Vì sao Tản Đà Muốn làm thằng Cuội


Tản Đà [1889-1939]

  • Tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu
  • Quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây [nay là huyện Ba Vì, Hà Nội]
  • Xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó ông chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ và sớm nổi tiếng, đặc biệt vào những năm 20 của thế kỉ XX.
  • Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. Có thể xem thơ của ông như gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.
  • Ngoài thơ, Tản Đà còn viết văn xuôi. Ông nổi tiếng bởi những bài tản văn, tùy bút, tự truyện, những thiên du kí viễn tưởng đặc sắc.
  • Những tác phẩm chính: Khối tình con I, II [thơ, 1917]; Giấc mộng con I [tiểu thuyết, 1917]; Thề non nước [tiểu thuyết, 1920]; Giấc mộng con II [du kí, 1932]; Giấc mộng lớn [tự truyện, 1932]...
  • Những đánh giá, nhận xét về Tản Đà:

              - Hoài Thanh Hoài Chân đã dành tặng cho Tản Đà lời khen danh giá nhất, gọi ông là "con người của hai thế kỉ" trong Thi nhân Việt Nam: “Anh em ở đây, tuy người sau kẻ trước, nhưng ai nấy đều là con đầu lòng của thế kỷ hai mươi. Trên hội Tao đàn, chỉ tên sinh là người của hai thế kỷ. Tiên sinh sẽ đại biểu cho một lớp người để chứng giám công việc lớp người kế tiếp. Ở địa vị ấy còn có ai xứng đáng hơn tiên sinh...”

              - “Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suý, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?" [Nguyễn Tuân]

              - “Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái tôi" [Xuân Diệu]

Tác phẩm

Xuất xứ

Bài thơ Muốn làm thằng Cuội nằm trong quyển Khối tình con I, xuất bản năm 1917 

Thể thơ

Thất ngôn bát cú Đường luật

Chủ đề

Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa; muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.

Bố cục

Bài thơ được chia làm 4 phần: đề - thực - luận - kết

NỘI DUNG [edit]

1. Hai câu đề

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi

  • Câu thơ thứ nhất: Là lời tâm sự của tác giả với chị Hằng trong một đêm thu

- Là kiểu câu cảm thán, như là một tiếng than, tiếng kêu của nỗi lòng

- Tiếng gọi thân mật, mạnh bạo và mới mẻ so với thơ văn đương thời: "chị Hằng ơi", xưng là "em" [ở câu thơ thứ 2]

- Hai chữ "buồn lắm" cho thấy nỗi lòng của tác giả đang chất chứa nỗi sầu da diết. Nỗi sầu đó là cộng hưởng nỗi buồn đêm thu và nỗi chán đời. Nỗi buồn đêm thu là cái thường tình của thi sĩ, nỗi chán đời trước sự bất hòa sâu sắc với xã hội thực dân phong kiến đầy rẫy những chuyện xấu xa, nhơ bẩn, hỗn tạp, xô bồ, bon chen.

  • Câu thơ thứ hai: là lời giải thích rất rõ cho việc vì sao ông lại muốn tâm sự với chị Hằng

- Trần thế: là cõi đời, song không chỉ là cõi đời thông thường mà là cõi đời bụi bặm, đối lập với cõi tiên sung sướng, êm đềm.

- Ý cả câu:

    + Trần thế không còn hấp dẫn nên chán trần thế bởi xã hội ông sống là xã hội thực dân phong kiến "gió gió mưa mưa", bản thân nhà thơ thì cô đơn, bế tắc, long đong. Là một con người lãng mạn, tài hoa, phóng túng, ông không bằng lòng với cuộc sống đó.

    + Tác giả có ý muốn lên tiên.

2. Hai câu thực

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi

  • Câu 3 là lời thăm dò của tác giả khi muốn được lên cung trăng [sử dụng dạng câu nghi vấn].
  • Câu 4 là lời đề nghị của tác giả muốn được chị nhắc cành đa cho lên chơi.

3. Hai câu luận

Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió, cùng mây thế mới vui

  • Trên cõi tiên có bầu có bạn mới nên không còn buồn tủi nữa mà dâng lên niềm vui mới. Đó là niềm vui được tri âm cùng gió mây, cùng chị Hằng, thằng Cuội, xa cách hẳn cõi trần bụi bặm bon chen.
  • Đây cũng lại là một cách nói ngông của nhà thơ. Ông rất tự tin, coi rằng mình lên cung trăng sẽ làm cho chị Hằng không còn lẻ loi, không bị buồn tủi. Thực chất là ông vẫn buồn, vẫn tủi, chẳng mấy khi vui. Khó có thể làm bạn với người dưới trần thế thì đành bạn với trăng, với mây, với gió trong mơ, trong chốc lát.

4. Hai câu kết

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười

  • Đây là một hình ảnh thuần tưởng tượng nhưng rất kì thú, thể hiện cao độ hồn thơ ngông, lãng mạn của Tản Đà: đêm rằm Trung thu tháng tám, được làm chú Cuội, biến thành thằng Cuội để tựa vai chị Hằng [một cử chỉ thân mặt, suồng sã], nhìn xuống thế gian mà cười.
  • Cái cười có thể có nhiều ý nghĩa:

            -Thứ nhất, cười vì lúc này, Tản Đà đã cảm thấy vui, được thỏa mãn ước mơ, được rời bỏ một nơi chán ngán là Trái Đất, thoát được cõi thế gian đáng buồn, đáng chán, được sống trên mặt trăng với người đẹp là chị Hằng, được sống tự do tự tại cùng thiên nhiên khoáng đạt, rất vừa ý, thoả nguyện mơ ước. \[ \rightarrow \] Nụ cười hài lòng, sung sướng vừa hóm hỉnh vừa ngây thơ vừa siêu thoát lãng mạn vừa thấm đẫm hồn thơ nghệ sĩ rất ngông ngạo.

            - Thứ hai, cười vì nhà thơ thấy chốn trần thế đáng buồn đã bị ông rời bỏ, chỉ còn là một cõi nhân gian nhỏ bé, nó vẫn diễn ra những chuyện nhố nhăng, xấu xa, buồn chán mà nhà thơ đã nhìn thấy từ trên cao. Tản Đà cười những con người tầm thường, lố lăng đang chạy chọt lăng xăng, rối rít ở dưới cõi trần ấy. Tiếng cười như một sự mỉa mai, khinh thường chốn trần thế ấy, là tiếng cười quen thuộc của các nhà nho – nhà thơ ưu thời mẫn thế ở xứ này những năm đầu thế kỉ XX.

→ Cả bài thơ thể hiện cái ngông của Tản Đà: bản lĩnh của một con người có cá tính mạnh mẽ, không chịu ép mình trong khuôn khổ lễ giáo xã hội, bất hòa với chính xã hội đó nên ngông ngênh ngạo mạn để chống đối lại nó.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Cảm xúc lãng mạn: mong muốn thoát li trần thế, bộc lộ khát vọng riêng tư
  • Trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú; nguồn cảm xúc dồi dào
  • Ngôn ngữ, lời thơ giản dị trong sáng, tự nhiên
  • Giọng điệu khi than thở, khi thăm dò, khi cầu xin, khi đắc ý làm cho bài thơ vui, linh hoạt
  • Bài thơ vẫn tuân theo chỉnh tề niêm, đối luật của thơ Đường nhưng lời thơ phóng túng, thoải mái, tự do. Lời thơ được cấu tạo như lời nói, yếu tố khẩu ngữ nổi bật, câu thơ tự nhiên như lời nói miệng buột ra, không mang sự sắp xếp, đẽo gọt cho thấy những tìm tòi đổi mới thể thơ cổ điển của tác giả.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 8. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 8 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 8 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 8 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 8, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề