Virus HIV sống được bao lâu trên bàn chải đánh răng

 Chào bạn! Nếu học y bạn cũng biết HIV lây quan những đường nào rồi đúng không. HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường. HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn vì vi rút này rất yếu và chỉ có thể sống trong các dịch cơ thể. HIV rất dễ chết khi ở ngoài cơ thể, Virus HIV cũng như bao nhiêu loại virus khác đều phải cần 1 môi trường sống thích hợp. Môi trường thích hợp nhất với virus HIV là máu người. Trong các môi trường khác thì virus cũng tồn tại được nhưng chỉ trong 1 thời gian nhất định. 1/ Virus HIV tồn tại trong không khí với nhiệt độ từ 32 - 36 độ trong không quá ... 5 phút 2/HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô từ 2 đến 7 ngày, trong xác chết bệnh nhân AIDS trong 24 giờ. 3/ Với máu của người có H rơi trên đường, nếu bị ánh nắng chiếu trực tiếp thì virus chỉ tồn tại được trong 30 phút. Còn trong chỗ tối, khe ẩm ướt thì có thể được 48h - 1 tuần - Trong kim tiêm : 48h - 7 ngày (tùy trường hợp ). Vì trong kim tiêm máu được lưu trữ tốt hơn, và kim tiêm sau khi được sử dụng (trong trường hợp nghiện chích ma túy) thì thường hay được giấu vào khe tối hoặc bụi rậm nơi không khí ẩm ướt nên có cơ hội tồn tại lâu hơn. 4/ Trong môi trường nước: virus HIV không tồn tại lâu được trong môi trường nước. Nếu người nhiễm HIv bị rơi một vài giọt máu vào môi trường nước là ao, sông, suối , hồ hoặc phổ biến nhất là trong các vũng nước thì lượng virus HIV rất ít, không đủ khả năng lây nhiễm. Như vậy nguy cơ lây nhiễm của bạn hầu như không có nhé.

Chúc bạn sức khỏe!


Page 2


Page 3


Page 4


Page 5


Page 6


Page 7


Page 8


Page 9


Page 10


Page 11


Page 12


Page 13


Page 14


Page 15


Page 16


Page 17

Virus HIV sống được bao lâu trên bàn chải đánh răng

Ba mẹ thiên vị em út có làm giảm gắn bó tình cảm chị em?

Tâm Lý


Page 18


Page 19


Page 20


Page 21


Page 22


Page 23


Page 24


Page 25


Page 26

Có 1 lần tôi sử dụng chung bàn chải đánh răng với người bị nhiễm HIV. Người đó đánh trước tôi khoảng 30 - 50 phút thì tôi dùng bàn chải đó. Trên bàn chải không dính máu. Nhưng tôi đánh răng hay bị chảy máu chân răng. Vậy tôi có nguy cơ bị lây nhiễm không?
 

Virus HIV sống được bao lâu trên bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,Sử dụng chung bàn chải đánh răng được xem là hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, song tỉ lệ rất thấp. Nếu người dùng chung bàn chải với em đã được xác định nhiễm HIV và em thường xuyên chảy máu chân răng thì để yên tâm, em nên tới cơ sở y tế để làm xét nghiệm kiểm tra. Hiện nay HIV đã có thuốc điều trị, mặc dù không thể khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh hoàn toàn có thể sống khoẻ mạnh và lâu dài như người bình thường. Do đó em không nên quá lo lắng em nhé!

Thân mến.

HIV là tên gọi của một loại virus gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus), và đồng thời là virus gây bệnh AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome).HIV có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể con người, do đó cho phép các bệnh cơ hội, vi khuẩn, virus khác tấn công vào các bộ phận trên cơ thể. Không giống như các virus khác, một khi đã nhiễm HIV, cơ thể của bạn không thể thoát khỏi nó và chỉ có thể sống chung với nó mà thôi.Các con đường lây nhiễm HIV:- HIV/AIDS lây nhiễm qua việc quan hệ tình dụcTrong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm virus HIV.Nếu người nữ mang HIV thì có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Nguyên nhân chính là do lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho vi rút HIV xâm nhập.Khi giao hợp bằng miệng (như dương vật - miệng, hay miệng - âm hộ), khả năng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp thông thường. Nhưng nếu trong miệng có lở xước, hay chảy máu răng thì HIV có khả năng lan truyền. Virus HIV ở sinh dục có thể xâm nhập vào vết xước ở miệng người kia. Hoặc HIV trong máu ở vết xước trong miệng có thể xâm nhập cơ thể người kia qua con đường âm đạo hoặc dương vật. Vấn đề là nhiều khi trong miệng có những vết xước rất nhỏ mà ta không biết đến.Giao hợp dương vật - hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất. Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tốt cho HIV chuyển từ người này sang người kia.- HIV/AIDS lây nhiễm qua đường máuTrong truyền máu, máu của người khác đi thẳng vào mạch máu của bạn, hơn nữa lượng máu này lại rất lớn. Do đó bất cứ ai bị truyền máu của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm.- HIV/AIDS lây nhiễm từ mẹ truyền sang conPhụ nữ nhiễm virus HIV nếu sinh con sẽ có khả năng khoảng 30% là con nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 30 trẻ bị nhiễm. Virus HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số nhỏ lây qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú.- Dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùngDùng chung bơm kim tiêm mà không tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng khiến cho máu người trước còn đọng trên bơm kim đi thẳng vào mạch máu của người sau. Dù không nhìn thấy thì bơm kim vẫn có máu đọng đó. Do đó nếu có virus HIV thì chúng sẽ lây sang người lành bệnh một cách dễ dàng.Những người có tiền sử nghiện ma túy hay đang nghiện ma túy thì khả năng mắc HIV/AIDS về sau là rất cao.

Ngoài những đường lây thông thường là tình dục không có bao cao su bảo vệ, chung bơm kim tiêm không tiệt trùng, truyền máu nhiễm HIV và truyền từ mẹ sang con, HIV/AIDS hầu như không lây nhiễm qua các đường khác.

12/10/2015 Lượt xem: 1233 In bài viết

Nhiễm HIV không có nghĩa là AIDS. Từ khi nhiễm HIV cho đến khi chuyển thành AIDS là một khoảng thời gian dài trong nhiều năm. Trong thời gian đó người nhiễm vẫn sống khỏe mạnh và làm việc bình thường để sinh sống. Người đó chỉ cần sự hỗ trợ khi diễn biến thành AIDS.

Một khi HIV nhiễm vào cơ thể sẽ có 3 xu hư­ớng phát triển:

- Hoặc ng­ười đó mang HIV kéo dài trong 10 năm hoặc lâu hơn mà vẫn khoẻ mạnh và làm việc bình thường nếu người đó thay đổi hành vi, thực hiện chế độ dinh d­ưỡng và rèn luyện thân thể tốt. - Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để cho HIV diễn biến tự nhiên trong cơ thể.

- Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu tiếp tục có các hành vi nguy cơ (như dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, tiếp tục quan hệ tình dục với nhiều người ...) người đó một mặt sẽ làm lây truyền HIV cho người khác, mặt khác họ sẽ bị nhiễm thêm HIV từ người khác hoặc bị các nhiễm trùng bội nhiễm kích hoạt cho HIV sản sinh nhanh trong cơ thể làm tiêu huỷ nhanh hệ thống miễn dịch và người đó tự rút ngắn cuộc đời lại.

Khi đã diễn biến thành AIDS tuỳ điều kiện thuốc men và chăm sóc bệnh nhân vẫn có thể sống thêm 1- 5 năm nữa.

Các thuốc điều trị hiện nay chỉ nhằm chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm chậm lại quá trình phát triển của virus. Một người bị nhiễm HIV có thể làm lây HIV cho người thân qua dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, quan hệ tình dục và tiêm chích không an toàn vì vậy trong suốt quá trình bị bệnh, bệnh nhân nên tuân thủ các nguyên tắc sau: - Ăn càng nhiều càng tốt. - Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và tránh buồn phiền, lo lắng. - Nghỉ ngơi khi mệt mỏi và đảm bảo ngủ đủ thời gian. - Vẫn tiếp tục làm việc nếu có khả năng. - Thực hiện tình dục an toàn (Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục). - Hãy gặp gỡ th­ường xuyên với bạn bè và gia đình. - Không cho máu và mô. - Không sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác, dùng bơm kim tiêm sạch. - Hãy chú ý đến những vấn đề sức khỏe, nghe theo lời khuyên của thầy thuốc để phòng những bệnh nhiễm trùng cơ hội. - Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân: đánh răng hàng ngày, tắm rửa thay quần áo. Đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ phải vệ sinh sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt. - Giảm các sang chấn, lo âu. - Tránh uống rượu và hút thuốc lá. - Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của thầy thuốc. - Không biệt lập với gia đình và bạn bè.

Phòng lây nhiễm HIV trong sinh hoạt hàng ngày.

Ðể phòng lây nhiễm HIV khi sống chung với người nhiễm HIV cần tuân thủ một số nguyên tắc đơn giản sau:

- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh. - Băng kín các vết thương xuất tiết. - Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất liệu tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa vết máu cần phải mang găng tay (có thể là găng tay dùng trong sinh hoạt hàng ngày), nếu không có găng tay phải dùng giấy hoặc ni lông. Luôn nhớ sau đó phải rửa tay sạch bằng xà phòng. - Mang găng hoặc lót bằng giấy, túi ni lông khi mang các đồ bẩn. Giữ giường, chiếu, quần áo luôn sạch sẽ. Khi giặt quần áo hoặc ga giường có dính máu hoặc các dịch tiết khác của cơ thể cần chú ý: - Ngâm bằng nước javel trong thời gian 20 phút rồi đi găng để giặt. - Giặt riêng rẽ với các quần áo của người khác trong gia đình. - Giặt bằng xà phòng, vắt khô, gấp và là như bình thường.

- Không dùng chung các vật đâm qua da, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm răng và tất cả các vật sắc nhọn có thể gây chảy máu.

Vì sao nên sống chung với AIDS ?

- Trong thời kỳ chưa có biểu hiện lâm sàng, người nhiễm HIV vẫn lao động bình thường, vẫn có khả năng đóng góp cho gia đình và cho xã hội. - Có thể sống chung với người nhiễm HIV/AIDS vì HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường. - HIV/AIDS tuy dễ lây nhưng cũng dễ đề phòng. Mặt khác, tinh thần sống chung với AIDS phù hợp với truyền thống bao dung, nhân ái của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử.

- Tinh thần sống chung với HIV/AIDS giúp cho mọi người nhiễm HIV/AIDS được đối xử công bằng, được tham gia dự phòng và được chăm sóc, đảm bảo an toàn xã hội về các mặt sức khỏe, nòi giống và phát triển kinh tế xã hội.

Nếu vợ hoặc chồng bị nhiễm HIV, người kia có cần ly hôn không?

- Không nên và không cần thiết. - Không nên ly hôn. Vợ chồng vẫn sống chung vì đạo lý làm người và tình nghĩa trăm năm và để duy trì cuộc sống bình thường trong gia đình của người bị nhiễm. - Khi quan hệ tình dục phải dùng bao cao su.

- Người phụ nữ nhiễm HIV không nên có con vì sức khỏe của mẹ (mẹ nhanh diễn biến đến AIDS và tử vong sớm) và vì tương lai đứa trẻ sẽ sinh ra (từ 20-60% trẻ sẽ bị nhiễm trong thời kỳ thai nghén, trong lúc đẻ và trong thời gian bú mẹ).

Nguồn: soyte.hanoi.gov.vn

[TT: TBC]