Việt nam có bao nhiêu bản hiến pháp năm 2024

Sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2.9.1945, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 3.9.1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định việc xây dựng một bản hiến pháp dân chủ là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ. Ngày 20.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34-SL thành lập Ban soạn thảo Hiến pháp gồm có 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy (tên của vua Bảo Đại sau khi thoái vị), Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh).

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”.

Tháng 11.1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và Bản dự thảo Hiến pháp được công bố cho toàn dân thảo luận. Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến cho Bản dự thảo Hiến pháp với những nội dung thể hiện mơ ước và khao khát ngàn đời về độc lập dân tộc, về các quyền và tự do của con người Việt Nam.

Ngày 9.11.1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống. Hiến pháp 1946 được thông qua đã đánh dấu sự cáo chung của nền thống trị ngoại bang, tuyên bố nước Việt Nam độc lập, thống nhất từ Bắc đến Nam theo chế độ dân chủ nhân dân, thực hiện chủ quyền nhân dân, quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; các quyền tự do dân chủ được bảo đảm…

Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946 ra đời là một bản hiến văn ngắn gọn và súc tích, bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều. Lời nói đầu khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản Hiến pháp này: 1) Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo; 2) Bảo đảm các quyền tự do dân chủ; 3) Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Chương I quy định chính thể của Việt Nam là Dân chủ cộng hòa.

Những giá trị kế thừa

Trong lịch sử lập hiến nói chung, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được xem là sứ mệnh của hiến pháp, là cốt lõi của nội dung hiến pháp. Với Hiến pháp 1946, tiếng gọi thiêng liêng “công dân” đã được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia. Mặc dù không xuất hiện cụm từ “quyền con người” nhưng những quy định trong Hiến pháp 1946 đã thấm đẫm tư tưởng về độc lập dân tộc và các quyền, tự do cơ bản của con người đã được thể hiện rõ ràng trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945. Công dân Việt Nam ngang quyền về mọi phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa và đều bình đẳng trước pháp luật. Cùng với sự bình đẳng về quyền lợi, Hiến pháp 1946 còn quan tâm đến các đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, như: Người dân là đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung; quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam trên mọi phương diện; công dân già cả hoặc tàn tật được Nhà nước giúp đỡ và trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng; trẻ em học sơ học là bắt buộc và không phải đóng học phí, đồng bào dân tộc thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình, học trò nghèo được Chính phủ giúp đỡ…

Tính đến nay, theo từng giai đoạn lịch sử, Hiến pháp đã sửa đổi 5 lần nhưng những giá trị cơ bản của Hiến pháp 1946 vẫn được kế thừa, đặc biệt là xây dựng nhà nước pháp quyền và quyền lực của nhân dân.

Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Đó cũng là những tư tưởng kế thừa và phát huy giá trị của bản Hiến pháp 1946- bản Hiến pháp khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân.

5 bản Hiến pháp của Việt Nam

1. Hiến pháp năm 1946

Ngày 9.11.1946, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, tuyên bố nước Việt Nam độc lập từ Bắc đến Nam, theo chế độ dân chủ nhân dân, quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; các quyền tự do dân chủ được đảm bảo…

2. Hiến pháp năm 1959

Ngày 31.12.1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp sửa đổi và ngày 1.1.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 1959 đã phát huy tinh thần của Hiến pháp năm 1946, đồng thời phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của chế độ ta do cuộc cách mạng phản đế, phản phong thắng lợi đã mang lại, phản ánh đúng đắn con đường đang tiến lên của dân tộc.

3. Hiến pháp năm 1980

Ngày 18.12.1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp. Với 12 chương, 147 điều, Hiến pháp năm 1980 đã xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, có sứ mệnh lịch sử là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

4. Hiến pháp năm 1992

Ngày 15.4.1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp. Hiến pháp năm 1992 là sản phẩm trí tuệ của toàn dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào cả nước, là bản Hiến pháp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới.

5. Hiến pháp năm 2013

Ngày 28.11.2013 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây cũng là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Việt Nam có bao nhiêu văn bản Hiến pháp?

Hiến pháp Việt Nam qua các thời kì Trước năm 1945, Việt Nam không có Hiến pháp. Từ sau khi thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lịch sử Việt Nam ghi nhận năm bản Hiến pháp đã được ra đời, trong các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi vào năm 2001), 2013 (được sửa đổi vào năm 2013).

Hiến pháp có hiệu lực khi nào?

Trả lời: - Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. - So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có 07 điều được giữ nguyên, sửa đổi 101 điều, bổ sung 12 điều.

Hiến pháp là văn bản pháp luật quy định gì?

Hiến pháp là đạo luật gốc, luật cơ bản quy định những vấn đề quan trọng nhất của một quốc gia; quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, địa vị pháp lý của con người, công dân.

Theo Hiến pháp Việt Nam 1992 Chủ tịch nước nước chxhcn Việt Nam do ai bầu ra?

Quốc hội bầu Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội những vấn đề về dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.