Vì sao thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai

Thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai với cớ Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh, ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.

Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh

Đáp án đúng D.

Thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai với cớ Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh, ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích, ngày 25 – 4 – 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành, không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.

Ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.

Ngày 25 – 4 – 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

Triều đình Huế vội cầu cứu nhà Thanh, cử người ta Hà Nội thương thuyết với Pháp; ra lệnh quân ta phải rút lên mạn ngược => quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi.

Pháp nhanh chóng chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì.

Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc.

Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của quân Pháp.

Ngày 19 – 5 – 1883, quân ta giành thắng lợi lớn trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết tại trận.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp hi vọng chúng sẽ rút quân.

Chiều 18 – 8 – 1883, Pháp bắt đầu tiến công vào Thuận An, đến ngày 20 – 8, Pháp đổ bộ lên khu vực này.

Ngày 25 – 8 – 1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng [thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì]

Nội dung Hiệp ước Hác – măng: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí. Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì. Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.

  • Câu 2: Em hãy cho biết trong giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX triều đình nhà Nguyễn đã kí với pháp những hiệp ước nào? Từ việc triều đình nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp, em rút ra bài học gì trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc hiện nay ? 

    Câu 3. Trình bày những điểm chính của Hiệp ước Hác-măng [1883]? Tại sao Pháp kí tiếp với Triều đình hiệp ước Pa-tơ-nốt [1884]?

    25/05/2022 |   0 Trả lời

Bạn đang tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi ” vì sao thực dân pháp đem quân tấn công hà nội lần thứ hai ” chúng tôi THPT Chuyên Lam Sơn xin gửi đến các bạn câu hỏi chính xác như sau :

Nguyên nhân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai 

=> Sau cuộc đánh chiếm Bắc kỳ lần 1 năm 1873. Tháng 4 năm 1882 Pháp lại nổ súng tấn công thành Hà Nội.

Trả lời

Nguyên nhân của việc Pháp đánh Bắc kỳ lần 2 là:

Lý do 1. Sau khi thiết lập được quyền bảo hộ ở Nam kỳ, chính quyền bảo hộ Pháp đã bắt đầu ổn định. Trong khi đó tại Châu âu, chủ nghĩa tư bản phát triển có xu hướng mở rộng thị trường và tìm nguồn tài nguyên từ các thuộc địa. Nước Anh là một điển hình trong việc xâm chiếm các thuộc địa giai đoạn này. Trước sự suy yếu của triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp đã quay lãi Bắc kỳ để mở rộng thuộc địa, đề phòng các nước thực dân khác can dự vào nước ta.

Lý do 2. Bắc kì là vùng có nhiều tài nguyên và nhân lực, lại tiếp giáp gần với Trung Quốc một đất nước rộng lớn mà nhiều cường quốc thực dân muốn khai thác.

Lý do 3. Pháp lấy cớ do thành phố Hà Nội do tổng đốc Hoàng Diệu phòng thủ quá cẩn mật có ý gây chiến với quân đội Pháp. Đòi quân ta phải rút ra ngoài thành, phá bỏ các công sự và cho quân Pháp vào kiểm tra, những đồi hỏi vô lý của pháp không được thực hiện nên Pháp nổ súng tấn công Hà Nội.

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào ?

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:

– Âm mưu của Pháp : vu cho triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, ngăn cản việc đi lại của người Pháp trên sông Hồng, dao thiệp với nhà Thanh. Đây là cớ để thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai.

– Ngày 25 – 4 – 1882. quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm ra các tỉnh thuộc Bắc Kì.

Tóm tắt mục II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882-1884

II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882-1884

1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai [1882 - 1883]

* Nguyên nhân:

- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

* Thủ đoạn:

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

* Hành động xâm lược

- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

Henri Rivie

2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến

- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.

- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:

+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.

+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai [19/05/1883], giết chết Ri-vi-e.

Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.

ND chính

- Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai [1882 - 1883]: nguyên nhân, thủ đoạn, hành động xâm lược.

- Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến.

Sơ đồ tư duy Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882-1884

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Video liên quan