Vì sao nên yêu người châu âu

Vì sao nên yêu người châu âu

Nam giới gốc Á gặp khó khăn khi tìm kiếm nửa kia trên các ứng dụng hẹn hò ở Mỹ - Ảnh: Huffington Post

Lee Doud, một nhà sản xuất kiêm diễn viên có hai dòng máu Latin và châu Á, thường phải đối mặt với những lời chế giễu liên quan đến nguồn gốc Trung Quốc, ngay cả khi hẹn hò. Anh cho biết, gốc Latin được coi là quyến rũ và hấp dẫn, nhưng đột nhiên anh lại bị xem là không đáng để mắt khi bạn hẹn biết anh là người Mỹ gốc Á.

Chuyện của Doud không phải là cá biệt trong những nam giới độc thân mang dòng máu châu Á ở Mỹ. Những định kiến và hình ảnh trên truyền hình khiến họ gặp bất lợi trong việc hẹn hò. Trong khi phụ nữ châu Á được coi là có sức hấp dẫn lớn, nam giới lại bị phân biệt và gặp nhiều khó khăn hơn.

Theo khảo sát của ứng dụng OkCupit, nam giới châu Á ít được yêu thích hơn những người có chủng tộc khác. Trong nghiên cứu về hẹn hò chớp nhoáng ở đại học Columbia, nhóm các chàng trai châu Á khó có cuộc hẹn thứ hai nhất. Trong năm 2018, nhiều "hồ sơ" có dòng chữ "Xin lỗi, không hẹn hò với người châu Á".

Theo chuyên gia tâm lý Nicole Hsiang, các khách hàng của cô - người Mỹ gốc Á thế hệ thứ 2 và thứ 3 - thường xuyên tự hỏi rằng mình có "đủ tốt" trong lúc hẹn hò hay không.

Vì sao nên yêu người châu âu

Kreidet thường được khen: "Anh là người châu Á mà đẹp trai thế" - Ảnh: Huffington Post

Cô cho biết: "Bị từ chối hẹn hò có thể gây tổn thương, vì điều đó khẳng định những niềm tin bắt rễ sâu trong họ về độ nam tính và hấp dẫn tình dục. Nhiều nam giới châu Á lớn lên trong môi trường chủ yếu là người da trắng nói với tôi rằng, họ nghĩ mình thiếu hấp dẫn so với những hình mẫu nam tính da trắng".

Ngay cả các nam người mẫu cũng không gặp may hơn. Người mẫu kiêm huấn luyện viên thể hình Kevin Kreidet, một người Mỹ gốc Hàn được bố mẹ người Ireland - Đức nhận nuôi, thất vọng vì trải nghiệm trên Tinder đến mức ngưng dùng ứng dụng này.

Anh thấy tự ti, vì dù đã hạ tiêu chuẩn tìm kiếm, vẫn ít người hứng thú với mình, trong khi các chàng trai da trắng dễ dàng hẹn hò với những cô gái ưa nhìn và có học thức.

Vấn đề này bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc bắt rễ sâu xa trong nước Mỹ. Ngày nay, người Mỹ gốc Á bị gắn với hình tượng những con mọt sách "giỏi công nghệ, dễ lệ thuộc". Ngoài ra, các hình tượng trên truyền hình, từ phim ảnh tới ca nhạc, thường mô tả họ hoặc là giỏi võ, hoặc là thiếu nam tính theo chuẩn phương Tây.

Doud nói: "Trong sâu thẳm, tôi vẫn sợ rằng dù một người có cố gắng chống lại định kiến đến mức nào, những hình ảnh và ý tưởng đó đã thâm nhập quá sâu vào văn hóa của chúng ta, đến mức việc lên tiếng hay đấu tranh không còn tác dụng. Chúng ta cần có thêm nhận thức và giáo dục".

Khi Kreider ngừng sử dụng các ứng dụng hẹn hò, chuyển sang tìm kiếm một nửa trong đời thực, anh bắt đầu gặp những phụ nữ phù hợp và cũng có cảm tình với anh.

Kreider cho biết: "Tôi học được rằng bạn phải trân trọng gốc gác châu Á của mình. Nếu bạn không trân trọng và yêu điều đó, sao có thể mong đợi người khác làm điều tương tự? Chúng ta bị thu hút vào những đặc điểm tương đồng hay mong muốn trở thành.

Do đó, nếu bạn tiêu cực và thù ghét, bạn sẽ chỉ thu hút những điều đó, và chúng sẽ trở thành cuộc sống của bạn. Sự tiêu cực và thù ghét sẽ chỉ đầu độc bạn mà thôi".

Vì sao nên yêu người châu âu
Ba cách tốt nhất để vượt qua đau khổ khi chia tay

HẢI ĐĂNG (Theo Huffington Post)

Vì sao nên yêu người châu âu

7% người trưởng thành ở châu Âu cảm thấy cô đơn, đa số là người lớn tuổi - Ảnh: thelegacyseniorcommunities.org

Mọi lứa tuổi đều cảm thấy cô đơn

Cô đơn là cảm giác chủ quan của mỗi người, khác nhau giữa các nhóm tuổi và quốc gia. Theo một báo cáo của Uỷ ban châu Âu (EC) năm 2017, đây là vấn đề ảnh hưởng đến 7% người trưởng thành ở châu Âu. Hơn 75 triệu người ở lục địa già trưởng thành chỉ gặp bạn bè và người thân tối đa một lần/tháng và khoảng 30 triệu trong số đó thường xuyên thấy cô đơn.

Cô đơn ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi nhưng người già là những người cảm thấy xa cách với xã hội nhiều hơn các nhóm khác vì khi về hưu, không đi làm, người lớn tuổi bị mất đi một mạng lưới bạn bè lớn.

Theo hội từ thiện có tên Age UK ở Anh, có 1,4 triệu người trên 50 tuổi ở Anh cho biết họ thường xuyên cảm thấy cô đơn.

Các chuyên gia cho rằng tỉ lệ người già cảm thấy cô đơn không thay đổi nhưng con số thì cao hơn vì giờ đây chúng ta sống thọ hơn và họ thường ít khi liên lạc với người khác. Con cái trưởng thành sống xa gia đình vì vậy người lớn tuổi cũng không thường xuyên liên hệ với con mình.

Trong khi đó, một nghiên cứu ở Đức lại cảnh báo trong khi chúng ta thường mặc định người già là cô đơn thì nam thanh niên là đối tượng cô đơn nhất và tình trạng tương tự đang tăng lên với phụ nữ trẻ.

Vì sao nên yêu người châu âu

Nghiên cứu ở Đức cảnh báo: nam thanh niên là đối tượng cô đơn nhất - Ảnh: Euronews

Sức khỏe kém, hoàn cảnh kinh tế không như ý, sống một mình liên quan đến cảm giác cô đơn nhiều hơn. Tuy nhiên, trên kênh Euronews, các nhà nghiên cứu cho rằng những tác nhân ảnh hưởng quan trọng như tính cách và khả năng kết nối với người khác cũng quyết định mức độ cô đơn. 

Xã hội chúng ta đang thay đổi - những cách thức truyền thống giúp kết nối với người khác như đi nhà thờ, đến trung tâm học tập cộng đồng đang mai một. Ngoài ra, cô đơn còn do sự phân hóa trong xã hội giữa những người đi làm, có tiền và những người không được như vậy.

Robin Hewings, giám đốc chiến dịch vận động Chấm dứt cô đơn ở châu Âu, cho biết nguy cơ lớn nhất với sự cô đơn chính là ở những cột mốc thay đổi trong cuộc đời như bắt đầu xa nhà để đi học hoặc đi làm, đặc biệt là với người trẻ vì khi đó, mạng lưới bạn bè của họ cũng thay đổi liên tục. Tiếp theo là lúc kết hôn và có con và lúc về hưu.

Ngoài sự thay đổi trong đời sống, công nghệ mới cũng được cho là góp phần làm tăng thêm sự cô đơn. Việc khoe những gì đẹp nhất của mình lên mạng xã hội thật ra là một nguy cơ khiến chúng ta thấy cô hơn mặc dù dĩ nhiên, mạng xã hội rất hữu ích để chúng ta kết nối với nhau. 

Công bằng mà nói, 60 năm trước, nếu có con đi du học ở Mỹ, tình huống đó giống như là tạm biệt một người mãi mãi. Nhưng giờ đây, các vị phụ huynh có thể trò chuyện với con cái đi du học xa rất dễ dàng.

Sáng kiến chống cô đơn

Năm 2013, Hà Lan chấn động trước tin một phụ nữ 74 tuổi chết cô đơn trong nhà suốt 10 năm mà không ai hay biết cho đến khi một công nhân làm đường thấy có thư chất đống sau cổng nhà bà nên nghi ngờ và báo cảnh sát. 

Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge cho biết sự việc này gây sốc với ông và khiến ông quyết tâm hành động chống lại sự cô đơn để bảo vệ người Hà Lan.

Vì sao nên yêu người châu âu

Giao tiếp xã hội theo cách truyền thống như viết thư, gặp gỡ, trò chuyện giúp người lớn tuổi bớt cô đơn - Ảnh: staysafe.support

Thống kê cho thấy hơn 700.000 người trên 75 tuổi ở Hà Lan cảm thấy cô đơn và nếu không can thiệp, con số này sẽ tăng lên 1 triệu vào năm 2030.

Cách đây 2 năm, chính phủ Hà Lan đã đầu tư 26 triệu euro để khẩn cấp giải quyết vấn nạn cô đơn cấp quốc gia này. Hà Lan khuyến khích những sáng kiến từ cộng đồng. Một trong những sáng kiến ​​nổi tiếng nhất là ở Amsterdam, sinh viên được thuê chỗ ở giá rẻ hơn nếu họ đến sống và trò chuyện với người lớn tuổi.

Một số cộng đồng kêu gọi viết thư cho người trên 75 tuổi và lần lượt ghé thăm nhà trò chuyện với họ mỗi năm. Các siêu thị có sáng kiến 'vừa trả tiền vừa tám chuyện' dành cho các cụ già, người người xem các chuyến đi mua rau quả là dịp gặp gỡ cộng đồng và không vội về nhà. Các công ty tập huấn nhân viên cách phát hiện các dấu hiệu cô đơn ở khách hàng của họ.

Những dịp lễ lớn như Giáng sinh, năm mới là dịp sum họp với gia đình bạn bè và chúng ta quan tâm nhau hơn nhưng hãy nhớ cô đơn xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm, kênh Euronews kêu gọi.

Vì sao nên yêu người châu âu
Khoa học phát hiện 3 độ tuổi con người dễ cảm thấy cô đơn

HỒNG VÂN