Việt Nam có bao nhiêu thành phố đảo?

Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan. Tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam là 331.688 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ. Trong vùng biển nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, khoảng 1.000 bãi đá ngầm. Đảo của ViệtNamđược chia thành hệ thống các đảo ven bờ và hệ thống các đảo xa bờ. Hệ thống đảo ven bờ có khoảng 2.800 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này; ngoài ra, Việt Nam luôn khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ lịch sử của mình. Các hòn đảo, bãi đá được phân bổ theo từng vùng, cụ thể như sau:

 I/ CÁC ĐẢO TRONG VỊNH BẮC BỘ.  (từ Quảng Ninh đến hết đảo Cồn Cỏ ở Quảng Trị):

Vịnh Bắc Bộ: Với diện tích khoảng 126.250 km², vịnh Bắc Bộ là nhánh tây bắc của Biển Đông và là một phần của Thái Bình Dương. Vịnh có hai cửa biển: eo biển Quỳnh Châu rộng 35,2 km giữa bán đảo Lôi Châu và Đảo Hải Nam thuộc Trung Quốc và cửa chính của vịnh được xác định là đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam và mũi Oanh Ca, Hải Nam, Trung Quốc, rộng 110 hải lý (khoảng 200 km). Trong phạm vị đó, ViệtNam có 763 km bờ vịnh, Trung Quốc có 695 km.

Vịnh Bắc Bộ tương đối nông (sâu chưa tới 60m). Sông Hồng là con sông chính chảy vào vịnh này. Thành phố Hải Phòng và Vinh (tỉnh Nghệ An) thuộc Việt Nam và Bắc Hải (tỉnh Quảng Tây) thuộc Trung Quốc là những hải cảng chính trong vịnh. Đảo Hải Nam của Trung Quốc là bờ phía đông Vịnh. Các đảo nhỏ khác trong vịnh gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà, của Việt Nam và Vị Châu, Tà Dương của Trung Quốc. Các đảo được phân bổ như sau:

A/ Các đảo trong Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh):

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long được giới hạn với phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120km kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Trong diện tích 1.553km² gồm vùng lõi và vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58′-107°22′ Đông và 20°45′-20°50′ Bắc.

Vịnh Hạ Long có tổng diện tích 1.553 km2 gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ,  trong đó có 1.921 đảo là đảo đá, có 989 đảo được đặt tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo.

Trong số 1.969 đảo của Hạ Long chỉ có 40 đảo là có dân sinh sống, những đảo này có qui mô từ vài chục đến hàng ngàn hecta tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam vịnh Hạ Long.

Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Namvà không đảo nào giống đảo nào. Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômét như một bức tường thành. Đó là một thế giới sinh linh ẩn hiện trong những hình hài bằng đá đã được huyền thoại hóa. Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi); rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước (hòn Trống Mái); đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất (hòn Lư Hương); đảo khác tựa như nhà sư đứng giữa mặt Vịnh bao la chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư); đảo lại có hình tròn cao khoảng 40m trông như chiếc đũa phơi mình trước thiên nhiên (hòn Đũa), mà nhìn từ hướng khác lại giống như vị quan triều đình áo xanh, mũ cánh chuồn, nên dân chài còn gọi là hòn Ông v.v.

Bên cạnh các đảo được đặt tên căn cứ vào hình dáng, là các đảo đặt tên theo sự tích dân gian (núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ, đảo Tuần Châu), hoặc căn cứ vào các đặc sản có trên đảo hay vùng biển quanh đảo (hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến Vàng, đảo Khỉ v.v.). Dưới đây là một vài hòn đảo nổi tiếng trong Vịnh Bắc Bộ:

– Đảo Ba Mùn: Đảo Ba Mùn là đảo phiến thạch thuộc địa phận xã Minh Châu huyện Vân Đồn, nằm song song với đảo Quan Lạn

– Đảo Bồ Hòn Là một trong những đảo đẹp nổi tiếng trong hệ thống đảo ở vịnh Hạ Long.

– Đảo Cống Đỏ Đảo Cống Đỏ nằm ở vịnh Bái Tử Long, trong khu vực Di sản thiên nhiên thế giới

– Đảo Cống Tây Đảo Cống Tây được ví như nàng Lọ Lem trong câu chuyện thần thoại.

– Đảo Đầu Bê Nhắc đến đảo Đầu Bê không thể không nói đến hồ Ba Hầm vì đây là một điểm tham quan du lịch nổi tiếng đã được nhiều người biết đến từ xưa.

– Đảo Ngọc Vừng Đảo Ngọc Vừng (ngọc phát sáng) hay còn gọi là đảo Ngọc. Hòn đảo xinh đẹp nằm giữa hai đảo đá nhỏ là Hòn Nét và đảo Phượng Hoàng

– Đảo Quan Lạn Đảo Quan Lạn thuộc vùng vịnh Bái Tử Long, đây là tuyến đảo phía ngoài cùng của vịnh Bắc Bộ, toàn đảo có diện tích 11 km2

– Đảo Tuần Châu Đảo Tuần Châu đã nổi tiếng trong và ngoài nước và được coi là điểm đến không thể thiếu của các tour du lịch với các công trình

– Đảo Thẻ Vàng Đảo Thẻ Vàng nằm ở khu vực vịnh Bái Tử Long, cách Cẩm Phả khoảng 13 km

– Đảo Ti Tốp Đảo Ti Tốp có bãi cát hình vành trăng lưỡi liềm. Cát ở đây bốn mùa được nước thủy triều rửa sạch trắng tinh

– Đảo Rều Đảo Rều là một hòn đảo nhỏ cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng hơn 500 m

– Hòn Mặt quỷ Dưới góc độ nào nhìn hòn Mặt Quỉ cũng đều thấy khủng khiếp

– Hòn Ngón tay Tạo hoá đặt hòn NgónTay ở đây dường như muốn nhắn gửi về những điều tốt đẹp trong hành trình khám phá Hạ Long

– Hòn Oản (hay Hòn Búc, Hòn Bấc, Hòn Bớt,Hòn Bơớc, Hòn Oán): Đảo cao 22 m, nằm ở khu vực Bái Tử Long, nhìn xa trông giống như một phẩm oản trong lễ vật dâng cúng Phật Tổ. Đảo thuộc vịnh Hạ Long, nằm ngay sát bờ, cách núi Bài Thơ chỉ 300m, cách Cảng tàu du lịch khoảng 5km về phía đông,.

– Hòn ấm Một hòn đảo nổi lên trên mặt nước trong xanh, đó là chiếc bình pha trà của Ngọc Hoàng chẳng may rơi xuống biển Hạ Long

– Hòn Soi Sim Soi Sim là một hòn đảo đất nằm cách đảo Ti Tốp 700 m, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 12 km.

– Hòn Bút Một đảo đá hình một chiếc bút nổi lên trên mặt biển khơi mênh mông đó là Hòn bút

– Hòn Chó đá Hình một con chó ở tư thế ngồi quay lưng ra biển, nó đã ngồi đó hàng triệu năm

– Hòn Con cóc Là một trong những tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hoá ban tặng cho Hạ Long, hòn Con Cóc cao 8 m.

– Hòn Đầu mối Hòn Đầu Mối đã được liệt kê trong bộ “sưu tập động vật” đa dạng và phong phú của biển đảo Hạ Long

– Hòn Đầu người Hòn Đầu Người của Hạ Long là tác phẩm của tự nhiên có vẻ đẹp và thơ mộng riêng vì nổi trên mặt nước biển

– Hòn Đỉnh hương Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất.

– Hòn Đũa Một đảo đá giống như một chiếc đũa thần khổng lồ trong truyện cổ tích của An Đéc Xen được cắm xuống biển khơi

– Hòn Trống mái Hòn Trống Mái nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long, cách cảng tàu du lịch 5 km, gần hòn Đỉnh Hương

– Hòn Sư tử biển Một hòn đảo đá cao sừng sững mang dáng dấp một con sư tử đang vươn mình

– Hòn Ba trái đào Gồm ba hòn núi nhỏ, cao chừng 23 m trông giống như ba quả đào

– Hòn Xếp Hòn Xếp là một khối đá to, vuông vức, nhiều lớp “xếp” chồng lên nhau thành lớp

– Hòn Yên ngựa Một cái yên ngựa bằng đá bề thế nhưng rất mềm mại và duyên dáng, độ cao ước chừng hơn chục mét.

– Hòn Thiên nga Hình thù giống như một con thiên nga đang bập bềnh trên sóng nước đầy quyến rũ và ấn tượng

Đảo Vĩnh Thực (thuộc thị xã Móng Cái-Quảng Ninh) gồm 2 xã Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, diện tích tự nhiên gần 5.000 ha, dân số trên 4 ngàn người. Nhân dân trên đảo chủ yếu sống bằng nghề ngư và nghề nông. 2 điểm nhấn ở Vĩnh Thực là ngọn Hải đăng và bãi biển. Vĩnh Thực có 2 bãi biển, bãi biển ở Vĩnh Thực rất hoang sơ, nước trong vắt nhìn thấy mọi thứ trong nước, nơi đây còn có cảng biển Vạn Gia.

Quần Đảo Cát Bà (Thành phố Hải Phòng): là Quần đảo có tọa độ 106°52′- 107°07′Đông, 20°42′- 20°54′độ vĩ Bắc. Diện tích khoảng gần 300 km². Dân số 8.400 người (năm 1996). Các đảo nhỏ khác: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,…

Đảo Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc. Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông. Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà.

Các đảo trong Vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh): là một vịnh (quần đảo) nằm trong vịnh Bắc Bộ, ở vùng Đông Bắc của Việt Nam. Vịnh Bái Tử Long bao gồm một vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn. Phía Tây Nam giáp Vịnh Hạ Long, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp đất liền với thị xã Cẩm Phả và phía đông bắc giáp huyện đảo Cô Tô. Vịnh Bái Tử Long bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và trong đó có nhiều đảo lớn và có dân sinh sống.

Các đảo ở Bái Tử Long có dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, là hình ảnh cổ xưa của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất khoảng 300 triệu năm, do quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxtơ bào mòn, phong hoá tạo ra một một hình thái đặc biệt như một bức tranh thủy mạc được tạo ra từ biển và đảo. Trên các đảo đá của Vịnh cũng có các hang động carxtơ, đặc biệt là hang Quan (hang Hải quân) mà người ta dùng làm nơi trú ẩn của tầu thuyền xưa kia trong những khi biển động. Các đảo và cụm đảo khác nổi tiếng như: Cặp Kỳ Nhảy, Cặp Kỳ Giã, Thẻ Vàng, cụm đảo Hòn Chồng, Hòn Vân Đồn, Hòn ỏn, Hòn Ba Sao, núi Chân Nghĩa… Ngoài ra, trên Vịnh Bái Tử Long có nhiều đảo đất nên có nhiều dân cư sinh sống, chăn nuôi, trồng trọt như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Đông Chén,Thẻ Vàng… Đặc biệt có đảo Khỉ (đảo Rều) nằm cách thị xã Cẩm Phả không xa, nơi đây có nuôi rất nhiều giống khỉ vàng để lấy dược liệu làm vac xin phòng chống bệnh liệt não.

Đảo Cái Bầu (đảo Vân Đồn) thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, lớn nhất vịnh Bắc Bộ. Đây là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh. Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất là Cái Bầu, diện tích chiếm khoảng non nửa diện tích đất đai của huyện, trước có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất liền lục địa, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Trong địa phận huyện còn có đảo Chàng Ngo cũng tương đối lớn. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng, nằm trên đảo Cái Bầu, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, cách Cửa Ông 7 km (theo đường tỉnh lộ 334 qua cầu Vân Đồn và bến phà Tài Xá). Tuyến đảo Vân Hải, nằm ở rìa phía Đông Nam của huyện, gồm các đảo lớn như: Trà Bàn, Cao Lô, Quan Lạn, Đông Chén, Thẻ Vàng, Ngọc Vừng, Cảnh Tước, … và một loạt các đảo nhỏ khác, thành bức bình phong che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long. Diện tích đất đai xã Bản Sen, huyện Vân Đồn chiếm hơn nửa diện tích của đảo Trà Bản, đảo lớn thứ hai trong huyện, cùng với đảo Đông Chén và các đảo nhỏ lân cận.

– Đảo Đồng Rui: thuộc tỉnh Quảng Ninh, Đảo Đồng Rui được vịnh Tiên Yên ôm trọn, vốn là nơi có khu rừng ngập mặn nguyên sinh đẹp nhất miền Bắc. Cho đến nay, Đồng Rui phát sinh thêm một thôn ven biển với tên gọi thôn 4, gồm 38 hộ nhập cư, chủ yếu là đồng bào Dao. Và cư dân của thôn 4 sẽ còn tăng lên trong thời gian tới đây khi Quảng Ninh tiếp tục di dân khỏi vùng sạt lở đất nguy hiểm ở vùng núi. Hòn đảo này đang là điểm đến lý tưởng trong chiến dịch di dân khu vực miền núi chống đói nghèo và chống thiên tai sạt lở đất. Triền rừng ngập mặn ở Đồng Rui lên tới gần 1.500ha, nguồn lợi thủy sản cũng phong phú. Người dân sinh kế bằng nghề thu nhặt nhuyễn thể ở bãi triều.

– Đảo Thoi Xanh: Đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ thuộc địa bàn xã Cái Chiên, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Đảo có dạng hình thoi, nằm cách trung tâm thị xã Cẩm Phả 55km. Vị trí của đảo: 21°17’23″Bắc 107°46’22″Đông.

– Đảo Minh Châu: thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, cô lập giữa lòng sông Hồng cuộn chảy, người dân vẫn gọi nơi đây là xã đảo, bởi xã này được con sông Hồng bao bọc xung quanh. Đã từ lâu nay, người dân phải sống khắc khoải  lụy đò… Mặc dù xã đã trở thành 1 phần của thủ đô văn hiến, nhưng người dân vẫn phải sống chung với những khó khăn, bất tiện trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội…  Xã Minh Châu không có một con đường giao thông chính quy.

Đảo Thượng Mai (tọa độ: 20°46’1″Bắc 107°28’58″Đông) và Đảo Hạ Mai (Tọa độ: 20°43’42″Bắc   107°27’34″Đông): thuộc thị xã Cẩm Phả, thuộc Vịnh Bái Tử, phía ngoài vịnh Hạ Long, phía Bắc thuộc địa bàn xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

– Đảo Chàng Ngo: Đảo nằm trong vịnh Bái Tử Long, phía Đông đảo Cái Bầu, phía Bắc đảo Trà Bản, phía Tây đảo Cao Lô, thuộc xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

– Hòn Miều: Cách thị xã Cẩm Phả 53km. Đảo nằm ở tọa độ: 21°22’0″Bắc 107°45’9″Đông.

– Quần đảo Long Châu (tiếng anh gọi là Great Norway island). Nằm trong vịnh Bắc Bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách đảo Cát Bà 15 km về phía đông nam, cách Hải Phòng 70 km. Diện tích khoảng 3 km2, bao gồm khoảng 20 đảo,  trong đó đảo  lớn nhất là Long Châu (Diện tích 1 km2), ngoài ra còn có các đảo Long Châu Đông, hòn Đá Đen và nhiều đảo nhỏ khác. Trên đảo Long Châu có đèn biển cao 120 m chỉ đường cho tàu ra vào Hải Phòng.

Đảo Cô Tô: là tên một quần đảo phía đông của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh gồm trên 40 đảo lớn nhỏ thuộc hệ thống quần đảo Cô Tô – Thanh Lân. Cô Tô có chiều dài biên giới biển (với Trung Quốc) hơn 200km, nối với vùng biển huyện đảo Bạch Long Vĩ của TP Hải Phòng trở thành hải phận vịnh Bắc bộ.Địa danh hành chính là huyện Cô Tô, diện tích 46,2 km², dân số hơn 33.900 người. Quần đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ, thuộc địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, bao gồm hai hòn đảo lớn là Cô Tô, Thanh Lân. Quần đảo tiền tiêu này nằm sát km 0 trên biển giữa Việt Nam, Trung Hoa và cách đường hàng hải quốc tế không xa, có bờ biển đẹp như tranh vẽ với vô số loại thủy hải sản tươi ngon.

Bạch Long Vĩ: Đảo Bạch Long Vĩ, đảo tiền tiêu vùng Đông Bắc. Đảo nằm theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, cách Hòn Dấu – Hải Phòng 110 km, cách mũi Ta Chiao – Hải Nam 130 km. Với diện tích khoảng 2,5 đến 4 km² tuỳ thuộc theo thuỷ triều, đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) nằm giữa Vịnh Bắc Bộ và có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

Huyện đảo Bạch Long Vĩ được thành lập vào ngày 26/3/1993 và phần lớn dân trên đảo là những thanh niên của các tỉnh duyên hải Bắc Bộ ra lập vùng kinh tế mới. Dân số hiện tại vào khoảng hơn 1.000 người. Lao động trên đảo gồm 3 nhóm nghề chính: Nhóm nghề ngư truyền thống; Nhóm khai thác thuỷ sản với tính chất làm thêm và các hộ chuyên làm dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt…

– Đảo Cồn Đen: Là đảo mới bồi ở trước cửa sông Trà Lý, thuộc địa phận xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cách Thị trấn Diêm Điền khoảng 15 km và cách Thành phố Thái Bình khoảng 40 km về phía đông. Diện tích đảo thay đổi theo nước ròng cao 3-3,5m, rộng từ 100-150m, lúc nước lên còn cao 1,5m.

Nơi đây có bãi cát mịn, bãi tắm thiên nhiên đẹp, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển. Ngoài ra, Cồn Đen còn có vị trí địa lý thuận lợi mở ra Biển Đông, hướng về miền nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Cồn Đen còn có vị trí rất quan trọng trong phòng thủ quốc phòng, bảo vệ vững chắc lãnh thổ.

– (Đảo) Cồn Vành và Cồn Thủ: thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, nằm trong khu vực dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Nằm trong vùng du lịch bãi biển Đông Châu. Có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm ở phía đông xã Nam Phú (huyện Tiền Hải), phíaNam giáp cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng), phía Đông giáp biển đông.

Cồn Vành thuộc khu vực dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (đã được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2004), nằm trong hệ thống liên hoàn các khu rừng ngập mặn ven biển trải dài từ Ninh Bình- Nam Định- Thái Bình- Hải Phòng- Quảng Ninh. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn khá phong phú với nhiều loài thực vật như sú, vẹt, bần, thông, trên 200 loài hải sản có giá trị và nhiều loài chim quý hiếm.

Cồn Thủ có bãi cát trắng mịn, có rừng thông, rừng phi lao xanh ngắt, có bãi tắm nhỏ thơ mộng là địa điểm lý tưởng cho du khách đi tắm biển, tổ chức các cuộc picnic và nghỉ dưỡng bằng tầu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển …

– (Đảo) Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Mờ: Khu bảo tồn đất rừng ngập mặn Xuân Thuỷ thuộc huyện Giao Thủy cách thành phốNam Định 60 km về phía đông nam. Với diện tích 7785 ha và rất nhiều loại động thực vật quý.

Cồn Lu có diện tích lớn nhất vùng với khoảng 4.500 ha, nằm song song với Cồn Ngạn, phía tây giáp con sông Trà, phía đông nam giáp biển Đông. Cả vùng được che kín bởi rừng trang, bần chua, sú, vẹt, ô rô, cóc kèn và mắm biển…

Cồn Ngạn phía trong Cồn Lu, nằm kẹp giữa hai con sông Vọp và sông Trà, chạy dài từ cửa Ba Lạt đến địa phận xã Giao Lạc với chiều dài 8km, diện tích khoảng 1.500 ha, Cồn Ngạn cao hơn so với mực nước biển từ 3 đến 5m, trông xa giống như hình quả đào nhỏ quay mình về hướng biển cả.

ồn Mờ, mới xuất hiện bên ngoài Cồn Lu, với diện tích khoảng 2.500ha. Trông xa giống như hình xương sống của những dãy núi ngầm khổng lồ đang vươn mình lên khỏi mặt biển…

Cồn Nổi (Kim Sơn-Ninh Bình): Cồn Nổi vừa là vùng ngập nước vừa là thềm lục địa nhô mình ra biển Đông. cồn nổi Kim Sơn gồm 4.854 ha (Nội địa: 3.454 ha; biển: 1.400 ha thuộc các xã Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông) Là vùng có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí. Ranh giới vùng được tính từ đê biển ra phía ngoài bãi bồi thấp nhất khi nước triều xuống. Đây là khu vực rất quan trọng cho các loài chim di cư từ vùng lõi cũng như các nơi khác đến kiếm ăn và trú ngụ.

– Hòn Nẹ: là hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, Biển Đông. Diện tích khoảng hơn 1 km2. Đảo Nẹ nằm thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nó nằm cách đất liền huyện Hậu Lộc khoảng 6km

– Hòn Mê: là đảo chính nằm trong Quần đảo Hòn Mê của tỉnh Thanh Hoá gồm rất nhiều đảo nhỏ như Hòn Đót, Hòn Bảng, Hòn Xén, Hòn Miệng… Đảo nằm cách cửa biển Lạch Bạng (thuộc xã Hải Bình, huyện Gia Tĩnh) 17km theo đường chim bay, Hòn Mê rộng 4,2km2, là nơi lý tưởng cho tàu thuyền neo đậu khi gặp bão gió lớn. Đây cũng là vùng biển sâu, đủ điều kiện trở thành khu cảng quan trọng trong phát triển kinh tế và phục vụ quốc phòng.

Từ Hòn Mê, có thể quan sát về phía nam đến đảo Mắt của Nghệ An, phía đông bắc tới Sầm Sơn. Do vậy, Hòn Mê là “tai mắt” của đất liền.

– Đảo Biện Sơn: thuộc tỉnh Thanh Hóa, ở phía Nam thị xã Tam Điệp cách thị xã Ninh Bình khoảng 20km. Biện Sơn là phòng tuyến phòng thủ của nghĩa quân Tây Sơn.

– Hòn Ngư: Đảo nằm ngoài biển thuộc Sông Lam, Nghệ An, cách bờ hơn 4 km. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển. Đảo nằm ngoài biển, cách bờ hơn 4 km. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển.Diện tích vỏn vẹn 2,5km2 Tại đảo cũng có cả một trạm khí tượng thủy văn đặt trên điểm cao nhất của đảo.
Ở đảo rất nhiều loại động vật hoang dã như chồn, kỳ đà, dê , khỉ… Quanh đảo rất nhiều loại hải sản quý, đặc biệt là loại “đặc sản” ốc rồng.

– Hòn Mắt (Hòn Mát): thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Cách thành phố Vinh 33km. Vị trí: 18°47’47″Bắc 105°57’38″Đông.

– Đảo Lan Châu: còn gọi là Hòn Rú Cóc, là một đảo ngay sát bờ Cửa Lò, Nghệ An. Đảo có  Động Rùa và cập bãi tắm Đảo Tiên. Trên đỉnh cao của đảo có lầu nghinh phong của vua Bảo Đại, từ vị trí này có thể quan sát toàn cảnh Thị xã, cảng Cửa Lò và phóng tầm mắt ra biển khơi bao la. Vị trí: 18°49’13″Bắc   105°43’19″Đông

– Đảo Sơn Dương: Đảo Sơn Dương (tỉnh Hà Tỉnh) có diện tích khoảng hơn 1km2, nằm cách cảng biển Vũng Áng gần 4 hải lý. Đây là một hòn đảo đẹp, hoang sơ cùng với nhiều hệ thống hang động và dốc đá tai mèo được phủ kín bởi một màu xanh của các loài cây có gai và dương xỉ. Vị trí: 18°6’7″Bắc   106°27’36″Đông

– Hòn Én: Thiên Cầm – Huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh là hòn đảo đặc biệt không có bải cát chỉ là hòn đá nổi lên giữa biển. Nằm cách trung tâm tỉnh 33km. Vị trí: 18°18’35″Bắc  106°10’1″Đông.

– Hòn Con Chim: (có các tên khác là Hòn Chim, Đảo Hải Âu, Hòn Ông, đảo Gió, đảo Chim): Đảo nhỏ ở biển Đông, phía đông Mũi Ròn và Cửa Khẩu, thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Vị trí: 18°7’0″Bắc   106°29’20″Đông.

Hòn Nồm: Nằm cách thành phố Vinh (Nghệ An)20km. Vị trí: 18°44’49″Bắc 105°50’49″Đông.

– Hòn Lạp: Nằm cách thành phố Vinh (Nghệ An)18km. Vị trí: 18°45’36″Bắc   105°50’2″Đông.

Hòn La, Hòn Gió: huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

+ Hòn La: Diện tích 10.000 ha, trong đó phần đất liền khoảng 8.900 ha, phần đảo và biển khoảng 1.100 ha. Gồm 6 xã ven biển của huyện Quảng Trạch là: Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tùng, Cảnh Dương, Quảng Hưng và Quảng Xuân. Vị trí: 17°56’2″Bắc   106°31’58″Đông.

+ Hòn Gió: ( Hòn Chim, Đảo Hải Âu, Hòn Ông, đảo Gió, đảo Chim): cách Hòn La chừng 10 hải lý. Hòn Gió hoang vắng, trơ trọi chỉ đá và vài bụi cây lúp xúp. Đây là một hòn đảo được hình thành không từ một vết gẫy hay kiến tạo nào đồng dạng với những đảo hay dải đất kế cận. Trên đảo, vào tháng 5 dương lịch là mùa đẻ của chim ó biển thì đảo ngập trứng chim. Vị trí: 17°54’50″Bắc   106°40’30″Đông.

Hòn Vụng Chùa: thuộc tỉnh Quảng Bình, cách Đồng Hới 20km từ trung tâm. Vị trí: 17°54’38″N   106°29’43″E

Đảo Cồn Cỏ: (còn gọi là Hòn Cỏ, Con Cọp, Hòn Mệ…) thuộc huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Đảo Cồn Cỏ có hình dạng tương đối tròn, diện tích của đảo trước đây gần 4 km², nay có diện tích tự nhiên khoảng 2,5km2. Toàn bộ Đảo có độ cao trung bình từ 7 – 10 m so với mực nước biển. Điểm có độ cao lớn nhất là 63m. Trên đảo rất hoang vắng, trơ trọi chỉ đá và vài bụi cây lúp xúp. Đây là một hòn đảo được hình thành không từ một vết gẫy hay kiến tạo nào đồng dạng với những đảo hay dải đất kế cận. Trên đảo, vào tháng 5 dương lịch là mùa đẻ của chim ó biển thì đảo ngập trứng chim. Vị trí: 17°54’50″Bắc   106°40’30″Đông.

II/ CÁC ĐẢO TỪ QUẢNG TRỊ ĐẾN NINH THUẬN.

– Hòn Chảo (tức Hòn Sơn Chà, Hòn Sơn Trà, cù lao Hàn): Diện tích là 1,6km², thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế. Đảo Hòn Chảo được hình thành từ phần kéo dài ra biển của dãy núi Hải Vân. Hòn Chảo trông từ xa giống như hình một chiếc chảo úp ngược nên được gọi là Hòn Chảo. Đảo xanh này đang là nơi duy nhất trên biển bảo tồn loài sơn dương quý hiếm. Vị trí: 16.217778 Bắc 108.205833 Đông.

– Hòn Đôi: thuộc ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vị trí: 12°39’15″Bắc   109°28’2″ Đông.

– Hòn Ông: thuộc vùng vịnh Vân Phong (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa), cách TP. Nha Trang khoảng 80 km về hướng Bắc.

– Hòn Lớn: thuộc Huyện Vạn Ninh – Tỉnh Khánh Hòa Cách TP Nha Trang (Khánh Hòa) 23km. Cấu tạo địa chất của đảo Hòn Lớn khá lạ. Một bên là một vòng eo mềm mại cát biển làm nơi neo đậu êm đềm cho tàu thuyền và ba bên còn lại là những vực đá sắc và khá hóc hiểm, những vực đứng làm thót tim. Vị trí: 12°36’20″Bắc   109°21’40″Đông.

– Hòn Vung: thuộc Huyện Vạn Ninh – Tỉnh Khánh Hòa. Vị trí: 12°40’38″Bắc 109°15’46″Đông

– Hòn Me: thuộc Vịnh vân Phong, Khánh Hòa

Hòn Cò: (Ninh Thuận) Hòn Cò nằm trong tổng thể làng du lịch Cà Ná, bên Quốc lộ 1A trong địa phận huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách TP HCM khoảng 315 km.

Theo người dân địa phương thì tên gọi Hòn Cò xuất phát từ những đàn cò trắng tập trung về đây khoảng tháng 6, tháng 7 hằng năm, nên từ đó đến nay người ta gọi luôn là Hòn Cò.

* VỊNH NHA TRANG: Với tổng diện tích khoảng 507km2 bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất rộng 3.250 ha và Hòn Nọc là đảo nhỏ nhất chỉ khoảng 4 ha, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới.

– Đảo Khỉ: Thuộc Đầm Nha Chu – Hòn Lao – Hòn Thị, cách thành phố Nha Trang 5 km về phía Bắc. Đảo Khỉ còn có tên là Hòn Lao, nhưng vì ở trên đảo có tới 1.200 con khỉ, được nuôi để khai thác du lịch nên mọi người quen gọi là Đảo Khỉ. Vị trí: 12°21’36″Bắc   109°12’55″Đông

– Hòn Dung: Cách thành phố Nha Trang 19km.Vị trí: 12°16’15″Bắc   109°21’38″Đông.

– Hòn Đỏ: Nằm phía đông bắc thành phố Nha Trang, cách đất liền khoảng 500 m. Tên gọi của đảo hình thành từ sắc đỏ của đá nơi này. Những buổi hoàng hôn, khi những tia nắng cuối ngày chiếu vào đảo, sắc đá ánh lên một màu đỏ rực kỳ ảo.

– Hòn Thị: thuộc xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, có diện tích hơn 500 ha. Nơi đây còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ với rừng cây, động vật hoang dã và những thung lũng mang nhiều câu chuyện huyền bí.

– Hòn Chà-Là: Cách thành phố Nha Trang 21km. Vị trí: 12°21’46″Bắc 109°22’27″Đông.

Hòn Nọc, Hòn Mun: Hai hòn đảo nằm trong vịnh Nha Trang. Nơi đây có loài chim yến hội tụ tạo ra đặc sản yến sào được ví như “vàng trắng” ở vùng đất rừng trầm, biển yến.

– Hòn Tre: Đảo Hòn Tre là đảo lớn nhất nằm trong vịnh Nha Trang. Đảo có diện tích trên 3000 ha, cách thành phố Nha Trang 5km về phía Đông và cách cảng Cầu Đá 3,5 km. Hiện trên đảo có khu du lịch Vinpearl Land Hòn Ngọc Việt và Con Sẻ Tre. Một tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới được hoàn tất vào năm 2007 nối khu du lịch VinPearl với cảng Cầu Đá của Nha Trang. Vị trí: 12°12’56″Bắc  109°16’59” Đông.

– Hòn Một: Là một đảo san hô nằm trong Vịnh Nha Trang. Vị trí: 12°10’38″Bắc   109°16’26″Đông

– Hòn Miễu: Thuộc Vịnh Nha Trang, là tên cổ của đảo, theo cách gọi dân gian. Nay người ta gọi nó bằng cái tên tân thời là Trí Nguyên. Vị trí: 12°11’28″Bắc   109°13’29″Đông.

– Hòn Tằm: ( đảo Thủy Kim Sơn) là một đảo rộng hơn 110ha nằm giữa vùng biển trong xanh bốn mùa đầy nắng và gió. Cách thành phố Nha Trang 7km.

– Hòn Nội: Hòn Nội nằm trong Vịnh Nha Trang, nhìn từ đất liền tựa như kỳ nhông trên biển, đây là một trong những đảo yến đẹp nhất trong quần thể đảo yến trên vịnh Nha Trang. Vị trí: 12°2’15″Bắc   109°19’29″Đông.

– Hòn Ngoại: Hòn Nội nằm trong Vịnh Nha Trang, là một trong những đảo có đàn yến trong vịnh. Vị trí: 12°0’19″Bắc   109°19’20″Đông.

– Đảo Bình Ba: là 1 hòn đảo thuộc xã Cam Bình, thị xã Cam Ranh, Khánh Hoà, cách thành phố cam Ranh (Khành Hòa) 3km.Vùng biển ở đây còn khá hoang sơ do chưa được khai thác làm du lịch nhiều. Bãi biển xanh trong với rất nhiều san hô. Nghề chủ yếu của người dân là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Vị trí: 11°50’23″Bắc   109°14’11″Đông.

– Cù Lao Chàm: thuộc xã đảo Tân Hiệp, thị xã Hội An (Quảng Nam), cách bờ biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) 15 km, Cù lao Chàm là một cụm đảo bao gồm 8 đảo được đặt tên hết sức dân dã: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông với khoảng 3.000 người đang sinh sống.

Cù lao Chàm có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rạn san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.

– Cù Lao Ré(đảo Lý Sơn): Huyện Lý Sơn, là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Huyện đảo Lý Sơn chỉ rộng 10km2, gồm đảo Lớn (xã An Hải và An Vĩnh) và đảo Bé (xã An Bình), vẫn còn hoang sơ với hệ sinh thái biển thật phong phú. Nơi đây còn lưu quần thể di tích hải đội Hoàng Sa – Trường Sa. Vị trí: 15°22’49″Bắc   109°7’14″Đông.

– Cù Lao Xanh: còn gọi là đảo Vân Phi là một hải đảo nằm gần vịnh Xuân Đài, thuộc xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đảo có diện tích: 365 ha, dân số: 2300 người và gồm các thôn: Thôn Tây (trung tâm), Thôn Trung, Thôn Đông. Đảo cách Quy Nhơn 17 km, cách xã Xuân Hoà (Sông Cầu – Phú Yên) 6 km. Vị trí: 13°37’11″Bắc   109°21’2″Đông.

– Hòn Con Trâu: thuộc tỉnh Bình Định, cách thành phố Qui Nhơn 15km. Vị trí: 14°8’17″Bắc 109°17’45″Đông.

– Hòn Ông Căn, Hòn Ông Cơ: Hòn Ông Căn còn gọi là Hòn Cân trong cụm đảo Nghiêm Kinh Chiểu thuộc xã đảo Nhơn Lý. Vị trí: 13°53’58″Bắc   109°21’8″Đông. Hòn Ông Cơ là đảo nhỏ nằm phía Nam huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định gần đảo Hòn Ông Căn.

– Đảo Tam Hải: nằm về phía nam của Hội An, thuộc xã Tam Hải, huyện Núi Thành, QuảngNam. hiện có 2.098 hộ gia đình sinh sống bằng các dịch vụ phục vụ nghề cá đã có truyền thống nhiều đời.

– Hòn Ngọn Dứa: là một hòn đảo nhỏ thuộc địa phận thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Phía Đông là đảo Hòn Chùa, phía Bắc đảo, là ghềnh đá dựng, phía Nam, có bãi cát trải dài về phía Đông và Tây, tàu thuyền cập bến dễ dàng.

– Hòn Rùa: thuộc thành phố Nhà Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhìn từ trên cao đảo có hình dạng con rùa đang bơi, đầu quay về hướng ĐôngVị trí: 12°17’20″Bắc   109°14’37″Đông.

Đảo Hòn Đụn: thuộc xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cách Quy Nhơn 18km. Vị trí: 14°14’58″Bắc   109°12’34″Đông

– Hòn Chùa (Phú Yên) thuộc địa phận xã An Phú, thành phố Tuy Hoà. Cách trung tâm thành phố Tuy Hoà – Phú Yên khoảng 10 km đường ôtô, Hòn Chùa có diện tích khoảng 0,22 Km2 và 2 đảo nhỏ là Hòn Dứa và Hòn Than. Khu vực quanh các đảo này có những rạn san hô có diện tích khoảng 100 ha.Vị trí: 13°10’36″Bắc   109°18’41″Đông.

– Hòn Rớ: thuộc thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Vị trí: 12°11’46″Bắc   109°11’52″Đông

– Cù lao Mái Nhà: Đảo nhỏ cách đầm Ô Loan (thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) hơn 4 km. Diện tích khoảng 1,2 km2, cao đến 104 m. Cấu tạo bởi bazan, chân đảo nhiều ám tiêu san hô. Vị trí: 13°16’56″Bắc   109°20’10″Đông.

Vịnh Xuân Đài: (tỉnh Phú yên) Vịnh được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển khoảng 15km, trông giống đầu con kỳ lân, rộng khoảng hơn 13.000 ha mặt nước.
Nơi đây còn có rất nhiều núi, đảo và bán đảo như Cù Lao Ông Xá, mũi Đá Mài, mũi Tai Mã, hòn Mù U…

+ Đảo Nhất Tự Sơn: là một hòn đảo nằm trong vịnh Xuân Đài, thuộc xã Xuân Thọ, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

– Hòn Nưa: Hòn đảo hoang sơ thuộc tỉnh Phú yên, có bãi biển nhỏ chạy dài khoảng 500m theo hình vòng cung, có bờ cát chạy dọc trắng mịn và nước biển trong lành.

Bình Hưng (Hòn Sam): thuộc thành phốCam ranh, Khánh Hòa. Vị trí: 11°46’44″Bắc   109°13’1″Đông

III/ CÁC ĐẢO TỪ BÌNH THUẬN TỚI CÀ MAU

– Hòn Đen (Hòn Mực): Quần đảo Phú Quý -bình Thuận

– Hòn Câu: (Cù lao Câu, đảo Câu) là một đảo vắng, cách bờ biển xã Phước Thể (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) khoảng 9km. Đảo có chiều dài trên 1.500m. Nơi rộng nhất của đảo gần 700m, nơi cao nhất 7m.

– Phú Quý: Phú Quý là một huyện đảo gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp. Đó là các bãi tắm ở vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa ở Ngũ Phụng, bãi nhỏ Gành Hang, bãi Dộc Cái… Đảo Phú Quý là đảo lớn nhất trong cụm đảo, ngoài ra có một số đảo khác như: Hòn Tranh nằm phía bên trái của cảng. Đi tiếp sẽ tới hòn Hải, đây là nơi xuất phát của những con thuyền làm nghề câu cá mập nổi tiếng ở Phú Quý và độc nhất vô nhị ở ViệtNam.

Đảo Kê Gà: Hòn đảo nằm ở cực nam tỉnh Bình Thuận, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam,  cách đất liền chỉ 100 m, được đánh giá là nơi có cảnh trí đẹp nhất vùng biển Hàm Thuận Nam.

– Hòn Nghề: thuộc thôn Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Cách thành phố Phan thiết 29km. Vị trí: 11°1’29″Bắc   108°22’14″Đông

– Hòn Lao (tức Hòn Ghềnh): Cách Mũi Né chưa đầy 1 km. Trước đây thắng cảnh này không có tên trong bản đồ du lịch của Phan Thiết – Bình Thuận, vì còn khá nguyên sơ và không có người ở. Quanh đảo, những ghềnh đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau, phải vượt qua chúng mới leo dần lên được đỉnh

Hòn Rơm: là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ, nằm tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết. Ở trên núi này có một loại cỏ ống dài khoảng 0,50m; vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng vẻ khô vàng giống như một đụn rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm.

– Côn Sơn (Côn Đảo): là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích 76 km².

  • Côn Lôn hay Côn Sơn, Phú Hải, 51,52km²
  • Hòn Côn Lôn Nhỏ, hay Hòn Bà, Phú Sơn, 5,45km²
  • Hòn Bảy Cạnh, hay Hòn Bãi Cạnh, Phú Hòa, 5,5km²
  • Hòn Cau, hay Phú Lệ 1,8km²
  • Hòn Bông Lan, hay Bông Lang, Bông Lau, Phú Phong, 0,2km²
  • Hòn Vung, hay Phú Vinh 0,15km²
  • Hòn Ngọc, hay hòn Trọc, hòn Trai, Phú Nghĩa, 4,4km²
  • Hòn Trứng, hay hòn Đá Bạc, hòn Đá Trắng, Phú Thọ, 0,1km²
  • Hòn Tài Lớn, hay Phú Bình 0,38km²
  • Hòn Tài Nhỏ, hay Hòn Thỏ, Phú An, 0,1 km²
  • Hòn Trác Lớn, hay Phú Hưng 0,25km²
  • Hòn Trác Nhỏ, hay Phú Thịnh 0,1km²
  • Hòn Tre Lớn, hay Phú Hòa 0,75km²
  • Hòn Tre Nhỏ, hay Phú Hội, 0,25km²
  • Hòn Anh, hay Hòn Trứng Lớn
  • Hòn Em, hay Hòn Trứng Nhỏ

– Long Sơn: Xã được bao bọc bởi kênh rạch, sông biển. Xã đảo Long Sơn gồm một đảo chính nằm men theo triền của núi Nứa, đoạn cuối của dãy núi Phước Hòa đâm ra biển và đảo nhỏ là đảo Gò Găng. Diện tích đảo là 92km2 với 54km2 là đất liền nhưng có đầy đủ núi, rừng, sông, biển, Long Sơn, xã đảo duy nhất của TP Vũng Tàu.

– Gò Găng: Nằm cách TP Vũng Tàu khoảng 3 km về phía Tây Nam, đảo Gò Găng thuộc địa phận xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, có tổng diện tích 30 km2. Vị trí: 10°26’8″Bắc 107°7’56″Đông

– Hòn Bà: phía ngoài mũi Nghinh Phong (mũi Ô Cấp), thuộc thành phố Vũng Tàu. Năm 1881 một người gốc Miền Trung tên là Hồ Quang Minh bỏ kinh phí xây một ngôi miếu nhỏ trên đảo gọi là miếu Bà. Dân trong vùng quen gọi là Hòn Bà.

– Hòn Hải Ngưu: Từ cổng chính của Bạch Dinh (Thành phố Vũng tàu) nhìn ra biển có hòn đá rất lớn như con trâu đắm mình dưới nước, nên được gọi là Hải Ngưu hay hòn Trâu. Cảnh vật chung quanh thanh nhã, tiếng sóng nước rạt rào.

– Đảo Thạnh An: Đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ, nằm chếch về phía đông. Cách thành phố HCM 62km.

Cồn Vân Liễu – cồn Ông Mão : nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc xã Tân Thành  (Gò Công Đông), có chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4.055ha. Độ cao đường bình độ từ 0,6 đến -6,0m, vùng ven bờ nổi lên khi triều kém.

Cồn Ngang : nằm tiếp giáp phía Đông cù lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân (Gò Công Đông), có chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1.617ha. Độ cao dường bình độ từ -1,1 đến -0,6m, nổi một phần diện tích khi triều kém. Hiện một số khu vực cao trên cồn đã trồng được phi lao, mắm …

Cồn Vượt : nằm cách 1,5km về phía Đông Nam cồn Ngang, có chiều dài 10km, rộng 3km, với diện tích 3.188ha. Độ cao đường bình độ từ -2,3 đến – 6,1m, ngập hoàn toàn.

– Cồn Nghêu (tỉnh Trà Vinh) thuộc địa phận xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, cách bờ biển Mỹ Long khoảng 10 phút đi canô. Là một cồn cát chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống và khi thủy triều lên toàn bộ cồn cát chìm trong nước biển. Gọi là cồn Nghêu vì nghêu ở đây nhiều vô kể, được mệnh danh là “mỏ nghêu” của Trà Vinh. Vị trí: 9°47’54″Bắc   106°32’7″Đông

IV/CÁC ĐẢO TRONG VỊNH THÁI LAN

Vịnh Thái Lan là một vịnh nằm ở biển Đông (biển Nam Vietnam, thuộc Thái Bình Dương), được bao bọc bởi các quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đỉnh phía bắc của vịnh này là vùng lõm Băng Cốc ở cửa sông Chao Phraya, gần Băng Cốc. Vịnh này có diện tích khoảng 320.000 km². Ranh giới của vịnh này được xác định theo đường nối từ mũi Cà Mau ở miền nam Việt Nam tới thành phố Kota Baru trên bờ biển Malaysia.

Vịnh Thái Lan tương đối nông, độ sâu trung bình của nó chỉ khoảng 45 m, và độ sâu lớn nhất là 80 m.

Đặc điểm quan trọng trong vùng biển TâyNamlà sự hiện hữu của rất nhiều hòn đảo. Có trên một trăm đảo lớn nhỏ chia làm 6 nhóm quần đảo và các đảo lẻ: nhóm Hải Tặc, nhóm Bà Lụa, nhóm Nam Du, nhóm Hòn Khoai, nhóm Phú Quốc và An Thới, nhóm Thổ Châu và những hòn đảo khác nằm rải rác đơn độc như Hòn Nghệ, Hòn Tre, Hòn Rái, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc.

– Quần đảo An Thới:  Nằm ở phía Nam đảo Phú Quốc. Quần đảo gồm 15 đảo, trong đó ba đảo có người ở là Hòn Thơm, Hòn Rọi, Hòn May Rút Ngoài. Tổng diện tích đất nổi là 7,2 km², thuộc xã Hòn Thơm (thành lập năm 2003), huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Cư dân của quần đảo khoảng 2.410 người, sống chủ yếu bằng nghề biển. Vị trí: 9°50′ Bắc, 104°05′ Đông

Đảo Phú Quốc: là đảo lớn nhất, có diện tích 568 km2, dài 52 km, chiều rộng từ 3 đến 29 km. Phú Quốc cách Mủi Nai, Hà Tiên 46 km, cách Rạch Giá 114 km. Núi và rừng chiếm phần lớn diện tích đảo (có đến 99 ngọn núi).

Phú Quốc nằm trong nhóm đảo An Thới, các đảo này bao quanh nên Phú Quốc ít bị sóng gió, và trở thành cảng biển lý tưởng trong Vịnh Thái Lan. Phú Quốc hiện có 60,000 cư dân sanh sống.

– Hòn Bàng: gần bờ phía Bắc đảo Phú Quốc, giáp giới biển Campuchia. Vị trí: 0°22’20″Bắc  103°48’44″Đông.

Hòn Rái: Là đảo lớn thứ nhì sau Phú Quốc, đảo còn có tên là Lại Sơn hoặc Sơn Rái, diện tích hơn 12 km2.

Hòn Tre: nhỏ hơn Hòn Rái, diện tích chỉ hơn 4 km2, nhưng có địa vị quan trọng, vì đây là huyện lỵ của huyện Kiên Hải.

Hòn Nghệ: nằm giữa đường Rạch Giá đi Phú Quốc. Diện tích khoảng trên 4 km2 có 1,350 người sinh sống. Hòn Nghệ là một xã thuộc huyện Kiên Hải.

Quần đảo Nam Du: gồm 21 đảo lớn nhỏ, trong đó có 7 đảo có người sinh sống và 8 đảo chìm, có đảo chưa có tên.

Hòn Mấu: là một trong 21 hòn đảo thuộc quần đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang). Hòn Mấu rộng khoảng 200ha với hơn 120 hộ dân nằm liền nhau vắt ngang qua phần thấp nhất của đảo

Quần đảo Hải Tặc: gồm 16 đảo lớn nhỏ. Tên quốc tế là Iles des Pirates vì người ta cho rằng bọn cướp biển thường dùng đảo này làm sào huyệt.

Quần đảo Hòn Khoai: (tên cũ: Đảo Giáng Hương, Ile Independence, Poulo Obi) Cụm Đảo cách đất liền 14,6 km, nằm về phía tây nam thị trấn Năm Căn thuộc huyện Ngọc Hiển.

Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo sát nhau: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tương với tổng diện tích 4 km2. Đảo cao nhất có độ cao 318m. Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quí, nhiều nhất là gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã lôi cuốn du khách.

– Quần đảo Bà Lụa: thuộc xã Sơn Hải và Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Quần đảo có hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển Tây. Còn có tên khác được nhiều người gọi là “Tiểu Hạ Long” của phươngNam. Mỗi hòn đảo đều có tên riêng như: Hòn Một, Hòn Lô Cốc, Hòn Đá Lửa, Hòn Heo, Hòn Đá Bạc, Hòn Rễ Lớn, Hòn Rễ Nhỏ, Hòn Nhum Bà, Hòn Ngang… Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10 hòn có người sinh sống.

Thổ Châu: (Thổ Chu) là một quần đảo, được coi là ở cực tây nam nước Việt Nam. Đơn vị hành chính là xã đảo Thổ Châu, thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Quần đảo gồm 8 đảo, lớn nhất là đảo Thổ Chu, điểm cao nhất là 167m. Xã hiện có 5.500 dân, trong đó có gần 500 là người dân nhập cư.

Các đảo lớn khác có Hòn Cao Cát, Hòn Mô, Hòn Cao, Hòn Từ, Hòn Nước, Hòn Keo Ngựa; đặc biệt có Hòn Nhạn được chọn làm điểm chuẩn A1 của đường cơ sở dùng để xác định lãnh hải Việt Nam. Ngoài Hòn Nhạn là lãnh hải Việt Nam và trở vào vùng nội thuỷ.

Ngoài ra còn có Hòn Cao Cát là hai hòn đảo nhỏ cách đảo 15 km về hướng đông bắc.

– Hòn Đá Bạc: ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) Hòn Đá Bạc gồm các hòn nằm liền nhau là hòn Trọi, hòn Ông Ngộ và hòn Đá Bạc với tổng diện tích khoảng 6,5ha. Trên các hòn có một số đỉnh đồi cây cối chen vào các hốc đá, mọc um tùm.

– Hòn Chuối: là đảo thuộc vùng biển Tây của Việt Nam. Đảo thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau và cách cửa biển Sông Đốc 17 hải lý về phía tây. Đảo có diện tích khoảng 7 km2 với phần lớn là rừng nguyên sinh. Trên đảo hiện có 52 hộ ngư dân với khảng 200 nhân khẩu. Vị trí: 8°56’53″Bắc 104°31’32″Đông.

V/ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA:

Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là “cát vàng” (tiếng Anh: Paracel Islands;là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 Hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý. Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi khoảng 15.000 km2, giữa kinh tuyến khoảng 111 độ Đông đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý(1 hải lý = 1,853  km), từ 17°05’ xuống 15°45’ độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.

Quần đảo Hoàng Sa năm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, QuảngNamvà một phần Quảng Ngãi.

Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần với đất liền Việt Nam hơn cả: Từ đảo Triton đến Mũi Ba Làng An(Cap Batangan:15°Bắc, 108°6’ kinh Đông), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý, cách cù lai Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoang Sa Pattle: 16°vĩ B 111°6’ Đ và Ling-Sui hay Leing Soi: 18°Bắc, 110°03 kinh Đông); nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa thì còn xa hơn nhiều, tổi thiểu là 235 hải lý.

Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn, hiện có 23 đã được đặt tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Các đảo trên không cao, nhất là đảo Hòn Đá(50 feet), đảo thấp nhất là đảo Tri Tôn(10 feet). Các đảo chính gồm hai nhóm:

–    Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent group) ở TâyNam.

–    Nhóm An Vĩnh ở (Amphitrite group) ở Đông Bắc.

1. Nhóm Lưỡi Liềm

Nhóm Lưỡi Liềm còn gọi là Trăng Khuyết hay Nguyệt Thiềm, theo như Sơn Hồng Đức nếu nhìn từ máy bay xuống, nhóm đảo này trông như hình chiếc bánh “croissant” châu đầu vào nhau. Có 7 đảo chính và vô số nhỏm đá:

Đảo Hoàng Sa (Pattle, Shanhu Dao): Tuy là đảo chính nhưng không phải là đảo lớn nhất, có vị trí quân sự quan trọng nhất cho việc phòng thủ bờ biển ViệtNam, hơn cả đảo Phú Lâm.

Đảo nằm trên tọa độ 16°32,2 vĩ B, 111°35,7 kinh Đ, hình bầu dục, dài khoảng hơn 900m, rộng khoảng 700m, diện tích chừng 0,3km2 (30ha)  gồm cả vòng san hô bao quanh.

Đảo Hữu Nhật (Robert, Canquan Dao hay Cam Tuyền): Đảo mang tên xuất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật được vua Minh Mạng phái ra đảo Hoàng Sa đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ vào năm 1836.

Phía Nam đảo Hoàng Sa cách độ 3 hải lý, hình bầu tròn, đường kính 800 m, chu vi 2000m , diện tích khoảng 0,32 km2 (32 ha. Đảo này không có người. Vị trí: 16°30’60 Bắc 111°344 Đông

Đảo Duy Mộng (Drummond, Jinquing Dao): Đảo ở phía Đông Nam đảo Hữu Nhật, phía Đông Bắc là đảo Quang Hòa nằm trên tọa độ 111°44’kinh Đ, 16o 28’ vĩ B, cũng do san hô cấu tạo thành, bãi xan hô ra xa đảo, nhô lên khỏi mặt nước khoảng 4m. Đảo hình bầu dục, diện tích khoảng 0,41km2(41ha)  không có loại cây lớn, chỉ toàn loại cây nhỏ. Giữa đảo là vùng đất trống, có thể định cư được.

Đảo Quang Hòa (Duncan, Chenhang Dao): Đảo nằm trên tọa độ 111°42’ kinh Đ, 160°26’ vĩ B cũng do san hô tạo thành, là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent Group), chung quang đảo là bãi cát màu vàng(hoàng sa hay cát vàng). Vòng san hô lan ra rất xa khỏi bìa đảo. Cạnh đảo lớn có những hòn đảo nhỏ nối liền nhau bằng bãi cát dài. Một vài bản đồ địa chất ghi Quang Hòa thành hai đảo Quang Hòa Đông và Quang Hòa Tây:

+ Quang Hòa Đông có rừng cây nhàu, một loại cây dùng để làm thuốc thường thấy nhiều ở vùng Nam Bộ Việt Nam và cây phosphorite mọc ở phía Tây của đảo, nhiều cây cao tới 5m. Phần phía Đông trơi trụi chỉ có dây leo sát mặt đất.Chu vi đảo 2.700m, diện tích khoảng 0,48km2 (48ha)

Quang Hòa Tây là một đảo nhỏ, gần hình tròn, chu vi 1000m chỉ băng 1/10 Đảo Quang Hòa Đông, khoảng 0,09km2 (9ha), cũng có những loại cây như ở đảo Quang Hòa Đông nhưng chỉ cao hơm 3m.

Đảo Quang Ánh (MoneyIsland, Jinyin dao, Kim Ngân (TQ))

Đảo nằm trên tọa độ 111°36’ kinh Đ, 160°27’ vĩ B do san hô tạo thành, nhô lên mặt nước độ 6m, nơi cao nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm. Chung quang đảo, bờ biển có nhiều đá ngầm sắc nhọn rất nguy hiểm, tàu lớn không thể cặp neo được. Đảo mang tên Phạm Quang Ánh, một đội trưởng Hoàng Sa được vua Gia Long sai đo đạc thủy trình ở Trường Sa năm 1815. Đảo hình bầu dục hơi tròn, chu vi khoảng 2.100m, diện tích khoảng 0,3km2 (30ha).

 

– Nhóm đảo Lưỡi Liềm: Ngoài 5 đảo trên còn có 4 đảo nhỏ như đảo Ba Ba (Hoàn Thử 111°38’ kinh Đ, 160°36’ vĩ B), đảo Xà Cừ (111°42’ kinh Đ, 16°33’ vĩ B), và các đá như Hải Sâm (Antelope Reef, 111°34’ kinh Đ, 16°29’ vĩ B) đá Lồi (Discovery Reef, Yuzhuo Jiao, 111°40’ kinh Đ, 16°14’ vĩ B) đá Chim Yến (Vunladdaore Reef, 112°04’ kinh Đ, 16°21’ vĩ B), đá Bạch Quy (Passu Keah Reef, Panshi Yu, 111°34’ kinh Đ, 16°29’ vĩ B).

2. Nhóm An Vĩnh , (Amphitrite Group).

Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hòang Sa, cũng là các đảo san hô lớn nhất của Biển Đông. Đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm.

– Đảo Phú Lâm (Woody Island, Yongxing Dao): Nằm ở tọa độ 112°20’ kinh Đ, 16°50’ vĩ B, đảo lớn nhất trong quần đảo, bề dài 3.700m, bề rộng 2.800m. Trên đảo, cây cối um tùm, có vài cây dừa, nên gọi là Phú Lâm. Đây là đảo duy nhất từ xa có thể nhìn thấy được. Đảo có cầu tàu lớn, sân bay, đài kiểm pháo và nhiều phương tiện quân sự khác.

– Các đảo khác

Tất cả các đảo, bãi ở quần đảo Hoàng Sa đều thuộc vĩ tuyến 17, trừ Đá Bắc (North Reef, Beijiao, 111°381’ kinh Đ, 160°05’ vĩ B), tại bãi này có nhiều xác tàu bị đắm nhất. Cụm An Vĩnh còn có đảo Cây (Tree Island, Zhaoshudao), 112°16’ kinh Đ, 160o 36’ vĩ B111°38’ kinh Đ, 160°50’ vĩ B). Nhà cầm quyền thực dân Pháp dựng một quan trắc khí tượng, số liệu trong danh sách World Meteorological Organisation là 48859.

– Đảo Bắc (North, 112°38’ kinh Đ, 160°57’ vĩ B)

– ĐảoNam(South Island, Nandao, 112°197’ kinh Đ, 160°567’ vĩ B)

– Đảo Giữa (MiddleIsland, Zhongdao 112°197’ kinh Đ, 160°567’ vĩ B)

– Đảo Đá (Rock Island, 112°19’ kinh Đ, 160°51’ vĩ B) ở phía Tây Bắc đảo Phú Lâm.

– Cồn cát Tây (West Sand, Xi Shazhou, 112°12’ kinh Đ, 16°587’ vĩ B)

– Cồn Cát Nam ( South Sand, Nan Shzhou, 112°203’ kinh Đ, 16°57’ vĩ B)

3. Nhóm Linh Côn

Nằm về phía cực Đông của quần đảo Hoàng Sa. Đảo nằm vào kinh độ 112°44’ kinh Đ, 16°40’ vĩ B. Linh Côn là tên một con tàu bị nạn ở đây và đầu thế kỷ thứ XX. Lớn nhất là đảo Linh Côn, diện tích chừng 1,62km2 , trên đảo có nước ngọt. Vùng san hô bao quanh kéo dài về phíaNamtới 15 hải lý.

Các đảo thuộc nhóm này không mấy quan trọng, chỉ là những mỏm san hô nhấp nhô trên mặt nước biển.

Phía Tây nhóm đảo Linh Côn còn có Đá Tháp (PyramidIsland, 112°385’ kinh Đ, 16°345’ vĩ B). Phía Nam, Tây Nam còn có bãi Quảng Nghĩa (Jehangir Zhanhan tan), Bãi Châu Nhai (Bremen Bank, Bimmeitan), bãi Tân Mê (112°320’ kinh Đ, 16°18’ vĩ B), Bãi Bồng Bay (Bombay Reef, Lang hua jiao, 112°30’ kinh Đ, 16°02’ vĩ B) Ốc Tai Voi ( Herald Bank, 112° 16’ kinh Đ, 15°40’ vĩ B), Bãi La Mác (111° 34’ kinh Đ, 16°31’ vĩ B)

Ngoài ra ở cựcNamcòn có đảo Tri Tôn (TritonIsland, Zhongjian dao, 111°12’ kinh Đ, 15°46’ vĩ B ). Đây là hòn đảo đơn độc ít người lui tới nhưng rất nhiều hải sản, san hô đủ màu.

IV/ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Người Pháp gọi là Archipel des ile Spratley, người Anh, người Mỹ gọi làSpratleyIslandshay Spratlies. Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa) hay Nan Wei quần đảo. Philipines gọi là Kalayaan. Nhật gọi là Shinan Guto.

Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 và các Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Quần đảo trải dài từ 6°2’ vĩ Bắc đến 111°28’ Bắc, từ kinh độ 112° Đ đến 115°Đ) trong vùng biển chiếm khoảng 160.000 đến 180.000 km2. Biển tuy động nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11km2.

Về số lượng đảo theo thống kê của tiễn sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển thuộc Ban Biên giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Trần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính).

Theo thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính là các đảo, đá, bãi phụ cận. Philipines đã liệt kê một danh sách 53 đơn vị gồm hòn đảo và cù lao trong một khu vực 976 dặm vuông. Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ Quân Sự Bộ Tổng Tham Mưu (Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia ra làm 9 cụm chính kể từ Bắc xuống Nam:

1. Cụm Song Tử: gồm 2 đảo, đá, 2 bãi:

– Song Tử Đông (Northeast Cay,Pei Zi Dao hayPei –tzu Tao (Trung Quốc), Parola Isl,. (Phi) Vị trí: 11°255’ vĩ B, 114°20’ kinh Đ).

– Song Tử Tây (Southwest Cay, Nan Zi Dao Nan) hay Nan –tzu Tao ( Trung Quốc), Pugad Isl., (phi) 11°255’ vĩ B, 114°Đông)

Hai hòn đảo này sinh đôi nằm ở cực bắc của quần đảo trường sa, ngang vĩ độ với Phan Rang (Ninh Thuận). Trên đảo có những cây cao trung bình, nhiều phân chim có thể chế biến thành phân bón. Vòng quanh hai đảo này, về phía Đông vàNamchừng năm hải lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây.

Song Tử Đông hơi tròn, diện tích 20 acres, dài 900m, rộng 250m, cao độ 3m, có nhiều bãi cát và san hô xung quanh, nhiều cây cối, một ít dừa.

Song Tử Tây hình lưỡi liềm, diện tích nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700m, rộng 300m, có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ.

* Cụm Song Tử có:

Đá Bắc (North Reef, Pei Jiao hay Tung – Pei – Chiao (Trung Quốc) 11°28 vĩ B, 114° kinh Đ),

Đá Nam (South Reef, Nan Jiao hay Nai –lo- Chiao, 11°vĩ B, 114°18 kinh Đ)

* Phía Đông cụm Song Tử còn có:

Bãi cạn Đinh Ba ở phía Bắc (Trident Shoal, Yong deng Ansha hay Yung –teng An –sha (Trung Quốc), TatLong, Tulis Shoal (Phi), 11°20 vĩ B, 114°42 kinh Đ)

Bãi Núi Cầu (Lys Shoal, Lesi Ansha (Trung Quốc), Bisugo Shoal (Phi), 11°205 vĩ B, 114°35 kinh Đ phía Nam.

2. Cụm đảo Thị Tứ

Nằm ở phía Namcụm Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá

Đảo Thị Tứ (Thi Tu Island, Zhong Ye Dao hay Chung -Yeh Tao (Trung Quốc), Pagasa Isl (phi) 11°27 vĩ B, 114°17 kinh Đ). Đảo nằm ở phía Đông Bắc của đảo Trường Sa (Spratley) do san hộ tạo thành lẫn với cát trắng và đá vôi. Đảo hình bầu dục, bề ngang 550m, dài 700m, có giếng nước ngọt. Chung quanh đảo có rất nhiều rong biển và các bãi đá ngầm.

Đá Hoài An (Xandi, 11°03 vĩ B, 114°134 kinh Đ),

Đảo Tri Lễ (Sandy Cay, 11°037 vĩ B, 114°154 kinh Đ),

Đảo Vĩnh Hảo (11°045 vĩ B, 114°22 kinh Đ),

Đảo Cái Vung (11°079 vĩ B, 114°115 kinh Đ).

Đảo Xu Bi (Subi Reef, Zhu Bi Jiao, Zamora Reef (Phi),10°54vĩ B, 114°06 kinh Đ).

3. Cụm Loại Ta (Loai Ta)

Ở phía Đông cụm Thị tứ gồm đảo Loại Ta phía dưới và cồn San Hô Lancan hay An Nhơn (Lankan Cay, Yang xin Zhou, Panata, 10°45 vĩ B, 114°33 kinh Đ) ở phía Đông. Phía Bắc là cụm đảo Loai Ta (10°407 vĩ B, 114°24 kinh Đ Loại Ta Island, Namyue Dao(Trung Quốc), Kota(Phi). Đảo hình tròn, đường kính 300m, cao chừng 2m, có nhiều cây lớn mọc quanh đảo. Phía Bắc đảo có nhiều cây dừa.

Cụm còn có:

– Đảo An Lão (Menzeis Reef , Mong zi Jiao (Trung Quốc), Lankandula Reef, 11°038 vĩ B, 114°48 kinh Đ),

Bãi Đường (Chan tan (Trung Quốc), 11°vĩ B, 114°42 kinh Đ),

Bãi An Nhơn Bắc (đá cuội) (Ku gui Jiao (Trung Quốc) 10°465 vĩ B, 114°34 kinh Đ),

Bãi Lọai Ta Bắc(Laoita Reef, Shuan huan Shazhou, 11°422 vĩ B, 114°210 kinh Đ),

Bãi Lọai Ta Nam (Laoita Bank, Shuan huan Shazhou, 11°427 vĩ B, 114°195 kinh Đ).

Phía Đông cụm Loại Ta có đảo Dừa và Đá Cá Nhám.

4. Cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia.

Ở phíaNamcụm Loại Ta, nằm kết thành một vòng san hô Tizart Bank, gồm:

Đảo Nam Yết (NamYit Island, Hong xui dao, 10°11 vĩ B, 114°217 kinh Đ),

Đảo Sơn Ca (Sand Cay, Dungian shazhou, 11°227 vĩ B, 114°285 kinh Đ),

Bãi Bàn Than (10°231 vĩ B, 114°245 kinh Đ),

Đảo Đá Núi Thị (Petley Reef, Bolan Jiao, 10°247 vĩ B, 114°348 kinh Đ),

Đảo Đá En Đất (Eldad Reef, An da jiao, 10°21 vĩ B, 114°41 kinh Đ),

Đảo Đá Lạc ( Meiji Jiao, 10°102 vĩ B, 114°148 kinh Đ)) ,

Đảo đá Gaven (Gaven Reef, Nan xun jiao, 10°127 vĩ B, 114°13 kinh Đ),

Đá Lớn (Great Discovery Reef, Daxian jiao, 10°045 vĩ B, 114°52 kinh Đ),

Đá Nhỏ (Small Discovery Reef, Xiaoxien jiao, 10°015 vĩ B, 114°52 kinh Đ),

Đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef, Fulusi jiao, 10°147 vĩ B, 114°375 Đ),

– Đá Chữ Thập (Fiery Cross or N.W, Yungshu jiao Kagilingan Reef, 9°353 vĩ B, 114°542 kinh Đ). Đây là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25km, rộng tối đa 6 km. (Bị Trung Quốc chiếm đóng).

+ Các đảo khác trong cụm đảo:

– Đảo Ba Bình (Itu Aba Island, Taiping dao (Trung Quôc), Ligaw I (Philippines), 10°0228 vĩ B, 114°217 kinh Đ). Là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa, độ cao chừng 4m (13ft); dài 1360m cao 3,8m diện tích 489.600m 2 (gần 50 ha). Có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, đất đai màu mỡ, trồng trọt khoai mì, rau cải,chuối… Chung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh.

Phía TâyNamcụm Nam Yết có, bị quân Trung Quốc chiếm đóng, biến nơi đây thành cơ sở quân sự quan trọng.

Đảo Nam Yết (NamYit Isl., Hongxui Jiao (Trung Quốc) Binago (Phi) 10°11 vĩ B, 114°217 kinh Đ). Đảo lớn thứ hai sau Ba Bình, song là hòn đảo cao nhất của quần đảo, ở phía Nam của cụm, hình chữ C, dài khoảng 700m, rộng 250m cao 4,7m (15ft).

– Đảo Sơn Ca (Sand Cay, Dungian shazhou, 10°227 vĩ B, 114°285 kinh Đ). Đảo có hình giống chữ C, dài 391m, rộng 156m, cao 3m (so với mực nước trung bình). Đảo có các loại cây như hú xương, bang, chiếc bạc và cỏ dại, dây leo mọc khắp nơi.

5. Cụm đảo Sinh Tồn

Nằm ở phíaNamquần đảo Nam Yết Tigia. Gồm:

Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island, Hing hong dao, 9°526 vĩ B, 114°192 kinh Đ)

Đá Sinh Tồn Đông: (9°526 vĩ B, 114°192 kinh Đ),

Đảo Nhạn Gia (9°532 vĩ B, 114°202 kinh Đ),

Đá Bình Khê (Endmund Reef, 9°530 vĩ B, 114°232 kinh Đ),

Đá Ken Nan (Mekennam Reef, (9°535 vĩ B, 114°273 kinh Đ),

Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef, (9°542 vĩ B, 114°293 kinh Đ),

Đá Bãi Khung (Holiday Reef, 9°565 vĩ B, 114°335 kinh Đ),

Đá Đức Hòa (Empire Reef, 9°573 vĩ B, 114°348 kinh Đ),

Đá Ba Đầu ( Whitsun Reef, Weinan jiao (Trung Quốc) 9°59 vĩ B, 114°390 kinh Đ),

Đá An Bình (Ross Reef 9°535 vĩ B, 114°364 kinh Đ),

Đá Bia (Bamfore, 9°497 vĩ B, 114°302 kinh Đ)

Đá Văn Nguyên (Jones Reef, 9°407 vĩ B, 114°285 kinh Đ),

Đá Phúc Sỹ (Higgen Reef 9°467 vĩ B, 114°240 kinh Đ),

Đá Len Đao, Đá Gạc Ma (Johnson  Reef, Zhang jiao (Trung Quốc), Mabine Reef(Phi) 9°420 vĩ B, 114°127 kinh Đ),

Đá Cô Lin (Conlins Reef, Cao lin jiao, 9°450 vĩ B, 114°138 kinh Đ),

Ba hòn đảo và một số hòn đảo nhỏ nổi lên tạo thành một vòng đài san hô có tên là “Union Reef”, gồm:

Đảo Nghĩa Hành (Lovele Reef, 9°50 vĩ B, 114°157 kinh Đ),

Đa Tam Trung (9°511 vĩ B, 114°160 kinh Đ),

Đá Sơn Hà(Gent Reef, 9°52 vĩ B, 114°175 kinh Đ).

6. Cụm đảo Trường Sa.

Cụm đảo Trường Sa nằm phia Đông, kế cận các bãi, đá thuộc thềm lục địa Việt Nam như Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính. Nằm ở phíaNamvà phía TâyNamcủa cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang, gồm có 3 đảo, các đá, bãi:

Đá Lát (Ladd Reef, Riji jiao, 8°358 vĩ B, 111°55 kinh Đ),

Đảo Trường Sa (Spratley Island, Nan wei dao, 8°384 vĩ B, 111°55 kinh Đ). Là đảo lớn nhất trong cụm đảo này, người Pháp đã gọi là đảo bão tố ( Ile de Tempete), có dạng hình tam giác cân mà đấy hơi chệch về phía Bắc. Đáy dài 350m, hai cạnh kia, mỗi cạnh dài 450m, cao độ ở phía Bắc là 3,5m  ở phía Nam là 2,1m so với mặt nước lúc nước ròng.
Không có cây lớn, nhiều nhất là Nam Sâm, có dược tính, các loại rau sam, Muống biển. Có loại chim Hải Âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt , khá sâu, độ cao 3m.

Bãi Đá Tây (West Reef  (Sand patch), Xijiao jiao, 8°52 vĩ B, 112°14 kinh Đ),

Đá Đông (East Reef, Dong Jiao, Silangan Reef, 8°502 vĩ B, 111°345 kinh Đ),

Đá Châu Viên (Cuarteron Reef, Hua yang Jiao, 8°53 vĩ B, 111°500 kinh Đ),

Đa Tốc Khan (Alison Reef, Liumen jiao, 8°50 vĩ B, 111°00 kinh Đ),

Đá Núi Le (Coznwalis S. Reef,Nan hua jiao, 8°45ĩ B, 111°11 Kinh Đ),

Đá Tiên Nữ (Tennent Reef, Pigion, Tian Ian jiao, 8°52 vĩ B, 111°39 kinh Đ).

Trường Sa Đông (Central Reef, Zhong jiao, 8°55 vĩ B, 112°21 kinh Đ),

Đảo Phan Vinh (Pearson Reef, Bisheng jiao, 8°58 vĩ B, 113° 413 kinh Đ).

7. Cụm đảo An Bang (Thám hiểm)

Ở phíaNamcụm đảo Trường Sa (Spratley) gồm có một đảo và các bãi, đá:

Đá Ba Kè (Bombay Castle, Pongpo bao jiao, 7°56 B, 111° 440Đ),

Bãi Đất ( Orileana Shoal, Aonan Ansha, 7°41 vĩ B, 113°440 kinh Đ).

Bãi Đinh (Kinhston, Shoal, Jin du ansha, 7°34 vĩ B, 111°345 kinh Đ),

Bãi Vũng Mây (John Pacth, Changpun, ansha, 7°47 vĩ B, 113°35 kinh Đ),

Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef Bai jiao, 8°10 vĩ B, 113°18 kinh Đ),

Đá Hà Tần ( Lzzie, Webr Li xei jiao, 8°045 vĩ B, 113°10 kinh Đ),

Đá Tân Châu (10o505 vĩ B, 115o 51 kinh Đ),

Đá Lục Giang ( Hopp Reef, He jiao, 10°105 vĩ B, 115° 215 kinh Đ),

Đá Long Hải (Livok Reef, Nan Tang quan dao, 10°105 vĩ B, 115° 17 kinh Đ),

Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal Banyeu jiao 8°52 vĩ B, 113° 51 kinh Đ),

Đá Công Đo (Commodore Reef, Siling jiao, 8°22 vĩ B, 115°13 kinh Đ),

Đá Kỳ Vân (Marivels Reef , Nan hai jiao, 7°37 vĩ B, 113°56 kinh Đ),

Bãi Kiệu Ngựa (Asdasier Reef, Andu jiao, 7°37 vĩ B, 113°56 kinh Đ),

Đá Hoa Lau (Swallow Reef, Dan Wan jiao 7°24 vĩ B, 113°56 kinh Đ),

Đá Sắc Lôt (  Royal Charlotts Reef, Huan lu jiao, 6°565 vĩ B, 113° 36 kinh Đ),

Đá Louisa (Louisa Reef, Nan tong jiao, 6°209 vĩ B, 113°154 kinh Đ).

Đảo An Bang: là đảo duy nhất trong cụm (Ambonay Cay, Anbo shazou, 7°522 vĩ B, 113° 542 kinh Đ). Đảo An Bang giống như một cái túi đáy nằm ở phía Đông và miện túi thắt lại ở phía Tây. Đảo tương đối là nhỏ và dài, chỉ rộng 20 m so với mặt nước lúc nước ròng.

8 Cụm đảo Bình Nguyên.

Cụm đảo ở về phía Đông gồm:

– Đảo Bình Nguyên (Flat Island, Fei xin dao 10°49 vĩ B, 115°495 kinh Đ) và Đảo Vĩnh Viễn (Nashan Island, Ma huan dao, 10°44 vĩ B, 115°48 kinh Đ). Mỗi đảo diện tích khoảng 15 acres. Đảo Vĩnh Viễn dài chừng 580m, cao khoảng 2m, Đảo Bình Nguyên thấp hơn, rất hẹp bề ngang.

* Phía Nam gần đảo Vĩnh Viễn có:

– Đá Hoa (10o32 vĩ B, 115o 432 kinh Đ),

– Đá Đít Kim Sơn (10o325 vĩ B, 115o 472 kinh Đ),

– Đá Đin (10o30 vĩ B, 115o 421 kinh Đ),

– Đá Hàn Sơn (10o28 vĩ B, 115o 115 kinh Đ), Đá Pét (10o276 vĩ B, 115o 464 kinh Đ),

– Cồn san hô Giắc- xôn.

* Về phía Nam, xa hơn nữa có:

– Đá Vành Khăn ( Mischief Reef, Mei ji jiao, 9o 55 vĩ B, 115o 32 kinh Đ),

– Bãi Cỏ Mây (2ndThomas Shoal, Ren ai Reef,   9o44 vĩ B, 115o515 kinh Đ),

– Bãi Cạn Suối Ngà (2ndThomas Shoal, Xinyu jiao, 9o195 vĩ B, 115o555 kinh Đ),

– Đá Bốc Xan (Boxall Reef, Pai she jiao, 9o353 vĩ B, 116o095kinh Đ),

– Bãi Cạn Sa Bin (Sabina Shoal, Xian  xin ansha, 9o45 vĩ B, 116o29 kinh Đ).

* Phía Đông cụm đảo Bình Nguyên là:

Cụm đảo Vĩnh Viễn có: Đá Hợp Kim (Hopkins  Reef, Huo xing jiao, 10°49 vĩ B, 116°06 kinh Đ), Bãi Mỏ Vịt (Hirane Shoal, An tang tan, 10°54 vĩ B, 116°205 kinh Đ), Đá Ba Cờ  (Baker Reef, Bei she jiao, 19°43 vĩ B, 5°116 kinh Đ), Đá Khúc Giác (Iroqois Reef, Feng lai jiao, 10°37 vĩ B, 116°10 kinh Đ), Đá Bá, Đá giò Gà (North Pennsylvania Reef, Yang ming jiao 10°485 vĩ B, 116°515 kinh Đ).  Bãi Cạn Nam (Southern Bank, Nan fang gian tan, 10°28 vĩ B, 116°42 kinh Đ), Đá Chà Và (Brown, 10°345 vĩ B, 117°017 kinh Đ), Bãi Cạn Nâu ( Brown Bank, Dong tan 10°44 vĩ B, 117°189 kinh Đ),  Bãi Cạn Rạch Vang (Templer Bank, Zhong xi tan, 10°40B, 117°165Đ), Bãi Cạn Rạch Lấp (10°45 vĩ B, 116°29 kinh Đ) Carnatic Shoal, Hong shi anhsha, 10°06 vĩ B, 117°205 kinh Đ), Bãi Cạn Na Khoai (Lord Auckland Shoal, Elan ansha 10°205 vĩ B, 115°165 kinh Đ).

NỘI DUNG 2: HUYỆN ĐẢO LỚN NHẤT VÀ HUYỆN ĐẢO NHỎ NHẤT VIỆT NAM

ViệtNamgồm có 12 huyện đảo với diện tích cụ thể như sau:

1- Huyện đảo Bạch Long Vĩ: Thuộc Hải Phòng, nằm trên hòn đảo cùng tên với diện tích vào khoảng 2,5 km² khi có thủy triều lên và khoảng 4 km² khi thủy triều xuống;

2- Huyện đảo Cát Hải: Thuộc thành phố Hải Phòng, đây là một đảo cát bằng phẳng có diện tích gần 30 km2;

3- Huyện đảo Cô Tô: Thuộc tỉnh Quảng Ninh. Diện tích 46,2 km²;

4- Huyện đảo Côn Đảo: Thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Huyện đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích là 76 km².

5- Huyện đảo Cồn Cỏ: Thuộc tỉnh Quảng Trị. Diện tích của đảo trước đây gần 4 km², nay khoảng 2,2 km².

6- Huyện đảo Hoàng Sa: Thuộc thành phố Đà Nẵng. Huyện đảo là một quần đảo có khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Diện tích: 305 km²;

8- Huyện đảo Lý Sơn: Còn gọi là Cù Lao Ré, là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km²;

7- Huyện đảo Kiên Hải: Thuộc tỉnh Kiên Giang nằm ngoài khơi vùng biển Tây Nam. Huyện có diện tích khoảng 30 km²;

9- Huyện đảo Phú Quý: (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo nhỏ, với diện tích 16 km². Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận

10- Huyện đảo Phú Quốc: thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km²;

11- Huyện đảo Trường Sa: Thuộc tỉnh Khánh Hòa. Diện tích 496 km2, nằm ở khu vực phía Nam biển Đông, gồm 20 đảo nổi và khoảng 80 bãi ngầm, bãi đá.

12- Huyện đảo Vân Đồn: Thuộc tỉnh Quảng Ninh. Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 551,3 km². Bao gồm hơn 600 hòn đảo, bãi đá lớn nhỏ.

 

1/ PHÚ QUỐC HAY CÒN GỌI LÀ ĐẢO NGỌC, LÀ HÒN ĐẢO, HUYỆN ĐẢO LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM.

Đảo Phú Quốc cách mũi Đông Bắc của đảo quốc gia láng giềng Cam-Pu-Chia 4 hải lý. Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý. Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phíaNam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc-Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km. Tổng diện tích của Phú Quốc là 56.500 ha.

Đây cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.

Khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều,…), tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai. Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu. Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Bên cạnh rừng, những nguồn tài nguyên khác trên đảo như: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước,… có tiềm năng rất lớn để khai thác phát triển kinh tế.

Phú Quốc được xác định là một khu du lịch quốc gia ViệtNam. Tại đây có nhiều thắng cảnh đẹp như: Bãi biển phía nam Phú Quốc, Vườn quốc gia Phú Quốc, Khu đề xuất bảo tồn biển Phú Quốc, Nhà Lao Cây Dừa, Quần đảo An Thới, Bãi Vòng, Suối Tranh.

Bãi biển Phú Quốc, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang của Việt Nam vừa được hãng tin ABC News bình chọn đứng đầu trong số 5 bãi biển đẹp và sạch, nhưng còn ít người biết tới trên thế giới.

Đứng đầu trong danh sách các là Bãi Dài của đảo Phú Quốc. Bãi biển này được xem là “tuyệt vời” nhất trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 hằng năm. Để đến với Bãi Dài cũng như các bãi biển khác trên hòn đảo Phú Quốc, du khách có thể đi tàu thủy hoặc máy bay tuyến TP.HCM – Phú Quốc.

Nhắc đến Phú Quốc thì không thể không nhắc đến những nghề nghiệp truyền thống của cư dân ở đây. Đó là nghề sản xuất nước mắm và nghề trồng hồ tiêu. Nước mắm Phú Quốc và hồ tiêu Phú Quốc là hai mặt hàng nổi tiếng thế giới lâu nay. Ngoài hai nghề này, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phú Quốc là khai thác hải sản. Gần đây, nhờ hoạt động du lịch trên đảo phát triển nhanh chóng, một bộ phận cư dân chuyển sang tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn,…

Về mặt hành chính, đảo Phú Quốc có các đảo nhỏ lân cận khác và 2 quần đảo An Thới, Thổ Chu hợp thành một huyện của Kiên Giang: Huyện đảo Phú Quốc với tổng diện tích là 58.283 ha. Trong đó, quần đảo ThổChunằm xa đảo Phú Quốc nhất (tương tương khoảng cách từ Rạch Giá ra Phú Quốc).

Ngày nay, hệ thống đường giao thông trên đảo đang phát triển nhanh chóng, cạnh đó là các tuyến vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo bằng cả đường hàng không lẫn hàng hải rất thuận tiện nên du khách có thể yên tâm đến cũng như đi lại trên đảo mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.

2/ ĐẢO CỒN CỎ-VIÊN NGỌC ĐỎ GIỮA BIỂN XANH, LÀ HUYỆN ĐẢO NHỎ NHẤT CỦA VIỆT NAM.

Từ bãi biển Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nhìn ra phía tây ta sẽ thấy một hòn đảo xanh lam nổi lên giữa biển như một chiến hạm đang trấn giữ ngoài khơi; đó chính là đảo Cồn Cỏ, còn có tên gọi khác là đảo Con Hổ, đảo Hòn Mệ.
Đặc điểm: Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển Vĩnh Linh khoảng 30km. Không chỉ là hòn đảo nổi tiếng kiên cường trong chiến tranh chống Mỹ, Cồn Cỏ còn là một trong những hòn đảo đẹp hiếm có của miền Trung.

Đảo có diện tích tự nhiên khoảng 2,5km2. Toàn bộ Đảo có độ cao trung bình từ 7 – 10 m so với mực nước biển. Điểm có độ cao lớn nhất là 63m. Đảo có ngư trường rộng lớn khoảng 9.000km2  với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế. Mặc dù với diện tích không lớn nhưng lại có vị trí chiến lược án ngữ toàn bộ phần bờ biển Trung bộ, gần nhiều tuyến đường hàng hải trong nước và quốc tế, do đó nó có vai trò rất lớn trong công tác phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng lãnh thổ, lãnh hải và là một địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của hệ thống đảo, hải đảo và vùng biển Việt Nam.

Từ đảo Cồn Cỏ nhìn về phía tây ta sẽ thấy rõ màu xanh của rừng dương ven biển Cửa Tùng và bãi cát trắng phau trước thềm địa đạo Vĩnh Mốc. Phía tây nam là một dải bờ nam sông Bến Hải, xa nữa là dãy Trường Sơn tím nhạt chạy dài. Chính nhờ vị trí đó mà Cồn Cỏ giữ một ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng trong cuộc đụng đầu lịch sử khi đất nước ta còn chia cắt hai miền Nam- Bắc.

Đảo Cồn Cỏ có hình dạng tương đối tròn, diện tích khoảng 4km², chu vi 8km, độ cao từ 5- 30m so với mặt nước biển, riêng giữa đảo có một đỉnh đồi nhô lên với chiều cao 63m. Tuy chỉ cách đất liền chưa đến 30km, nhưng với các phương tiện thông thường đã không thể ra đảo được khi gặp gió cấp 6 trở lên.

Thực vật trên đảo khá phong phú, đảo nhỏ nhưng vẫn có rừng, có đồi tranh rậm rạp chiếm 3/4 diện tích đảo. Rừng trên đảo có những loài cây lạ mà trong đất liền không có; có cây thân cao vằn vèo nhiều đốt; có cây thân thẳng, da nhẵn như cây ổi nhưng rất to cao, gỗ cứng và nặng, khi bị xây xát nhựa chảy ra có màu đỏ như máu nên gọi là cây “dầu máu”. Lại có loài khoai dại, lá to hơn cả lá chuối, góp phần giúp người che nắng, che mưa. Trên đảo còn có cả những rừng bàng, vào mùa thu, lá bàng đỏ ối cả một vùng như điểm tô cho đảo. Các giống cây ăn trái được thì có đu đủ, chuối, dâu da…

Thế giới động vật trên đảo tuy không nhiều về chủng loại nhưng cũng khá độc đáo. Trên trời thì có chim cu cườm, chim én thay nhau gửi đến con người những tín hiệu bình yên. Dưới đất thì có loài rắn lục xanh nhỏ nhưng rất độc, có thể dùng làm thuốc. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là loài cua đá to gần bằng bàn tay, là nguồn thực phẩm dồi dào và quan trọng trên đảo. Ngoài biển thì có giống rắn biển, còn gọi là con đẻn, dài khoảng một sải tay, độc không kém rắn lục, rượu ngâm đẻn là loại thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi rất được nhiều người ưa chuộng. Dưới biển thì có hải sâm đen, trắng to bằng ngón chân cái, dài bằng gang tay, vừa là vị thuốc quý, vừa là món ăn cao cấp, được xếp ngang với yến sào. Ngoài ra, ở bờ biển Cồn Cỏ còn có loài ốc nón, luộc ăn rất ngon, vỏ ốc có thể tận dụng làm đồ trang sức, mỹ nghệ…

Năm 1965, đảo Cồn Cỏ đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Với thành tích đánh Mỹ giỏi, giữ đảo kiên cường, Cồn Cỏ đã vinh dự được Quốc hội, Chính phủ và Hồ Chủ tịch hai lần tuyên dương là đơn vị anh hùng, được tặng thưởng hai huân chương Độc lập, hai huân chương Quân công, bốn huân chương Chiến công.

Hoà bình lập lại, nhờ bàn tay của con người mà đặc biệt là các chiến sĩ trên đảo đã làm cho Cồn Cỏ ngày một đổi thay với những dãy nhà khang trang, sân bóng, vườn rau… Cồn Cỏ ngày càng thêm sức sống mới.

Từ năm 2002, thực hiện chủ trương chiến lược phát triển Cồn Cỏ thành một đơn vị hành chính dân sinh và quốc phòng, UBND tỉnh ra quyết định thành lập tổng đội thanh niên xung phong  xây dựng Đảo Thanh niên Cồn Cỏ.

Ngày 9/3/2002, tổng đội đã chính thức đi vào hoạt động và đã đưa  một lực lượng thanh niên tình nguyện ra đảo để xây dựng kinh tế.

Ngày 01/10/2004, Cồn Cỏ có Quyết định chính thức thành lập huyện đảo và đang được các ban, ngành trung ương và địa phương quan tâm nhằm giúp huyện đảo Cồn Cỏ khai thác tiềm năng, kinh tế biển và tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng vùng đất, vùng trời, vùng biển của tổ quốc.

Ngày nay, cảnh quan trên đảo đã và đang được cải tạo. Từ một hòn đảo nhỏ bị bom đạn cày xới không thương tiếc, đến nay đã có rất nhiều ngôi nhà khang trang, có sân chơi thể thao, có đường cấp phối. Từ đảo có thể liên lạc dễ dàng với đất liền bằng điện thoại. Các hạng mục hạ tầng cơ sở trên đảo đã và đang từng bước được hoàn thiện, đáng chú ý nhất là công trình bến đậu- âu tàu.

Biên soạn và tổng hợp: Kinh Tài-Trưởng phòng Nghiệp vụ Nhà Thiếu nhi Ninh Thuận

Advertisement

Share this:

  • Email
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Có liên quan

Filed under: TÀI LIỆU |

21 bình luận

  1. GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG CUỘC THI TÌM HIỂU BIỂN, ĐẢO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2011 DO TỈNH ĐOÀN PHÁT ĐỘNG « Cung Thiếu nhi Ninh Thuận, on said:

    […] […]

  2. Ẩn danh, on said:

    rot cuc la may dao ?????

  3. Ẩn danh, on said:

    ủa, nhiều zữ zay he!!!

  4. Khách, on said:

    clgt , đêó hỉu j` kở

  5. Ẩn danh, on said:

    Rốt cuộc là bao nhiêu đảo hả??

  6. Ẩn danh, on said:

    bao nhieu dao ha

  7. Ẩn danh, on said:

    Sao ko đọc rõ phần mở đầu nhỉ. Ăn nói như thế trên trang công cộng thì đủ hiểu trình độ học vấn đến đâu rồi. VN có khoảng 3000 đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo TS-HS (Không kể khoảng 1000 bãi ngầm), Trong số ~ 3000 đảo đó có khoảng 2800 đảo gần bờ.

  8. Van Leader, on said:

    mấy người chưa đọc kỹ mà đã nói bậy bạ rồi, đến bó tay cho cái ý thức

  9. tam, on said:

    k bit cai chi ca

  10. Ẩn danh, on said:

    3000

  11. Ẩn danh, on said:

    vậy có tất cả là bao nhiêu đảo vậy?

  12. Ẩn danh, on said:

    Mỗi bài giới thiệu cần có hình ảnh về hòn đảo hoặc cồn cát , quần đảo…. Vừa đọc vừa tưởng tượng ko có hình ảnh dẫn chứng cụ thể dọc xong tôi cảm thấy buồn ko khác gì khi bạn gới thiêu cái gì đó mà chỉ có nói thôi ko đưa vật đó ra cho người ta xem . Bài nay ko có ý tương thiếu thưc tế , chỉ nhặt nhạnh copy thôi …

  13. Ẩn danh, on said:

    ko hieu j nhieu wa

  14. Ẩn danh, on said:

    k ti mi gi ca

  15. Quần áo Bóng đá Zhong Jian | Shop Thời Trang Subway Tosally, on said:

    […] Việt Nam có tất cả bao nhiêu đảo? Đảo nào … – Bài viết mới. Chuyển địa chỉ trang thieunhininhthuan.wordpress.com; Giải bóng đá Nhi đồng – Nhà Thiếu nhi Ninh Thuận 2012… […]

  16. Việt Nam Xuất Khẩu Sang Nước Nào Nhiều Nhất | Thoi trang Soft Deep, on said:

    […] Việt Nam có tất cả bao nhiêu đảo? Đảo nào … – NỘI DUNG 1: CÁC ĐẢO CỦA VIỆT NAM. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ …… […]

  17. Tiền Việt Nam Có Bao Nhiêu Mệnh Giá | Manila Club, on said:

    […] Việt Nam có tất cả bao nhiêu đảo? Đảo nào … – NỘI DUNG 1: CÁC ĐẢO CỦA VIỆT NAM. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ …… […]

  18. Nguyễn Hùng, on said:

    Việt Nam có 13 Huyện đảo chứ không phải 12 như tài liệu trên nói theo như tài liệu trên thí còn thiếu huyện đảo Các Bà ở Hải Phòng

  19. Ẩn danh, on said:

    chi cho minh di quan dao lon nhat

  20. HVT, on said:

    Bài viết rất hữu ích, nhưng đề nghị tác giả đính chính lại là đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị chứ ko phải thuộc tỉnh Quảng Bình.