Xịt mũi cho bé nhiều có tốt không

Thuốc xịt mũi là một dạng thuốc để sử dụng điều trị các bệnh lý đường hô hấp. Thuốc xịt mũi là những loại thuốc được đóng thành lọ, có vòi xịt bắn ra các tia nước rất nhỏ, khi sử dụng thuốc xịt có ưu điểm hơn loại thuốc nhỏ mũi như dễ sử dụng và thuốc được phân chia nhỏ như các hạt nước li ti dễ xâm nhập vào khoang mũi, niêm mạc mũi xoang, nên thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài.

Thuốc xịt mũi thường là các loại thuốc để điều trị triệu chứng trong các bệnh như: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, viêm mũi họng, nghẹt mũi sau phẫu thuật..

Các thuốc xịt mũi bao gồm:

  • Nhóm thuốc co mạch: Có tác dụng co mạch cuốn mũi làm thông thoáng đường thở hạn chế tình trạng nghẹt mũi. Các loại thuốc này có thể có nhiều loại biệt dược khác nhau nhưng thành phần chính chủ yếu là thuốc naphazolin, oxymetazolin...
  • Nhóm thuốc kháng histamin: Dùng để làm giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi trong bệnh viêm mũi xoang dị ứng. Các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là gây buồn ngủ.

Các bước sử dụng thuốc xịt mũi đúng cách:

  • Chuẩn bị thuốc xịt mũi, nước muối sinh lý, khăn giấy.
  • Vệ sinh tay: Trước khi đưa tay lên vùng mũi, miệng cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch, sau đó lau khô tay bằng khăn sạch. Nếu không có sẵn nước và xà phòng thì rửa bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Trước khi xịt mũi cần rửa, làm thông thoáng mũi: Rửa mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, để làm loãng chất nhầy, sau đó xì sạch nhầy mũi và các chất bẩn vào khăn giấy. Làm sạch mũi có tác dụng làm cho thuốc ngấm vào niêm mạc mũi nhiều hơn, tăng tác dụng của thuốc xịt mũi.
  • Xịt mũi: Lắc nhẹ chai thuốc trước khi xịt (chú ý xem thông tin trên bao bì xem có cần lắc không), mở nắp chai, đặt lọ hướng thẳng vào mũi và xịt dứt khoát, đồng thời hít mũi để thuốc đi sâu vào bên trong. Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại. Tùy vào khuyến cáo trên hướng dẫn sử dụng mà xịt một lần hay nhiều hơn, chú ý các lần xịt cách nhau khoảng 10 giây.
  • Sau khi xịt xong: Đậy nắp chai xịt lại thật cẩn thận, sau đó rửa lại tay với xà phòng và nước để tránh thuốc dính vào mắt hay miệng.

Chú ý sau khi xịt nếu muốn hắt hơi thì hãy hắt hơi ngay khi đó và không nên xì mũi ngay, chờ vài phút sau rồi mới xì mũi để tránh phù nề niêm mạc mũi.

Do vậy, để an toàn cho bé khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và xác định bệnh, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ bởi dễ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Nên vệ sinh mũi khi trẻ có các biểu hiện hoặc mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: Chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, viêm tai giữa... khi trẻ đi từ ngoài đường về nhà.

Trong trường hợp trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi cần tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ (đối với trẻ dưới 6 tháng).

Với trẻ lớn, khi bị sổ mũi hay mũi đặc, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập xì mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để xì mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi.

Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian; giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu.

Nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ăn 30 phút để tránh việc trẻ bị nôn trớ. Nếu trẻ bị nôn trớ thì nên vệ sinh ngay vì thức ăn kèm dịch vị dạ dày sẽ bám trên mũi, là nguyên nhân gây viêm mũi dai dẳng ở trẻ em.

Khi vệ sinh mũi, nên đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên. Nên chọn loại nước muối biển mà khi ấn liên tục vào vòi xịt thì xịt được liên tục. Sau khi xịt mũi cho trẻ được khoảng 5 phút thì cha mẹ dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở hai lỗ mũi cho trẻ rồi mới nên cho trẻ ăn. Tuyệt đối không được dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì sẽ dễ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ.Với trẻ lớn hơn, có thể để trẻ ngồi và nghiêng đầu sang một bên để xịt thuốc mũi. Sau đó hướng dẫn trẻ xì sạch mũi.

Nếu không dùng bình xịt, có thể thay thế bằng cách dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mũi cho trẻ theo các bước như trên, sau đó xì sạch mũi ra. Lưu ý khi trẻ xì mũi, nên hướng dẫn trẻ dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, xì mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại. Tuyệt đối không nên để trẻ xì mũi thật mạnh cả hai bên vì động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.

Cũng có thể sử dụng khăn giấy mềm, dai làm bấc sâu kén đặt vào hốc mũi của trẻ để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.

Thấy con sổ mũi, sụt sịt các mẹ Việt sẽ lấy ngay nước muối sinh lý và các dung dịch xịt mũi để xịt cho con mà không biết rằng làm như vậy có thể gây điếc cho con.

Xịt mũi cho bé nhiều có tốt không

Xục mũi bằng nước muối sinh lý

Các chuyên gia về tai mũi họng cảnh báo rằng việc sử dụng nước muối sinh lý để xục rửa mũi cho trẻ có thể gây ra các bệnh viêm tai, thối tai ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

Chị Trần Thanh Huyền trú tại Hoàng Mai, Hà Nội luôn tự hào vì lúc nào cũng giữ cho con một cách sạch sẽ. Chị Huyền kể hàng ngày chị đều dùng xilanh để xục rửa sạch mũi cho con vì thế mà con chị 3 tuổi đã không còn sợ mỗi khi bị mẹ xục mũi.

Một chai nước muối sinh lý 1 lít, chị Huyền lấy chiếc xi lanh nhỏ phun thẳng vào mũi con bắt bé xịt hết các bụi bẩn ra.

Nhờ đó mà con chị rất ít khi bị viêm mũi. Tuy nhiên, gần đây chị thấy con hay đau ở tai và có biểu hiện sốt. Chị vô tình sờ vào tai là con khóc tím tái.

Chị Huyền lên mạng tìm kiếm nghi ngờ có thể viêm tai nên mua kháng sinh và thuốc nhỏ về điều trị. Chính vì thế, chỉ sau 6 ngày con chị không còn đau nhưng tai có mùi rất kinh khủng.

Chị cho con đi khám, bác sĩ cho biết cháu bị thối tai vì điều trị viêm tai không đúng cách.

Xịt mũi cho bé nhiều có tốt không

Hay như trường hợp của bé Nguyễn Hải Thái An trú tại Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội cũng bị thối tai. Mẹ của bé cho rằng chị rất sạch sẽ trong khoản chăm sóc con. 

Mỗi lần bé chảy nước mũi chị lại mua thuốc xịt mũi về xịt rửa mũi cho con và nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày.

Khi nghe bác sĩ phân tích về cách chị dằn con giữ chặt để nhỏ nước muối, xục rửa mũi hàng ngày cho con vô tình khiến nước và các vi khuẩn xâm nhập từ mũi họng lên tai gây ra bệnh viêm tai giữa đóng mủ của con chị.

Sau khi nghe bác sĩ giải thích, mẹ của bé Thái An đã từ bỏ việc xục mũi cho con bằng nước muối sinh lý và rửa nước muối.

Nguy hiểm vô cùng

Trong buổi hội thảo khoa học "Cập nhật hướng mới trong điều trị Viêm mũi- Viêm xoang" tổ chức tại Nam Định, GS-TS Nguyễn Hoàng Sơn - Chủ tịch Hội TMH Hà Nội & các tỉnh phía Bắc đã nêu một số ý kiến.

Với 58 năm hành nghề của mình, ông muốn nhắn gửi lời cảm ơn chua xót từ đáy lòng tới các bậc phụ huynh, Bác sỹ Google, Youtube...

Đồng thời cũng muốn nhắn nhủ một vài quý đồng nghiệp khi tư vấn về cách sử dụng thuốc xịt mũi, nhỏ mũi (nước muối sinh lý, co mạch, corticoid...) chính là nguyên nhân làm gia tăng chóng mặt bệnh viêm mũi và viêm tai tại Việt Nam.

Trong đó, 50% bệnh nhân viêm mũi xoang thì bị viêm tai, thối tai và 50% bệnh nhân viêm tai, thối tai bị viêm mũi xoang, hầu họng) với tần suất cứ 3 đến 4 tuần lại bị tái lại một lần đặc biệt đối với trẻ em.

PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng đưa ra cảnh báo việc làm dụng các sản phẩm xịt mũi, rửa mũi cho trẻ.

Điều này rất nguy hiểm có thể làm tăng các bệnh lý viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang thậm chí thối tai ảnh hưởng tới thính lực của trẻ, gây ra điếc.

Các phụ huynh thường chủ quan về bệnh viêm tai giữa ở trẻ, bệnh viêm tai giữa có thể gây nên biến chứng nguy hiểm khó lường nếu không được điều trị sớm.

Thói quen rửa mũi chính là nguyên nhân làm cho mũi mất đi lớp dịch tự nhiên ngăn cản vi khuẩn xâm nhập.

Một số nước xịt mũi có chứa corticoid làm teo niêm mạc trong mũi, họng mất đi khả năng kháng vi khuẩn tự nhiên của nhờn sinh lý nên vi khuẩn dễ xâm nhập.

Ngoài ra, vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng sẽ là nơi vi khuẩn và nước dịch tấn công vào.

Viêm tai dễ biến chứng khó chẩn đoán. Biểu hiện có sự khác nhau theo từng lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu thường không rõ ràng, có khi chỉ là kích thích, quấy khóc, bỏ bú. 

Trẻ lớn hơn thì có thể bị sốt, kèm (hoặc không kèm) viêm hô hấp trên, đau tai, màng nhĩ viêm đỏ…

Dấu hiệu quan trọng nhất qua soi tai là có thể thấy màng nhĩ phồng lên, thấy ứ dịch trong đó, thậm chí có mủ ở dưới đục, vàng.

Một số trường hợp còn thấy chảy nước, mủ ra tai ngoài nhưng không phải lúc nào soi cũng tìm được bệnh.

Bệnh có thể sẽ dẫn đến biến chứng thủng nhĩ, thậm chí suy giảm chức năng nghe, gây cản trở không nhỏ đến quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ.

Vì thế, để phòng bệnh cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên tự chữa bệnh viêm mũi họng cho con và sử dụng bác sĩ google, hay truyền tai nhau về các đơn thuốc trị bệnh.