Vì sao trình dược viên cần phải có kỹ năng bán hàng tốt

1. Kỹ năng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm

Y tế là một lĩnh vực “động”, các sản phẩm và kỹ thuật mới đang được nghiên cứu và đổi mới mỗi ngày. Do đó, Dược sĩ cần không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, cập nhật và tiếp thu thông tin mới mỗi ngày, không ngừng đề xuất những ý kiến mới cho sự phát triển sản phẩm và công ty.

Biết phân tích điểm mạnh, điểm yếu cảu mình để có thể khắc phục những điểm yếu, tận dụng những điểm mạnh của bản thân để có thể diễn đạt, trình bày và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản để bạn có thể trở thành được một Trình dược viên chuyên nghiệp.

10 kỹ năng để trở thành một trình dược viên bán hàng chuyên nghiệp

[3 votes, average: 3,67 out of 5]

Loading...

in Trình dược viên Tháng Mười 5, 2016

Để trở thành một Trình dược viên bán hàng chuyên nghiệp thì bạn cần phải có những điều kiện, kĩ năng và tố chất cần thiết sau đây:

  • Vất vả nghề Trình dược viên
  • Có nên làm Trình dược viên sau khi tốt nghiệp ngành Dược loại giỏi

Trình dược viên là những người bán thuốc hay là kinh doanh thuốc, họ giới thiệu thuốc đến những quầy thuốc, nhà thuốc, bệnh viện và bác sĩ. Họ hướng dẫn cho những bác sĩ, dược sĩ cách sử dụng và tác dụng của các loại thuốc Tân dược mới trên thị trường.

Kỹ năng bán hàng cho trình dược viên mới bước vào nghề

Trình dược viên [TDV] giới thiêu thuốc của công ty với bác sĩ.

Chắc đây sẽ là câu hỏi khiến cho bạn và nhiều người nữa cũng đang thắc mắc, không biết công việc chính mà họ sẽ phải làm những gì? Không cần phải trăn trở về những điều đó nữa, bạn sẽ được giải đáp câu hỏi này ngay trong phần viết dưới đây thôi.

Trên lý thuyết thì người trình dược viên chính là người kết nối nơi sản xuất thuốc và các hiệu thuốc, người bệnh có được sử dụng thuốc tốt hay không chính là nhờ vào công việc của bạn. Về cơ bản thì người trình dược viên sẽ là người tư vấn bán và hướng dẫn sử dụng thuốc, công việc cụ thể của người trình dược viên là:

  • Giới thiệu thuốc mới của các công ty sản xuất thuốc đến nơi phân phối: Các hiệu thuốc, phòng khám,…được phân công làm việc.
  • Nhạy bén và thường xuyên theo dõi thị trường và thông tin khách hàng tốt.
  • Biết cách xây dựng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
  • Lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch bán hàng đối với sản phẩm thuốc để đem lại hiệu quả cao nhất.
  • Thực hiện tìm kiếm thông tin và thị trường mới trong việc cung cấp sản phẩm thuốc, nhằm mở rộng thị trường ra bên ngoài nhiều hơn.
  • Thông báo và triển khai đầy đủ các chương trình thuốc đối với khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng tốt để nâng cao doanh số bán hàng.
  • Khảo sát thị trường phân phối thuốc.
  • Báo cáo kế hoạch và gửi về công ty theo định kỳ.

Ngoài ra, trình dược viên phải thực hiện rất nhiều công việc khác nữa, như vậy bạn cũng đủ thấy công việc của một trình dược viên vất vả như thế nào rồi đúng không? Với khối lượng công việc nhiều như vậy thì chắc chắn trình dược viên sẽ gặp không ít những áp lực, khó khăn và thử thách trong công việc.

Để trở thành trình dược viên [TDV] giỏi thì bạn cần phải đáp ứng yêu cầu gì?

Với mỗi một công việc hay một ngành nghề khác nhau thì bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định đối với công việc đó, chẳng hạn như bạn làm công việc của nhân viên tư vấn tổng đài thì bạn cần phải có một giọng nói chuẩn, không nói tiếng địa phương, còn đối với công việc của trình dược viên thì bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Những kỹ năng cần thiết đối với một trình dược viên [TDV] thì bạn phải đáp ứng được, trước tiên bạn cần phải đáp ứng những kiến thức cơ bản về chuyên môn. Sau đó khi vào các doanh nghiệp làm thì sẽ được học và đào tạo những kiến thức cơ bản cho công việc, tuy nhiên trong quá trình làm việc thì bạn cũng cần phải tự tích lũy những kinh nghiệm và kiến thức cho mình.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp đối với công việc và cuộc sống là vô cùng cần thiết với chúng ta, nếu như kỹ năng giao tiếp của bạn thật sự tốt thì nó sẽ giúp cho công việc thực hiện một cách đơn giản và nhanh chóng hơn. Đặc biệt với công việc của người trình dược viên thì họ lại càng cần có kỹ năng giao tiếp vì họ chính là những người thường xuyên giao tiếp với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho quá trình của họ được thuận lợi, dễ thuyết phục khách hàng. Người xưa có câu “mồm miệng đỡ chân tay” đúng với ngày xưa và đúng với cả người trình dược viên nữa.

Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp chính là một trong những kỹ năng mềm mà tất cả chúng ta ai cũng nên có, vì không những cần thiết cho công việc của mình mà nhà tuyển dụng hiện nay đều muốn nhìn thấy ở các ứng viên có kỹ năng mềm này.

Kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Kỹ năng giao tiếp với bác sĩ, chủ quầy thuốc nhà thuốc.

Đối với trình dược viên, công việc gần như là tiếp thị sản phẩm đến khách hàng, và người đem về doanh thu lợi nhuận cho chính họ hàng tháng là khách hàng của mình. Kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng không tự nhiên mà sinh ra. Nó sẽ được chính người làm thực hiện và học hỏi điều đó thông qua việc giao tiếp và làm việc với khách hàng. Kỹ năng này sẽ vô cùng có lợi, vì khách hàng không phải chỉ mua một lần rồi thôi mà họ sẽ mua nhiều lần và có thể trở thành khách thân quen của bạn hay không là nhờ vào kỹ năng này.

Để xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng là điều không phải ai cũng làm được. Nó xuất phát từ chính sự thật lòng và tin tưởng mà khách hàng dành cho bạn, chính vì thế ấn tượng đầu tiên và chăm sóc quan tâm đến nhu cầu khách hàng là rất quan trọng.

Thuyết phục khách hàng

Bạn có biết kỹ năng này là vô cùng cần thiết đối với tất cả trình dược viên. Nhiều khi khách hàng sẽ có những câu hỏi, những sự thắc mắc và so sánh thuốc của bạn và của đơn vị khác, thì bạn phải làm thế nào để có thể thuyết phục khách hàng từ không có nhu cầu mua thành có nhu cầu mua. Đó mới chính là sự thành công trong công việc.

Để thuyết phục được khách hàng thì bạn cần phải hiểu biết về sản phẩm mình bán, có khả năng nói trau chuốt, không nói ngọng và nói giọng địa phương, bên cạnh đó còn phải biết “nhấn nhá” làm sao để cho cuộc nói chuyện giữa bạn và khách hàng trở nên “sinh động” và bị thuyết phục hoàn toàn.

Bạn có biết bao nhiêu triệu con người làm theo lời nói của một học giả hay một nhà diễn thuyết gia nào đó hay không? Bạn có biết bao nhiêu triệu con người đang làm theo lời khuyên ngủ đúng giờ của một ai đó hay không? Là vì họ nói có khả năng thuyết phục cao, tạo được sự tin tưởng tuyệt đối mà người khách dành cho mình.

Kỹ năng tìm kiếm thông tin khách hàng.

Kỹ năng tìm kiếm và thông tin khách hàng khá quan trọng, người trình dược viên luôn luôn phải tìm kiếm và mở rộng thị trường khách hàng, có như vậy thì hoa hồng và doanh số mà họ nhận được hàng tháng mới ổn. Đối với việc tìm kiếm thông tin khách hàng rất quan trọng, bạn cần phải khéo léo trong việc tìm kiếm, lựa chọn và phân luồng khách hàng. Xem khách hàng nào là tiềm năng để tiếp cận trước và khách hàng nào mới chỉ đang có nhu cầu thì sẽ tìm cách thuyết phục sau.

Với kỹ năng này, người trình dược viên cần phải tạo mối quan hệ khách hàng tốt để dựa vào đó là nguồn thông tin chính. Không những thế mà bạn cần phải thành thạo tin học để phục vụ cuộc tìm kiếm của mình thuận lợi hơn.

Kỹ năng chốt call, chốt đơn.

Hay còn gọi là kỹ thuật kết thúc buổi nói chuyện, tư vấn khách hàng. Khi kết thúc buổi nói chuyện hay tư vấn khách hàng,cho dù họ có mua hay không mua sản phẩm của bạn thì bạn cũng cần phải nhớ những điều sau đây: Giới thiệu lại tên, và đơn vị làm việc thêm một lần nữa, cung cấp số điện thoại và địa chỉ liên lạc cho khách hàng và xin số điện thoại thông tin của họ. Khi bạn cung cấp thông tin của mình cho khách hàng, chính là để tạo niềm tin và nếu khi khách hàng có nhu cầu thì họ sẽ có cách liên lạc với bạn. Và khi bạn xin thông tin ngược lại họ là để phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng của mình tốt hơn.

Sự kiên trì.

Thường xuyên đi lại, trời nắng cũng như trời mưa, bạn vẫn phải hàng ngày làm công việc này. Bán hàng không phải lúc nào cũng được, có khi sẽ chẳng bán được gì, nhưng có khi bạn sẽ bán được nhiều. Chắc chắn bạn còn nhớ câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim”, nếu thử đặt nó vào trong công việc của bạn thì liệu có đúng hay không? Nó vẫn sẽ đúng nếu như bạn kiên trì với công việc, sự kiên trì sẽ tạo được niềm tin tuyệt đối với khách hàng. Và kiên trì chính là không từ bỏ công việc cho dù có khó khăn như thế nào đi chăng nữa.

Trên đây chính là một trong những kỹ năng mà người trình dược viên cần phải đáp ứng được, tuy nhiên để được thành công thì không chỉ có những kỹ năng như vậy. Mà nó sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng, yêu cầu tích hợp từ người trình dược viên như khả năng đọc tên thuốc tiếng anh, khả năng tin học, trình độ chuyên môn,…nói chung với công việc này đòi hỏi bạn phải giống như một “chiếc máy đa năng” với mọi chế độ đều phải có. Như vậy thì bạn thật sự mới có thể thăng hoa trong công việc.

Để trở thành trình dược viên có cần tố chất nào không?

13/11/2021 14:30

Khi nói đến việc làm ngành y dược, đa số mọi người đều nghĩ về các y bác sĩ, dược sĩ. Tuy nhiên, vẫn có những công việc khác mà không cần trình độ chuyên môn cao nhưng lại có thu nhập tốt, điển hình là nghề trình dược viên. Dĩ nhiên, để làm trình dược viên thì bạn sẽ cần đến một số kỹ năng, tố chất nhất định.

Từ khoảng gần chục năm trước, trình dược viên bắt đầu trở thành một nghề rất hot, thu hút vô số người trẻ - đa số là những bạn năng động, giỏi kinh doanh và thích làm việc trong lĩnh vực y dược. Dù vậy thì kể cả cho đến hiện tại, vẫn còn khá nhiều người mơ hồ về vai trò này, không rõ thực chất thì trình dược viên làm gì và nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những kỹ năng, tố chất thế nào ở một trình dược viên xuất sắc.

Việc làm Trình Dược Viên

Làm thế nào để trở thành trình dược viên chuyên nghiệp?

Các bước khi đi trình OTC gồm có:

1. Chuẩn bị.

§ Trước khi đi trình dược cho nhà thuốc thì bản thân người trình dược viên phải có kiến thức đầy đủ và chắc chắn về sản phẩm mà mình muốn bán. Công dụng của thuốc thì không nhất thiết phải nắm rõ toàn bộ nhưng phải nắm rõ về công dụng riêng của từng sản phẩm, và cần tập trung vào điểm khác biệt đó để phân biệt sản phẩm của công ty mình với các công ty khác trên thị trường. Từ đó xây dựng lên một nhóm đối tượng chuyên biệt sử dụng sản phẩm. Có thể dẫn dắt khách hàng bằng các câu chuyện, câu chuyện có thể do sưu tầm được, do tích luỹ khi đi làm trình, câu chuyện của người khác…

§ Bán hàng chính là bán sự khác biệt, tập trung chủ yếu khai thác đặc tính khác biệt của sản phẩm công ty mình. Từ đó phân tích ra lợi ích cho người tiêu dùng và lợi ích & lợi nhuận cho nhà thuốc.

§ Ngoài nguồn lợi nhuận cơ bản mà nhà thuốc nhận được khi mua hàng thì cũng nên cung cấp những quyền lợi gia tăng khác như chương trình khuyến mãi, chính sách giao hàng tận nơi, hoá đơn đầy đủ, cam kết hàng bán điểm, đượcđộc quyền bán ra…

§ Nên cung cấp cho khách hàng về lợi nhuận tối thiểu-tối đa bán ra[áng chừngkhông cần quá chính xác]. Áp dụng quy tắc nhân thay vì nói: “Nếu chị bán mộthộp Avita sẽ thu được 70 k tiền lời thì có thể áng chừng một tháng nhà thuốcbán được 30 hộp và nói nếu chị bán sản phẩm Avita này thì một tháng có thểthu được lợi nhuận hơn 2tr “

§ Để tránh nhà thuốc phàn nàn giá cao thì nên chia nhỏ giá theo vỉ, theo viên,cũng có thể theo ngày cho thuận tiện và dễ hiểu. Khi đó sẽ giảm áp lực về giáđối với khách hàng.

§ Phân tích về chương trình khuyến mãi và luôn nói rằng:”Hiện nay bên em đangcó chương trình khuyến mãi rất sâu anh ạ”

§ Cần xác định cụ thể xem chiến lược bán hàng là bán phủ hay là đặt điểm. Tuỳtừng giai đoạn mà có các sản phẩm chiến lược khác nhau.

§ Chuẩn bị kiến thức thêm để tư vấn cho chủ nhà thuốc hay nhân viên bán hàngkhi cần thiết. Cũng là cách để tạo mối quan hệ với khác hàng. VD: ”HàngFuromi ngâm chân bên em khi phôi hợp với các thuốc điều trị viêm, sưng, đaucác khớp thì tăng hiệu quả lên rất nhiều, có thể tăng hiệu quả lên đến hai balần’

§ Phối hợp, giúp đỡ các nhà thuốc về cách bán hàng, cách tư vấn, đối tượng nàonên tập trung tư vấn nhằm đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng.

§ Bộ sales kit cần chuẩn bị trước khi đi trình nhà thuốc: tờ rơi, catalog, hàngmẫu, danh mục sản phẩm, chương trình khuyến mãi.

§ Phải biết rõ mục đích khi đi trình bao gồm:

· Bán hàng

· Xây dựng mối quan hệ

· Gặp khách hàng nhiều lần để KH nhớ và để ý đến mình hơn.

· Tìm hiểu thong tin khách hàng.

· Chăm sóc khách hàng

2. Tìm kiếm và lựa chọn.

§ Đánh giá sơ bộ các nhà thuốc trên địa bàn sau đó chọn ra những nhà thuốc cótiềm năng, tiếp theo là bắt đầu tiếp cận và bán hàng. VD: “Trên toàn bộ đườngBạch Đằng có khoảng 25 nhà thuốc thì chỉ nên chọn ra 3-4 nhà thuốc có tiềmnăng để vào hàng, phải đảm bảo tiêu chí hàng đặt điểm, tuy nhiên không nênđặt quá xa vì như thế sẽ ảnh hưởng đến doanh thu ”

3. Tiếp cận.

§ Chào hỏi và giới thiệu: giới thiệu qua tên của mình và tên của công ty. VD:“Xin chào chị, em là Linh bên công ty Medivistar…”

§ Nêu mục đích đến nhà thuốc: Nên nói mục đích là mong muốn đem lại lợi íchchon hà thuốc. VD: “Em đến đây với mục đích giúp nhà thuốc mình có mộtgian hàng phong phú hơn và mong muốn mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhàthuốc”

§ Thống nhất về thời gian trao đổi với khách hàng. VD: “Không biết chị có rảnhkhông cho em xin phép 5-10 phút để trao đổi qua về sản phẩm bên em đượckhông ạ”

4. Trình bày.

§ Xin thông tin khách hàng để thuận tiện khi trao đổi, thường sử dụng khoảng 3câu hỏi đóng. VD: ”Chị tên là? Không biết nhà thuốc của mình có bán hàng tưvấn không ạ?”

§ Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thường sử dụng 3-5 câu hỏi mở. VD: ”Gianhàng bổ gan chị đang bán sản phẩm của công ty nào thế ạ?, Không biết chị cónhu cầu về thuốc tăng cân không ạ?”

§ Gây sự chú ý:

· Cung cấp bằng chứng thường là các ví dụ thực tế, qua các nhà thuốc đãvào hàng…

· Những rủi ro khi nhập hàng của trình khác rẻ tiền hơn: hiệu quả kémhơn, khó bán hơn, tồn hàng..

· Lợi ích, lợi nhuận khi bán hàng của mình: điểm khác biệt, lợi nhuậnhàng tháng thu được…

o Trình bày về công dụng của sản phẩm: Kết nối công dụng của sản phẩm thành một câu chuyện. Sau đó kể câu chuyện đó: sưu tầm các câu chuyện, có thể nghe kể hoặc tựsáng tác…câu chuyện càng thực tế, càng có sức thuyết phục càng tốt.

§ Đối tượng sử dụng: Nên xây dựng đối tượng riêng, chuyên biệt cho từngsản phẩm. Tập trung tư vấn vào các đối tượng này.

§ Tập trung tư vấn về công dụng khác biệt của sản phẩm bên mình với cácsản phẩm khác trên thị trường.

o Từ đặc tính khác biệt phân tích ra lợi ích cho khách hàng.

§ Tên sản phẩm

§ Đặc tính khác biệt sự ưu việt của sản phẩm

§ Dẫn dắt khách hàng trải nghiệm cho KH xem sản phẩm mẫu, cầm vỉthuốc, ngửi…

§ Phân tích lợi nhuận cho khách hàng: lợi nhuận khi bán một sản phẩm,lợi nhuận ước chừng một tháng, lợi ích của chương trình khuyến mãitrong đợt này.

§ Chốt mức độ quan tâm của khách hàng. Thường dùng: “Hiện tại bên emđang có chương trình khuyến mãi rất sâu an hạ.” Để ý mức độ quan tâmcủa KH.

§ Chốt khả năng mua hàng. Chốt theo từng suất phù hợp với khả năng bánra của nhà thuốc. VD: ”Anh có thể cho em biết anh đang quan tâm suất 5sản phẩm hay 10 sản phẩm được không ạ, để em có thể tính giá sâu nhấtcho anh.”

§ Báo giá sau khi KH chọn suất hàng, tính tổng giá mà KH cần phải trả.Kèm theo tính sơ bộ về lợi nhuận sau khi KH bán hết sản phẩm.

§ Chốt sales thử, sử dụng khi khách hàng băn khoăn chư muốn nhập hàngthì gợi ý cho khách hàng theo suất, tính toán như khi chốt đơn hàng cho khách.

5. Thuyết phục.

o Thuyết phục xử lý phản đối:


§ Lắng nghe: cần phải lắng nghe tôn trọng ý kiến hách hàng, tỏ thái độđồng tình với khách hàng, tránh trường hợp đối đầu.

§ Làm rõ vấn đề: Khi khách hàng băn khoăn về giá cả, chương trình, sosánh giá…thì phải làm rõ vấn đề ra không nên mập mờ, hiểu rõ nghi vấn trong lòng khách hàng thì mới tư vấn cho họ được.

§ Thừa nhận, đồng cảm: Nên thừa nhận, đồng tình, đồng cảm với KH dù ýkiến đó là sai hay đúng. Sau khi khách hàng không có ý kiến gì nữa mới quay lại tư vấn, giải thích rõ vấn đề mà KH băn khoăn theo ý kiến của mình. Làm như thế sẽ tránh được sự đối đầu với KH và KH cũng dễ tiếp thu ý kiến của mình hơn

§ Sau khi đã làm rõ vấn đề cho KH thì nên quay lại ngay vấn đề chính đólà chốt đơn hàng. Tránh lan man, dài dòng vì đây là lúc cần nhanh vàhướng KH đi đúng hướng mà mình mong muốn, tránh trường hợp KH mất tập trungvào sản phẩm.

6. Kết thúc.

§ Chốt sale lại: cụ thể số lượng bao nhiêu, thời điểm giao hàng, có cần hoá đơnkhông, xin thông tin khách hàng để liên lạc lần sau.

§ Tư vấn thêm cho KH về cách tư vấn đưa thuốc đến người tiêu dùng, các trườnghợp nên tư vấn kèm, bổ sung. VD: “Đối với sản phẩm ngâm chân bên em thìchị nên tư vấn kèm cho những người bị viêm, đau khớp gối lâu năm, nhữngngười già vận động nhiều, nhân viên văn phòng thường hay ngồi nhiều dẫn đếntê bì chân tay..”

§ Tìm hiểu thời gian rảnh để gọi điện hỏi thăm, chăm sóc qua điện thoại.

§ Gợi mở cơ hội chào hàng mới

§ Chào cảm ơn KH

7. Chăm sóc khách hàng.

§ Phân tích cho khách hàng cái họ cần và cái nên bán để thu lợi nhuận cao, xemKH như là người thân của mình.

§ Tác động đến cảm xúc của KH, phải biết KH thích cái gì ở sản phẩm của mình để mình tậptrung vào đó.

§ Mỗi trình dược viên chỉ nên chăm sóc tối đa 120 KH để đảm bảo chất lượngchăm sóc khách hàng được tốt nhất.

8. Sách nói về bán hàng bắt buộc bạn phải nghe để trở thành một người bán hàng giỏi.

o Tặng bạn 2 câu nói mà bạn luôn phải mang theo trong suốt hành trình làm trình dược viên của mình:

"Không có nghề nghiệp hay việc gì làm giàu nhanh cho bằng việc bán hàng"

&

"Thất bại không thể đáng gục một người nếu mong ước thành công của người đó đủ mạnh"

o Dưới đây là 2 quyển sách gối đầu giường cho nhân viên bán hàng. Mình hy vọng là các bạn sẽ đọc và vận dụng tốt những gì học được.



Trình Dược Viên Và Những Kỹ Năng Cần Thiết

Hỏi đáp: Thầy cô ơi cho em hỏi đi làmTrình Dược Viên cầnNhững Kỹ Năng Cần Thiết gì?

Trả lời

Như chúng ta đã biết, ngành kinh doanh dược phẩm là một ngành đặc biệt được lưu ý, và người bán hàng dược phẩm cũng phải là người có trình độ kỹ năng nghề nghiệp ở một mức độ cao mới có thể đảm nhận được công việc này. Là một ngành không quá chú trọng đến tính kinh tế, mà quan trọng hơn cả bởi sự liên quan đến sức khỏe của người bệnh rất lớn. Để thành công trong lĩnh vực dược phẩm thì dược sĩ cần phải có đầy đủ những kỹ năng, kiến thức căn bản từ khi học trên giảng đường. Cụ thể

Trình dược viên thực tập kỹ năng bán thuốc

Trình dược viên là gì?

Nghề trình dược viên là gì

Nếu có ai đó hỏi học ngành dược học ra làm gì ổn nhất thì trình dược viên chính là câu trả lời tốt nhất! Vậy trình dược viên là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Trình dược viên được hiểu là những người kinh doanh thuốc hay môi giới thuốc. Họ là người giới thiệu các loại thuốc mới đến các quầy thuốc, nhà thuốc và bác sĩ. Trình dược viên hướng dẫn cho các bác sĩ, dược sĩ những tác dụng của thuốc và cách sử dụng của các loại thuốc mới có mặt trên thị trường. Các kênh phân phối chủ yếu của trình dược viên là các nhà thuốc, phòng khám, bác sĩ… nên rất hiếm khi họ giới thiệu thuốc trực tiếp tới bệnh nhân.

Video liên quan

Chủ Đề