Việt nam đã có bao nhiêu người leo được everest

Trong khi đó, cùng thời gian sáng 17/5, người hướng dẫn leo núi người Anh Kenton Cool lên tới đỉnh cao nhất thế giới lần thứ 17, nâng cao kỷ lục của chính mình về số lần lên đỉnh cao nhất của một người không phải công dân Nepal.

Ông Kami Rita, 53 tuổi, giữ danh hiệu lên đỉnh Everest nhiều lần nhất từ năm 2018, khi ông leo lên đỉnh Everest lần thứ 22, vượt qua cột mốc trước đó ông chia sẻ với 2 người leo núi Sherpa khác. Tuy nhiên ngày 14/5, một người leo núi khác, Pasang Dawa, 46 tuổi, lập kỷ lục bằng việc lên đỉnh này lần thứ 26.

Ông Kami Rita là một người hướng dẫn leo núi trong hơn 2 thập niên qua, lần đầu tiên lên đỉnh Everest năm 1994 khi làm việc cho một chuyến thám hiểm thương mại. Kể từ đó, ông đã leo lên đỉnh Everest gần như hằng năm. Được gọi là người đàn ông Everest, ông sinh năm 1970 tại Thame, một ngôi làng ở Himalaya nổi tiếng là nơi sản sinh những người leo núi thành công.

Việt nam đã có bao nhiêu người leo được everest
Ông Kami Rita bên các chứng nhận kỷ lục Guinness thế giới về số lần leo lên đỉnh Everest, tại ngoại ô Kathmandu, Nepal ngày 19/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Các hướng dẫn viên leo núi Nepal, thường là người sắc tộc Sherpa từ các thung lũng xung quanh Everest, được xem là yếu tố then chốt của ngành leo núi. Nepal là nơi có 8 trong số 10 đỉnh núi cao nhất thế giới, trong đó có Everest cao 8.849 m, và đón hàng trăm người phiêu lưu mỗi mùa Xuân, khi nhiệt độ ấm và gió lặng.

Chính quyền Nepal đã cấp 478 giấy phép cho những người leo núi nước ngoài trong năm 2023, có giá 11.000 USD trong tổng chi phí cho một chuyến leo lên đỉnh Everest từ 45.000 USD đến 200.000 USD.

Chia sẻ với báo VietNamNet, anh Phan Thanh Nhiên cho biết, anh đã lên tới đỉnh Everest vào khoảng 5h30 (giờ Nepal) ngày 13/5. Hiện, nhà leo núi này đang chờ giấy chứng nhận chính thức trước khi trở về Việt Nam vào ngày 20/5.

Đây là lần thứ hai, anh Nhiên chinh phục thành công "nóc nhà thế giới". 14 năm trước, anh Nhiên là người Việt Nam trẻ nhất chinh phục Everest. Tính đến nay, có 4 người Việt Nam đã chinh phục thành công "Nóc nhà thế giới".

Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya cao 8.849 m, nằm giữa biên giới Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). Thông thường, hành trình chinh phục Everest thường kéo dài trong 2 tháng. Các nhà leo núi có thể di chuyển bằng 2 con đường để chinh phục đỉnh Everest là leo phía đông nam từ Nepal hoặc phía đông bắc từ Tây Tạng. Các nhà leo núi bắt đầu từ trại nền (5.364 m), rồi qua 4 trạm khác trước khi lên tới đỉnh.

"Do gặp thời tiết bất lợi nên chuyến hành trình này của tôi không được suôn sẻ như lần trước. Đã có thời điểm tôi cảm thấy chỉ còn 10% sức lực. Nhưng cuối cùng, tôi không từ bỏ, quyết tâm mang lá cờ Việt Nam lên đỉnh Everest, vượt qua những giới hạn của bản thân mình. Hiện tôi đang cố gắng khắc phục việc bàn tay bị đóng đá. Rất may tới thời điểm này, mọi thứ đã được kiểm soát, nó chỉ còn tê, buốt nhưng không gặp vấn đề lớn về khớp", anh Nhiên cho biết.

Anh Nhiên dự kiến lên đỉnh núi Everest vào ngày 10/5 để đưa Việt Nam thành quốc gia có người lên đỉnh sớm nhất năm nay. Nhận thấy có đủ thể lực nên anh Nhiên đi một mạch từ chân núi lên trạm 2, trạm 4 (bỏ qua việc nghỉ chân ở trạm 1 và 3). Anh Nhiên tới trạm 2 sau 10 giờ chinh phục liên tục. Tuy nhiên, khi từ trạm 2 lên trạm 4, anh gặp thời tiết xấu, không thể tiếp tục hành trình, đành phải quay lại trạm 2. Dự định chinh phục Everest sớm bị thất bại. Theo Explore Web, Pedro Queiros - nhà leo núi Bồ Đào Nha, là người lên đỉnh sớm nhất năm nay (rạng sáng 9/5).

"Khi trở về trạm hai tôi thực vô cùng mệt mỏi, dường như chỉ còn 10% sức lực. Tôi hụt hẫng, nản chí vì dự định ban đầu không thể thực hiện. Tôi thậm chí đã bỏ ăn và có những suy nghĩ tiêu cực", anh Nhiên thật lòng chia sẻ.

Tuy nhiên sau khoảng 24h nghỉ ngơi, anh quyết định tiếp tục hành trình. "Lúc đó, tôi cảm thấy nếu mình bỏ cuộc thì không đúng với tinh thần và ý chí của con người Việt Nam. Tôi bắt đầu ăn lấy sức, cõng số oxy còn lại và thực hiện hành trình chinh phục "nóc nhà thế giới"", anh Nhiên chia sẻ.

Việt nam đã có bao nhiêu người leo được everest
Anh Nhiên và người bạn Sherpa đồng hành

Anh Nhiên leo khoảng 9,5 giờ để chạm tới trạm 4 và thêm khoảng 10 giờ để tới đỉnh Everest.

"Trung bình mỗi vận động viên khi leo Everest sẽ mang theo 5 bình oxy, mỗi bình nặng 5kg. Tuy nhiên do hành trình gián đoạn vì thời tiết, lượng oxi đã hao nhiều. Để đủ oxi khi lên đỉnh núi, trên hành trình lần hai, tôi phải dùng tiết kiệm, để oxy ở mức thấp nhất. Điều đó làm chân tay tôi lạnh hơn, tê cóng", anh Nhiên cho biết.

Khi lên tới đỉnh, anh Nhiên mở mặt nạ oxy, dùng bàn tay giơ cao lá cờ Việt Nam thể hiện niềm tự hào. "Tuy nhiên cũng chính vì khoảnh khắc này đôi tay tôi bị đóng băng, đông cứng lại. Tôi phải đập liên tục, đi xuống trạm ngâm nước ấm để tay có thể vận động bình thường trở lại", anh Nhiên cho biết.

Trong lần leo năm nay, anh Nhiên được Chính phủ Nepal chọn làm trưởng nhóm cho đoàn 8 thành viên đến từ 6 quốc gia. Bằng kinh nghiệm của mình, anh cho biết đã hỗ trợ 6 người thành công lên đỉnh. Hiện tại, anh đang chờ thành viên cuối cùng trở về trạm nghỉ rồi quay trở lại Kathmandu.

Việt nam đã có bao nhiêu người leo được everest

"Dù dự định ban đầu bất thành nhưng tôi cũng đã thành công vượt qua giới hạn bản thân. Tôi tự mang vác toàn bộ dụng cụ cá nhân, bình oxy lên đỉnh núi. Các bạn Sherpa (Người Sherpa là một dân tộc ở phía đông Nepal, trên vùng cao của Hymalaya) ở đây còn đặt cho tôi biệt danh "Sherpa Việt Nam". Họ khen tôi rất nỗ lực, kiên trì và hiếm ai có thể thực hiện hành trình lên Everest mà không cần người hỗ trợ mang vác đồ như tôi", anh Nhiên tự hào chia sẻ.

Anh Nhiên cũng chia sẻ, anh có dự định quay trở lại Everest vào năm 2023. Mục tiêu của anh là trở thành 1 trong 21 người đầu tiên trên thế giới chinh phục Everest mà không sử dụng bình oxy.

Ông Bishnu Lamsal, chủ công ty Nepal Hiking Adventure chuyên tổ chức tour leo núi ở Nepal chia sẻ sự ngưỡng mộ và tự hào về sự kiên trì, đam mê của Phan Thanh Nhiên.

Mới đây, vào ngày 16/5, Nguyễn Thị Thanh Nhã (Céline Nha Nguyen) cũng trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest.

Ai là người phụ nữ đầu tiên chinh phục đỉnh Everest?

Vào ngày 16/5/1975, Tabei trở thành người phụ nữ đầu tiên chinh phục đỉnh Everest. Bà vẫy lá cờ Nhật Bản và ở trên đỉnh núi khoảng 50 phút. Bà mô tả hành trình đi xuống cũng rất gian nan. Sau thành công, Tabei ngay lập tức trở thành tâm điểm chú ý.

Có bao nhiêu người đã chinh phục được đỉnh Everest?

Hai người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest vào ngày 29/5/1953 là nhà thám hiểm Edmund Hillary (người New Zealand) và Tenzing Norgay Sherpa (người Nepal). Đến nay, một số liệu thống kê cho thấy có gần 10.000 người đã chinh phục thành công đỉnh Everest, từ phía Nepal và Tây Tạng.

Có bao nhiêu người chết khi leo núi Everest?

Theo Cơ sở dữ liệu của Himalaya chuyên theo dõi các trường hợp tử vong trên núi, tổng cộng có 12 người được xác nhận đã chết trong các chuyến thám hiểm Everest trong mùa này và 5 người khác đang mất tích. Tuy nhiên, 5 người này cũng được cho là đã chết, vì không có liên lạc nào ít nhất 5 ngày kể từ khi mất tích.

Mất bao lâu để leo lên đỉnh Everest?

Thông thường, hành trình chinh phục Everest thường kéo dài trong 2 tháng. Các nhà leo núi có thể di chuyển bằng 2 con đường để chinh phục đỉnh Everest là leo phía đông nam từ Nepal hoặc phía đông bắc từ Tây Tạng. Các nhà leo núi bắt đầu từ trại nền (5.364 m), rồi qua 4 trạm khác trước khi lên tới đỉnh.