sau khi ăn, tác dụng kéo dài trong khoảng 1 - 3 giờ.

Khoảng 30% magnesi được hấp thu. Magnesi ít hòa tan trong nước, hấp thu kém so với natri bicarbonate nên không sợ gây ra nhiễm kiềm.

Ở người có chức năng thận bình thường, tích lũy một lượng nhỏ magnesi không có ảnh hưởng, nhưng ở người có suy thận, cần phải thận trọng [làm tăng magnesi huyết].

Phân bố

Không có thông tin.

Chuyển hóa

Không có thông tin.

Thải trừ

Magnesi đào thải qua thận khi chức năng thận bình thường. Phần không được hấp thu thải qua phân.

Để giảm thiểu nguy cơ tương tác ảnh hưởng đến dược động học của các sản phẩm dùng đồng thời, các lần dùng thuốc nên cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ.

Muối magnesi làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc khác khi dùng đồng thời, bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển [captopril, enalapril và fosinapril], kháng khuẩn và thuốc kháng nấm [azithromycin, cefaclor, cefpodoxime, isoniazid, itraconazole, nitrofurantoin, rifampicin, tetracyclines, ketoconazole và nhóm quinolone].
  • Thuốc kháng virus [atazanavir, fosamprenavir, tipranavir].
  • Thuốc kháng histamine [fexofenadine].
  • Bisphosponates, corticosteroid [deflazacort]; digoxin, dipyridamole, diflunisal.
  • Thuốc chống động kinh [gabapentin và phenytoin].
  • Thuốc chữa lành vết loét [lansoprazole].
  • Evothyroxine, mycophenolate, các chế phẩm sắt, thuốc điều hòa lipid [rosuvastatin].
  • Thuốc chống loạn thần [sulpiride, phenothiazines], chloroquine, hydrochloroquine, proguanil và penicillamine.

Sử dụng đồng thời với natri polystyrene sulphonate có thể tạo ra nhiễm kiềm chuyển hóa. Nước tiểu có tính kiềm do một số thuốc kháng acid làm tăng bài tiết aspirin. Nên tránh dùng thuốc kháng acid với nilotinib.

Thuốc chống acid có thể làm giảm hấp thu acid mật.

Kiềm hóa nước tiểu thứ phát sau khi dùng magnesium hydroxide có thể làm thay đổi sự bài tiết của một số loại thuốc; do đó, tăng bài tiết salicylate đã được ghi nhận.

Magnesium hydroxide làm tăng hoặc giảm tốc độ và mức độ hấp thu các thuốc khác, khi dùng phối hợp, hoặc do làm thay đổi thời gian thuốc ở trong ống tiêu hóa, hoặc do có sự gắn kết với chúng. Magnesium hydroxide có khả năng gắn vào thuốc mạnh nhất.

Giảm tác dụng của tetracycline, digoxin, indomethacin, hoặc các muối sắt vì sự hấp thu của những thuốc này bị giảm.

Các thuốc bị tăng tác dụng khi dùng chung magnesi hydroxide: Amphetamine, quinidine [do chúng bị giảm thải trừ].

Tương kỵ thuốc

Magnesium hydroxide có tính kiềm nên có những tương kỵ của phản ứng kiềm.

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng [bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng] và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.

Tên thuốc: Magnesium hydroxide

Ngày cập nhật: 17/7/2021

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

  • Hỗn dịch uống biviantac bv pharma kháng acid, trị ăn không tiêu, đầy hơi [hộp 20 gói x 10ml]
  • Thuốc magnesium b6 tv.pharm giảm nôn mửa, khó chịu [hộp 10 vỉ x 10 viên]
  • Grangel shinpoong hộp 20 gói trị viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Onsmix suspension 789 huons trị trào ngược dạ dày [hộp 20 gói]
  • Thuốc lahm davi điều trị viêm loét dạ dày [20 gói x 15g]
  • Thuốc kremil-s united điều trị viêm dạ dày, loét tiêu hóa [hộp 100 viên]
  • Thuốc alumag-s agimexpharm điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng [hộp 20 gói]
  • Thuốc trimafort chống viêm loét, trào ngược dạ dày [hộp 20 gói]
  • Barudon gói
  • Thuốc osteomed tablets bổ sung khoáng chất [hộp 2 vỉ x 15 viên]
  • Thuốc trixlazi bổ sung calci, magnesi, kẽm
  • Thuốc gumas davi hộp 20 gói giảm ợ nóng, viêm thực quản
  • Thuốc chalme davipharm trị ợ nóng, viêm loét dạ dày thực quản [20 gói]
  • Viên nhai vilanta 10g pharimexco dịu triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng hộp 20 gói
  • Thuốc stomafar hộp 40 viên trị trung hòa acid dạ dày
  • Hỗn dịch uống glumarix mekophar trị thừa axit dạ dày, viêm loét tá tràng [20 gói]
  • Thuốc magnesi b6 470mg medipharco trị trường hợp thiếu magie
  • Thuốc siloxogene trị chứng tăng tiết acid dạ dày
  • Thuốc stomafar trị trung hòa acid dạ dày
  • Thuốc fumagate phương đông trị viêm loét dạ dày tá tràng [30 gói x 10g]
  • Thuốc magnesi b6 thành nam trị thiếu magnesi [hộp 5 vỉ x 10 viên]
  • Thuốc tritenols fort 800mg trị viêm loét dạ dày tá tràng [30 gói]
  • Thuốc remint-s fort 400mg điều trị đau dạ dày khapharco 100 viên
  • Thuốc simelox 10g pharmedic điều trị rối loạn tiêu hóa [hộp 10 gói]
  • Thuốc omagal suspension viêm loét dạ dày, tá tràng [20 gói x 10ml]
  • Thuốc moxydar 1500mg điều trị đau ở, thực quản, dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản [hộp 6 vỉ x 5 viên]
  • Thuốc hull điều trị trào ngược dạ dày, thực quản [hộp 30 gói]
  • Thuốc calcinol-rb trị tình trạng thiếu calci [hộp 100 viên]
  • Thuốc magnesi b6 s.pharm điều trị thiếu hụt magnesi [hộp 5 vỉ x 10 viên]
  • Thuốc magnesi b6 opc bổ sung magie, trị rối loạn chức năng [hộp 5 vỉ x 10 viên]
  • Thuốc suspengel 10g trị viêm loét dạ dày, tá tràng [hộp 20 gói]
  • Thuốc magnesi b6 vidipha bổ sung magnesi và vitamin b6 [hộp 10 vỉ x10 viên]
  • Thuốc dạ dày daewoongtrimafort trị tăng tiết acid dịch vị
  • Kremil gel united 30 gói x 20ml bạc hà
  • Magnesium b6 470mg cửu long [10 vỉ x 10 viên]
  • Thuốc magnesi b6 470mg dhg trị thiếu magnese [hộp 10 vỉ x 10 viên]
  • Thuốc varogel s shinpoong daewoo trị viêm loét dạ dày - tá tràng
  • Thuốc axcel eviline trị viêm loét dạ dày tá tràng [10vỉ x 10viên]
  • Thuốc magne-b6 domesco điều trị các trường hợp thiếu magnesi [hộp 5 vỉ x 10 viên]
  • Magne-b6 boston 10x10
  • Magnesi b6 cophavina 10x10 - viên bao đường
  • Mg-b6 meyer-bpc 5x10
  • Thuốc antilox an thiên trị viêm loét dạ dày, tá tràng [20 gói x 15g]
  • Viên sủi bicimax stella bổ sung vitamin và khoáng chất [hộp 10 viên]
  • Thuốc gastsus bv pharma giảm triệu chứng không tiêu, ợ nóng
  • Thuốc remint-s 200mg khapharco điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Wongel suspension 10ml
  • Zantagel susp js 20 gói x 10ml
  • Thuốc okochi davi bổ sung canxi, vitamin d3, magie và kẽm [3 vỉ x 10 viên]
Xem tất cả

Video liên quan

Chủ Đề