Với từ cách là giáo viên thầy cô cần làm gì để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông

Yêu cầu hợp tác làm việc với đồng nghiệp chặt chẽ hơn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội, với cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội khác...

“Yêu cầu đối với một nhà giáo mới là phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản vai trò của họ”, Giáo sư Minh nêu.

4 vai trò chủ yếu của giáo viên

Cũng theo Giáo sư Minh, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, giáo viênphải có những vai trò chủ yếu cụ thể sau:

Thứ nhất, giáo viên là nhà giáo dục. Điều này khẳng định vai trò của của nhà giáo dục chuyên nghiệp, thực hiện sứ mệnh cải tạo xã hội và phát triển toàn diện học sinh bằng năng lực tư duy và năng lực hành động trên những luận cứ khoa học và nhân văn.

Chương trình giáo dục phổ thông mới gặp những thách thức nào? (2)

Ở đây, nhấn mạnh đến hoạt động chuyên biệt trong nghề nghiệp của giáo viên. Giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục với hai nhiệm vụ cốt lõi, giáo dục và giáo dưỡng.

Điều này nhấn mạnh trách nhiệm trang bị cho học sinh kiến thức, cách học để học sinh không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, có thế giới quan khoa học.

Đồng thời, tạo ra những cơ hội hoạt động và giao lưu trong đời sống lớp học, nhà trường và trong cộng đồng để xây dựng sức khỏe thể chất và tinh thần, những xúc cảm và kỹ năng cần thiết, cơ bản cho nhân sinh quanvà thế giới quan.

Thứ hai, giáo viên là người học suốt đời. Mục đích là để nâng cao hiểu biết về xã hội và khoa học trong các lĩnh vực công tác của mình, vừa phát triển năng lực cá nhân và năng lực nghề nghiệp của bản thân để ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh.

Mặt khác, sự phát triển thành thạo nghề sẽ mang lại cho chính giáo viên sự hài lòng, thỏa mãn, tự tin và được sự tín nhiệm.

Năng lực tự học của giáo viên như một chuyên gia trong lĩnh vực học để tự bồi dưỡng và hướng dẫn học sinh, người khác học tập.

Thứ ba, giáo viên là một người nghiên cứu. Giáo viên chính là người nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục.

Nói cách khác, giáo viên là người lao động sáng tạo, xây dựng những kiến thức mớivề nghề trên cơ sở quan sát, phân tích, suy ngẫm và tổng kết những kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục và hoạt động nghề nghiệp của bản thân và tập thể sư phạm của nhà trường.

Giáo viên phải làm gì để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới?

Đọc bài Lưu

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì vai trò của người giáo viên phải thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn.

Giáo viên phải làm gì để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới?

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì vai trò của người giáo viên phải thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn.

Giáo viên phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. Coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Yêu cầu hợp tác làm việc với đồng nghiệp chặt chẽ hơn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội, với cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội khác...

Để giúp cho mỗi giáo viên (GV) có cái nhìn tổng thể. GV có vai trò như thế nào trong cuộc đổi CTGD PT mới. Sau đây là 4 vai trò chủ yếu:

Thứ nhất, GV cần trang bị cho học sinh kiến thức, cách học để học sinh không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, có thế giới quan khoa học. Tạo cho HS những cơ hội hoạt động và giao lưu trong đời sống lớp học, nhà trường và trong cộng đồng để xây dựng sức khỏe thể chất và tinh thần, những xúc cảm và kỹ năng cần thiết, cơ bản.

Thứ hai, GV là người phải học, mục đích là để nâng cao hiểu biết về xã hội và khoa học trong các lĩnh vực công tác của mình, vừa phát triển năng lực cá nhân và năng lực nghề nghiệp của bản thân để ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh. Nâng cao năng lực tự học của giáo viên trong nhiều lĩnh vực để tự bồi dưỡng và hướng dẫn học sinh, người khác học tập.

Thứ ba, GV phải là một người nghiên cứu. Giáo viên chính là người nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục. Nói cách khác, giáo viên là người lao động sáng tạo, xây dựng những kiến thức mới về nghề trên cơ sở quan sát, phân tích, suy ngẫm và tổng kết những kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục và hoạt động nghề nghiệp của bản thân và tập thể sư phạm của nhà trường.

Thứ tư, GV là nhà mô phạm. Chính vì vậy, GV phải có ý thức trách nhiệm xây dựng môi trường văn hóa và gương mẫu trong tác phong, lối sống lành mạnh, giản dị. Giáo viên sẽ tự giác tham gia vào các phong trào xây dựng văn hóa của địa phương và động viên gia đinh, hàng xóm tham gia.

Giáo viên phải dạy học theo hướng cá thể hóa HS. GV phải tin tưởng vào khả năng có thể thay đổi của mỗi học sinh HS. Bằng lòng nhân ái, gần gũi, quyết tâm và sự lạc quan cần thiết của người làm công việc tiếp xúc với các HS có những sự khác nhau ở hoàn cảnh và khả năng. Có trách nhiệm nâng đỡ, thúc đẩy sự phát triển của những HS đó. Tin tưởng vào năng lực sư phạm bản thân sẽ lảm thay đổi, hướng các em vào mục đích tốt đẹp.

Tóm lại: Để có được vai trò nói trên, với chức năng mới, người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có phẩm chất nhân cách tốt đẹp để giáo dục học sinh bằng nhân cách của mình.

GV có năng lực dạy học biểu hiện ở việc nắm vững kiến thức kỹ năng môn học, nắm vững phương pháp dạy học, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp các khoa học. Có năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Có năng lực tự phát triển nghề nghiệp bằng tự học, tự nghiên cứu. Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học. Đó chính là những lĩnh vực cấu thành phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên trong nhà trường phổ thông hiện đại.

Tác giả: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh


Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giáo viên cần chuẩn bị gì cho chương trình giáo dục phổ thông mới?

Chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ GD&ĐT ban hành từ năm 2018. Để đi vào cuộc sống, việc tập huấn cần tạo ra cuộc cách mạng trong đổi mới giáo dục, đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ bộ, ngành, sở và hệ thống chính trị. Và nhân tố quyết định thành công của chương trình là đội ngũ giáo viên. Vậy giáo viên cần chuẩn bị gì cho chương trình giáo dục phổ thông mới?

Lộ trình triển khai của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ là: năm học 2020-2021 tới sẽ áp dụng chương trình mới cho tất cả học sinh lớp 1; năm học 2021-2022, chương trình sẽ áp dụng cho lớp 2, lớp 6; năm học 2022-2023, chương trình áp dụng cho lớp 3,7,10 và cuốn chiếu; năm học 2024-2025, các lớp sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Với từ cách là giáo viên thầy cô cần làm gì để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu được triển khai từ năm 2020-2021 ở lớp 1

Trước những thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông giáo viên cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Mỗi giáo viên cần chủ động đọc- tìm hiểu một cách thấu đáo chương trình môn học, nhất là đối với môn học, cấp học của mình đã được Bộ thông qua bởi đó là nội dung cơ bản nhất mà mình sẽ đảm nhận trong giảng dạy.

Thứ hai: Mỗi giáo viên phải luôn xác định được mình sẽ là động lực để đổi mới và thúc đẩy việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới thành công.

Muốn vậy, mỗi giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn của mình. Làm chủ được kiến thức môn học mà mình sẽ dạy, nhất là đối với 2 môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở.

Thứ ba: Trong mỗi đợt tập huấn tới đây, giáo viên cần chủ động lĩnh hội, học hỏi những cái mới. Những gì chưa thấu đáo cần mạnh dạn trao đổi, chia sẻ. Ngoài ra, cần thường xuyên cập nhật những thông tin, những bài bồi dưỡng trên các website của Bộ, của Sở và các trang chuyên đề của ngành để trang bị kiến thức cho mình.

Hiện tại tỉ lệ giáo viên trên cả nước đạt 1,4 giáo viên/lớp, trong khi theo quy định là 1,5 giáo viên/lớp do phải xây dựng đề án vị trí việc làm để tuyển đủ giáo viên. Theo Luật Giáo dục sửa đổi mới thì chuẩn giáo viên sắp tới sẽ áp dụng phải là trình độ đại học. Hiện, theo thống kê đánh giá trên 60% số giáo viên hiện nay có trình độ đào tạo đại học trở lên. Đối với các trường hợp GV có trình độ trung cấp, cao đẳng có thể nâng cao trình độ thông qua các lớp học liên thông sư phạm và các trường cần tạo điều kiện để giáo viên có thể vừa công tác vừa học để nâng cao năng năng lực nghề nghiệp cũng như nhu cầu đổi mới của nền giáo dục nước ta.

2.9/5 - (9 votes)

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Bài trướcHà Nội không có giáo viên hợp đồng được xem xét tuyển dụng đặc biệt vào viên chức

Bài sauNghề giáo viên mầm non có được bao nhiêu buổi trưa yên ả