Ý nghĩa môn học lịch sử văn minh the giới

Chương 1: Đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của môn học


1. Khái niệm văn minh:

1.1. Khái niệm văn hóa:

- Định nghĩa về văn hoá của Hồ Chí Minh từ năm 1942: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người phải sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [Hồ Chí Minh, toàn tập, xuất bản lần 2, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr. 431].

- Mặc dù đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, nhưng người ta vẫn có những điểm chung giống nhau về khái niệm văn hoá: “Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.”

- Như vậy, văn hoá cùng xuất hiện đồng thời với loài người, từ khi con người biết chế tạo công cụ lao động bằng đá thì bắt đầu có văn hoá. Văn hoá tồn tại ở hai dạng:

1.2. Khái niệm văn minh:

“Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của của nền văn hoá. Trái với văn minh là dã man”.

1.3. Văn hiến:

- Văn hiến thường chỉ được thấy trong sách vở, văn chương ở Việt nam và Trung Quốc. Đây là thuật ngữ chỉ chung sử sách và các chế độ chính sách. Có sử sách tức là đã bước vào thời kỳ văn minh, do đó trước đây, dưới thời phong kiến, khi chư có chữ văn minh với nghĩa như ngày nay, chữ văn hiến thực chất là văn minh.

- Tóm lại, các khái niệm văn hoá, văn minh và văn hiến là ba thuật ngữ rất gần nhau; song chúng lại có ý nghĩa riêng, nội hàm riêng không thể lẫn lộn.

2. Các nền văn minh lớn trên thế giới:

2.1. Các nền văn minh ở phương Đông:

- Phương Đông [châu Á và Đông Bắc châu Phi] bước vào thời kỳ văn minh sớm vào cuối thiên niên kỷ IV TCN đầu thiên niên kỷ III TCN.

- Thời kỳ cổ đại: Phương Đông có 4 trung tâm văn minh lớn : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

- Thời trung đại: Phương Đông còn 3 trung tâm lớn : Ấn Độ, Trung Quốc, Arập [bao gồm cả Ai Cập và Tây Á nằm trong đế quốc Arập].

- Thời kỳ cận và hiện đại: Văn minh phương Đông phát triển chậm hơn và chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây.

- Ngoài những trung tâm văn minh lớn còn có những nền văn minh của các quốc gia nhỏ và của từng thời kỳ lịch sử như nền văn minh sông Hồng, nền văn minh Đại Việt,…

2.2. Các nền văn minh phương Tây:

- Văn minh phương Tây [châu Âu] xuất hiện muộn hơn so với văn minh phương Đông [vào cuối thiên niên kỷ III đến đầu thiên niên kỷ II TCN].

- Thời cổ đại, có hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã. Nhưng đến thế kỷ II TCN, La Mã đã chinh phục được Hy Lạp và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp ở phương Đông, trở thành đế quốc rộng lớn, hung mạnh, duy nhất ở phương Tây. Văn minh La Mã và Hy Lạp vì vậy hòa đồng làm một và được gọi chung là văn minh Hy – La.

- Thời trung đại: Văn minh phương Tây cũng chỉ có một trung tâm mà chủ yếu là Tây Âu.

- Thời cận và hiện đại: Do sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, các quốc gia phương Tây phát triển mạnh mẽ về kinh tế và quân sự, xác lập phương thức sản xuất TBCN.

III. Đối tượng nghiên cứu, nội dung và PPNC lịch sử văn minh thế giới:

1. Văn minh và lịch sử:

- Lịch sử văn minh nhân loại là một bộ phận của lịch sử thế giới, bởi vậy cần phải thấy được mối liên quan giữa văn minh và lịch sử, để từ đó xác định được đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu cho phù hợp.

- Văn minh và lịch sử có sự liên quan mật thiết với nhau. Một nền văn minh chỉ được hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nền văn minh đó mang “dấu ấn” của hoàn cảnh lịch sử, hay nói cách khác nó là “con đẻ” của lịch sử. Còn lịch sử là toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ, đó là những hoạt động chinh phục tự nhiên và cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa người với người trong xã hội.

- Đối tượng của lịch sử rộng lớn hơn, còn văn minh chỉ đề cập đến trình độ phát triển sản xuất, trình độ tổ chức xã hội và các thành tựu về tư tưởng văn hoá, nghệ thuật, khoa học.... Vì thế, học lịch sử văn minh cũng có nghĩa là nhìn lại toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội loài người từ khi có nhà nước cho đến nay. Nhưng văn minh không phải là toàn bộ lịch sử mà chỉ là một phần của lịch sử.

2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của lịch sử văn minh thế giới:

- Đối tượng: Nghiên cứu Lịch sử văn minh tế giới không phải là nghiên cứu tống số các nền văn minh trên thế giới cộng lại, mà chủ yếu nhằm thấy được hoàn cảnh lịch sử, những điều kiện hình thành nên các nền văn minh thế giới, có quan điểm lịch sử cụ thể và biện chứng về sự phát triển, từ đó nắm được bản chất, những đặc điểm nổi bật, quy luật phát triển và tác dộng qua lại giữa chúng, thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tạo nên những thành tựu văn minh nhân loại.

- Nội dung: Nội dung của lịch sử văn minh thế giới bao gồm trình độ phát tiển ở nhiều lĩnh vực: kinh tế, quan hệ xã hội, tư tưởng, chính trị và những thành tựu về văn hóa tinh thần như chữ viết, văn học, nghệ thuật, phong tục tập quán, khoa học, giáo dục. . . Song ở đây chúng ta chỉ giới thiệu chủ yếu những thành tựu về văn hóa tinh thần.

- Phương pháp: nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới không phải là nghiên cứu tổng thể các nền văn minh trên thế giới cộng lại, mà chủ yếu nghiên cứu các nền văn minh lớn tiêu biểu, đại diện cho văn minh khu vực, thời kỳ nhất định.


Chương 2: Văn minh Bắc Phi và Tây á

A. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI:


I. Tổng quan về Ai Cập cổ đại:

1. Địa lý và dân cư:

- Về vị trí địa lý: Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi, là một thung lũng hẹp, dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin. Phía Tây của Ai Cập giáp với sa mạc Libi. Phía Đông giáp Hồng Hải, phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Nam giáp sa mạc Nubia và Ethiopia. Với vị trí này, Ai Cập thời cổ đại hầu như tách biệt với thế giới bên ngoài. Do đó, nền văn minh Ai Cập hình thành tương đối độc lập và mang những nét riêng độc đáo của nó.

- Về cư dân: Ngay từ thời rất sớm, trên lãnh thổ Ai Cập đã có con người, họ chính là những thổ dân châu Phi [người Nubi và Libi,…], hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Khi đến vùng thung lũng sông Nin, họ định cư ở đây và làm nghề nông từ rất sớm. Về sau, người Xemít từ Tây Á xâm nhập vào hạ lưu sông Nil, trải qua quá trình chung sống lâu dài họ đã đồng hoá lẫn nhau hình thành một bộ tộc mới tức là người Ai Cập cổ đại.

2. Các thời kỳ lịch sử của Ai Cập cổ đại:


  • Thời kỳ Tảo vương quốc [3200-3000 TCN]
  • Thời kỳ Cổ vương quốc [khoảng từ năm 3000-2200 TCN]
  • Thời kỳ Trung vương quốc [khoảng 2200 - 1570 TCN]
  • Thời kỳ Tân vương quốc [khoảng từ 1570-941 TCN]
  • Ai Cập từ thế kỷ X-I TCN [khoảng năm 941-30 TCN]
Từ thế kỷ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á. Năm 332 TCN, Ai Cập bị Alếchxăngđrơ ở Makêđônia chinh phục. Sau khi đế quốc Makêđônia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptôlêmê [305 – 30 TCN]. Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã.

II. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ai Cập cổ đại:

1. Chữ viết:

- Chữ viết ra đời từ khi xã hội có giai cấp [khoảng thiên niên kỉ IV TCN]

           - Chữ viết đầu tiên của người Ai Cập là chữ tượng hình

-  Chữ tuợng hình không có khả năng diễn tả hết nội dung, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng do đó từ trên cơ sở của chữ tượng hình, người Ai Cập sáng tạo ra chữ tượng ý [mượn ý]

- Trong quá trình sử dụng, người Ai Cập cải tiến chữ viết theo hướng đơn giản hoá, chỉ lấy một phần điển hình nào đó của các vật muốn diễn đạt mà thôi. Dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết là những chữ biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng. Những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái.

- Đến thiên niên kỷ II TCN, người Híchxốt học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ của mình.

- Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus.

2. Văn học:

- Văn học Ai Cập phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Nội dung của các tác phẩm văn học, thơ ca đều tập trung phản ánh hiện thực xã hội.

- Giai đoạn đầu, văn học mang đậm tính tôn giáo. Nhưng đến thời Trung và Tân Vương quốc, văn học đã phản ánh những mâu thuẩn xã hội, phê phán bọn quan lại, nói lên nổi khổ của người lao động.

- Các thể loại chủ yếu của văn học Ai Cập:

+ Thể loại văn học dân gian truyền miệng

+ Thể loại văn học thế tục : tự thuật, giáo huấn.

+ Thơ ca trữ tình

3. Tôn giáo – Tín ngưỡng:

- Sùng bái tự nhiên: Đây là hình thức chiếm một địa vị quan trọng, họ thờ các vị thiên thần, địa thần, thuỷ thần....

- Sùng bái linh hồn người chết:

- Người Ai Cập còn tin vào linh hồn là bất tử. Họ quan niệm rằng trong mỗi con người đều có một hình bóng gọi là “can” [linh hồn] hoàn toàn giống người đó như hình với bóng. Khi con người mới ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể, khi con người chết thì linh hồn rời khỏi thể xác. Từ đó, linh hồn tồn tại độc lập nhưng con người không thể nhìn thấy, chỉ có thể thấy được trong giấc mộng.

- Linh hồn tồn tại đến khi thi thể người chết hủy nát thì mới chết hẳn. Nhưng nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn một lúc nào đó sẽ nhập vào thể xác và con người sẽ sống lại.

- Sùng bái động vật: Người Ai Cập cổ đại còn thờ nhiều loại động vật, bao gồm cả động vật thực và động vật tưởng tượng. Động vật thực, như chim ưng, rắn, dê, cừu... đặc biệt bò được tôn thờ trong cả nước, nhất là bò mộng Apix; những động vật tưởng tượng, như: chim phượng hoàng, con vật đầu người mình sư tử.

4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:

- Nghệ thuật của Ai Cập là một nền nghệ thuật nổi tiếng trong lịch sử thế giới cổ kim, phát triển toàn diện, gồm đủ thể loại : kiến trúc, điêu khắc, tạo hình... Trong đó, thành công nhất là nghệ thuật kiến trúc.

- Kiến trúc: Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại đã đạt đến trình độ tinh xảo, tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt là Kim tự tháp.

- Điêu khắc: Nghệ thuật điêu khắc ở Ai Cập cổ đại đạt tới trình độ cao, được biểu hiện ở hai mặt tượng và phù điêu.

5. Khoa học tự nhiên:



- Vì do phải quan sát thời tiết, mực nước của sông Nin để phục vụ cho việc sản xuất. Cho nên học đã sớm chú ý quan sát thiên văn.

- Từ rất sớm, với những dụng cụ thô sơ như sợi dây dọi, mảnh ván có khe hở, các nhà thiên văn học cổ đại thường ngồi trên nóc đền miếu để quan sát bầu trời. Trên cơ sở đó, họ đã vẽ hình thiên thể lên trần các đền miếu, đã biết được 12 cung hoàng đạo, biết được các hành tinh như sao kim, sao mộc, sao thuỷ, sao hỏa, sao thổ và các hành tinh khác.

- Chế tạo được đồng hồ đo bóng mặt trời để tính thời gian trong ngày [được gọi là cái nhật khuê].

- Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn của người Ai Cập cổ đại là việc làm ra lịch.



- Ra đời và phát triển sớm, do phải đo đạc, chia lại ruộng đất hằng năm, công tác thuỷ lợi, xây dựng các công trình kiến trúc...

- Ban đầu, người Ai Cập đã biết đến phép đếm lấy 10 làm cơ sở [Thập tiến vị]. Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị. Ví dụ: I = 1, II = 2, III = 3 … nhưng vì không có cơ số 0 nên cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp.

+ Khi biểu thị số hàng chục thì người ta lấy kí hiệu là một đoạn dây

+ Khi biểu thị số cao hơn đơn vị hàng chục thì họ kí hiệu bằng một đọan dây khoanh tròn.

+ Khi biểu thị số lớn hơn 100, người ta thể hiện bằng hình cái cây,...

Chữ viết Ai Cập cổ đại

- Trên cơ sở đó, người Ai Cập chỉ mới biết phép cộng và phép trừ. Còn nhân và chia, vì chưa biết bảng nhân nên phải dùng phương pháp cộng và trừ nhiều lần. Đến thời Trung vương quốc, mầm mống của đại số học đã xuất hiện. Ẩn số x được gọi là “aha” nghĩa là “một đống”, ví dụ một số ngũ cốc chưa biết được số lượng thì gọi là “một đống ngũ cốc”. Người Ai Cập đã biết được cấp số cộng và có lẽ cũng đã biết được cấp số nhân.

- Về hình học, người Ai Cập đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số pi là 3,16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Khi giải những bài tóan hình học không gian phục vụ cho việc xây dựng Kim Tự Tháp, họ đã biết vận dụng mầm mống của lượng giác học.

- Các vấn đề toán học thường được ghi trên giấy papyrus, trong đó, tài liệu cổ nhất được viết từ năm 1850 TCN [thời Trung vương quốc].



- Do tục ướp xác  thịnh hành, từ rất sớm, người Ai Cập đã hiểu biết tương đối về cấu tạo của cơ thể người. Tình hình ấy đã tạo điều kiện cho y học có thể phát triển sớm. Trên cơ sở đó, người Ai Cập cổ đại đã biết được:

+ Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật

+ Biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe của con người, nếu óc bị tổn hại thì toàn thân sẽ bị bệnh. Tuy người Ai Cập chưa biết nhiều về sự tuần hoàn của máu nhưng họ cũng đã nhận biết sự liên quan giữa tim và mạch máu.

+ Người Ai Cập còn biết được nhiều loại bệnh như bệnh đường ruột và dạ dày, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da…

- Về chữa bệnh, người Ai Cập đã biết được nhiều bài thuốc và phương pháp chữa trị. Ví dụ, để chữa bệnh đường ruột, người ta dùng phương pháp rửa ruột hay cho nôn mửa. Các thầy thuốc Ai Cập còn biết dùng phẫu thuật để chữa một số bệnh. Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hóa khá tỉ mỉ, mỗi thầy thuốc chữa trị một loại bệnh chứ không phải chữa rất nhiều bệnh: người chuyên chữa mắt, người chuyên chữa đau đầu, người chữa răng, người chữa bệnh đau dạ dày, người chữa các bệnh trong nội tạng,…

- Hoá học : do nhu cầu chế tạo dược phẩm và kỹ thuật đúc đồ kim loại. Vì vậy, họ đã biết luyện ra vàng, bạc, biết chế tạo các loại thuốc nhuộm, dược liệu...

- Vật lý : họ biết một số định luật, nhất là về lực học. Không thể tưởng tượng được rằng trong việc thiết kế và xây dựng các Kim Tự Tháp mà cho đến nay vẫn rất vững bền lại thiếu những kiến thức về vật lý học nhất là về lực học.

Tóm lại, trong hơn 3000 năm của lịch sử Ai Cập cổ đại, nhân dân Ai Cập đã biết dựa vào những quy luật tự nhiên mà họ đã nhận thức được để xây dựng nên cơ sở của một nền khoa học chân chính. Do đó, về mọi mặt họ đã có những phát minh cực kỳ quan trọng đóng góp lớn lao vào kho tàng văn hoá của nhân loại.


B. VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI:

I. Tổng quan về Lưỡng Hà cổ đại:

1. Địa lý và cư dân:

- Vị trí địa lý: Lưỡng Hà là một từ ghép. Trong đó, Lưỡng là ở giữa; Hà là sông. Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa 2 con sông: Tigrơ và Ơphơrát, thuộc khu vực Tây Á [Irac-CôOét ngày nay].

- Về địa hình: Do là một vùng đất bằng phẳng nhưng cũng là vùng đất hoàn toàn để ngõ ở mọi phía, không có những biên giới hiểm trở bảo vệ.

- Về tài nguyên: Hầu như không có kim loại và mỏ đá quý, nhưng bù lại họ có nhiều đất sét tốt

- Về dân cư: do địa hình bằng phẳng: thành phần cư dân cũng khá phức tạp, nhiều bộ tộc khác nhau có mặt và sinh sống trên vùng đất này.

+ Người Xume là cư dân cổ xưa nhất

+ Đến Thiên niên kỉ III TCN có thêm các bộ lạc du mục người Xêmít thiên di vào.

+ Về sau có rất nhiều bộ lạc thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau ở các khu vực lân cận cũng đã tràn tới cư trú ở Lưỡng Hà.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 2


2. Sơ lược qua trình phát triển của Lưỡng Hà cổ đại:
  • Thời kì xuất hiện các quốc gia cổ: Xume-Accát

  • Thời kỳ vương quốc Cổ Babylon
  • Thời kì vương quốc Tân Babylon

II. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Lưỡng Hà cổ đại:

1. Chữ viết:

- Chữ viết Lưỡng Hà xuất hiện vào cuối thiên niên kỷ thứ IV TCN, chủ nhân của nó là người Xume.

- Chữ viết đầu tiên là chữ tượng hình và tiết hình.

- Mặc dù vậy, chữ tượng hình cũng không đủ khả năng diễn tả hết tâm trạng của sự vật, cho nên để diễn tả những chữ phức tạp người ta đã kết hợp chữ tượng hình với biểu ý.

- Chữ tượng hình và chữ tượng ý cũng không đủ khả năng diễn đạt hết các sự vật, hiện tượng mà họ muốn nói đền, vì vậy họ còn cho ra đời chữ tượng thanh [biểu đạt các âm  từ]. Ví dụ: muốn viết âm “xum” thì vẽ bó hành, vì bó hành có âm là “xum”. Các hình vẽ chỉ âm tiết còn kết hợp với một số hình khác để phân biệt các khái niệm.

- Người Lưỡng Hà cũng cho ra đời chữ tiết hình, người ta chỉ viết một vài nét đặc trưng của nội dung từ muốn diễn đạt có dạng giống như những góc nhọn ghép lại.

- Chữ tiết hình của người Xume nhưng nó có ảnh hưởng ở nhiều các tộc người khác ở Tây Á như: Atxiri, Ba tư, Hatti,... Đến trước, sau công nguyên, chữ tiết hình mới bị chữ phiên âm thay thế hoàn toàn. Đến đầu thế kỷ XIX, mới đọc được lại loại chữ này do các nhà ngôn ngữ người Đức, Anh đọc qua các đoạn minh văn cổ. Đến năm 1857, khai sinh môn học Atxiri.

2.Văn học:

Văn học Lưỡng Hà gồm hai bộ phận chủ yếu là văn học dân gian và sử thi:

- Văn học dân gian

- Sử thi

Tóm lại, văn học Lưỡng Hà cổ đại đã đạt được những thành tựu đáng kể, có ảnh hưởng lớn với khu vực Tây Á.

3. Tôn giáo:

          - Thần trong tự nhiên:

+ Thần Anu là thần trời. Dần dần Anu được quan niệm là cha và là vua các vị thần.

+ Thần Enlin là thần đất, cũng được quan niệm là chúa tể của trời đất.

+ Thần Ea là thần nước, con trưởng của thần Anu, đồng thời là cha của thần Mácđúc [thần khai thiên lập địa].

+ Mặt Trăng, Mặt Trời và tinh tú cũng được coi là các vị thần, vì vậy thần Mácduc còn được coi là thần sao Mộc, thần Ixta thì được coi là thần sao Kim.

          - Việc thờ cúng người chết cũng được người Lưỡng Hà chú trọng từ sớm:

          + Họ quan niệm người chết có linh hồn và có thế giới bên kia, con người sau khi chết cũng có cuộc sống giống như ở trần thế.

+ Vì thế, người Lưỡng Hà rất chú ý đến lễ mai táng.

          - Các loài động vật cũng được sùng bái: Chủ yếu thể hiện qua các con vật tưởng tượng. [quái nhân hay nhân sư mình sư tử đầu người]


4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:

- Kiến trúc:

Chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện, thành, vườn hoa,... Vì thiếu gỗ và đá nên các công trình kiến trúc của Lưỡng Hà cổ đại đều được xây dựng bằng gạch, nhưng cũng rất to lớn, hùng vĩ.

- Điêu khắc: Chủ yếu là tượng và phù điêu với nhiều tác phẩm tiêu biểu như: “Bia luật Hammurabi”, “Sư tử bị trọng thương”, các tượng thần Atxiri.

5. Khoa học tự nhiên:



- Do gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp, họ phải quan sát bầu trời.

- Họ biết được trong vũ trụ có 7 hành tinh, xác định được đường hoàng đạo và chia ra làm 12 cung, mỗi cung có một chòm sao tương ứng. Đồng thời họ còn biết được chu kỳ của một số hành tinh.

- Do quan sát và tính được chu kỳ của mặt trăng, người Lưỡng Hà cổ đại đã đặt ra lịch Âm theo nguyên tắc: 12 tháng trong một năm, 6 tháng đủ và 6 tháng thiếu.

Như vậy, lịch của người Lưỡng Hà tuy là âm lịch nhưng đã tương đối chính xác. Nó được các bộ tộc ở Tây Á sử dụng rộng rãi. Ngày nay, người Hồi giáo và người Do Thái ở Tây Á vẫn còn sử dụng.



- Người Lưỡng Hà đã sử dụng nhiều phép đếm độc đáo và từ rất sớm: phương pháp lấy số 5 làm cơ sở, thập tiến vị, đặc biệt lấy số 60 làm cơ sở, cơ số này còn sử dụng cho đến ngày nay trong một số lĩnh vực mà không thể thay thế nó được như: tính độ, tính thời gian,…

- Về số học, người Lưỡng Hà cổ đại dã biết sử dụng thành thạo 4 phép tính: cộng trừ, nhân, chia. Họ còn biết phân số, luỹ thừa, căn số bậc 2 và căn số bậc 3, giải phương trình bậc 2 và phương trình có 3 ẩn số, biết lập bảng căn số,…

- Về hình học, họ biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn và thể tích hình chóp cụt, nhưng họ mới chỉ biết được số Pi = 3. Ngoài ra họ cũng biết được mối quan hệ của ba cạnh trong một tam giác vuông. . .

Người Lưỡng Hà cổ đại cũng đã có những đóng góp đáng kể trong nền y học như:

+ Biết chia ra thành các khoa: Khoa nội, khoa ngoại, khoa mắt,…

+ Phương pháp chữa bệnh: gồm có cho uống thuốc, xoa bóp, băng bó, tẩy rửa, kể cả giải phẫu,… Có các tài liệu y học ghi chép về cách chữa trị các loại bệnh khác nhau [như bệnh dạ dày, bệnh tim mạch, bệnh ngoài da, bệnh phụ nữ,…] và chữa bệnh từ các loại thuốc chế từ thực vật, động vật, khoáng sản. . .

- Tuy nhiên, trong y học của Lưỡng Hà cổ đại chưa thoát khỏi những quan điểm mê tín. Ví dụ: Chữa bện bằng ma thuật. bùa chú, quan niệm ngày tốt, ngày xấu trong khi chữa bệnh. Họ đề cao vị thần bảo hộ y học [thần Ninghizita, với hình tượng con rắn quấn quanh cái gậy].

6. Luật pháp:

- Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật sớm nhất. Từ thời vương triều III của thành bang Ua [thế kỷ XXII-XXI TCN], ở Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật cổ nhất thế giới nhưng ngày nay chỉ còn lại một số đoạn.

- Vào khoảng thế XX TCN, nước Etnuna ở Đông Bắc Babilon cũng ban hành một bộ luật.

- Bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là luật Hammurabi.

Chương 3: Văn minh ấn Độ


I. Tổng quan về Ấn Độ cổ trung đại:

1. Địa lý và cư dân:

- Vị trí địa lý:

+ Ấn Độ là một bán đảo lớn ở Nam Á. Thời cổ trung đại, phạm vi địa lý của Ấn Độ bao gồm cả các nước Palextin, Bănglađét và Nêpan ngày nay.

+ Đất nước có nhiều núi non, sa mạc.

+ Phía Tây Bắc có một số đèo tương đối thấp, dễ dàng qua lại và đây là con đường bộ duy nhất thông thường với bên ngoài.

+ Phía Đông và phía Tây giáp biển, làm cho quan hệ của Ấn Dộ với bên ngoài bằng đường biển rất phát triển.

- Điều kiện tự nhiên: Ấn Độ chia làm 2 miền.

+ Miền Bắc: có hai con sông lớn là sông Ấn và sông Hằng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nông; khí hậu ở miền Bắc lạnh.

+ Miền Nam: là vùng cao nguyên Đềcan, toàn bộ là đồi và rừng núi. Khí hậu nóng, chỉ có mưa về mùa hè. Ở đây khoáng sản phong phú.

+ Nhìn chung, khí hậu Ấn Độ thuộc khu vực khí hậu gió mùa.

- Thành phần cư dân: Khá phức tạp, nhưng trong đó có hai chủng tộc chính:

+ Chủng tộc da trắng Arya [thuộc đại chủng tộc Ấn – Âu] chủ yếu cư trú ở miền Bắc.

+ Chủng tộc da đen Đraviđa [thuộc chủng tộc Á – Úc] sống ở miền Nam.

+ Về sau còn có thêm người Hy Lạp, người Hung Nô, người Arập, người Apganixtan, Thổ Nhĩ Kì, Mông Cổ...

2. Sơ lược lịch sử Ấn Độ thời cổ trung đại:

- Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn [từ giữa thiên niên kỷ III đến giữa TNK II TCN]

- Thời kỳ Vêđa [từ giữa thiên niên kỷ II đến giữa thiên niên kỷ I TCN]

- Ấn Độ từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XII

- Ấn Độ giữa thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIX
II. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ấn Độ:

1. Chữ viết:

- Chữ viết đầu tiên ở Ấn Độ được sáng tạo từ thời văn minh lưu vực sông Ấn, nhưng loại chữ này mất đi cùng với nền văn hoá sông Ấn.

- Đến khoảng thế kỷ V TCN, xuất hiện một loại chữ khác gọi là chữ Kharosthi, phỏng theo chữ viết của vùng Lưỡng Hà. Sau đó lại xuất hiện chữ Brami

- Trên cơ sở chữ Brami, người Ấn Độ đặt ra chữ Đêvanagari với cách viết thuận tiên đơn giản hơn để ghi chép ngôn ngữ Ấn – Âu: chữ Phạn

- Về sau nhiều loại ngôn ngữ được lưu hành ở Ấn Độ như Hindi, Bengal, Urdu... là biến thái của chữ Phạn.

2. Văn học:

- Văn học Ấn Độ vô cùng phong phú từ sự đa dạng về chủng tộc, ngôn ngữ, chữ viết. Các tác phẩm hầu hết đều chép bằng tiếng Phạn. Văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận quan trọng là Vêđa và sử thi.

- Vêđa

- Sử thi: Ấn Độ có hai bộ sử thi rất lớn: Mahabharata và Ramayana

- Thơ ca

- Kịch

3. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật Ấn Độ thời cổ trung đại thấm đượm chất men tôn giáo, phản ánh trung thành thế giới tâm linh của người Ấn Độ.

- Với những đền đài của Hinđu giáo, tháp và chùa chiềng của Phật giáo, những thánh đường Hồi giáo và vô số những đền đài của nhiều giáo phái khác.

- Phật giáo có vai trò lớn đối với nghệ thuật Ấn Độ, những công trình xuất hiện sớm nhất là của Phật giáo, tiếp đến là công trình của Hinđu giáo

- Hồi giáo đến thế kỷ XII mới xuất hiện các công trình kiến trúc.

- Mặc dù là những công trình tôn giáo nhưng đều có sự kết hợp hài hoà giữa con người và thiên nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn của những khát vọng thánh thiện và những đam mê trần tục.

- Nghệ thuật Ấn Độ vẫn có những nét chung nhưng không làm mất đi sắc thái riêng của từng vùng, từng thời kỳ và từng phong cách nghệ thuật.

- Các công trình kiến trúc Phật giáo: có 2 loại đáng chú ý hơn cả là Stupa và chùa.

4. Khoa học tự nhiên:



- Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết được quả đất và mặt trăng đều hình cầu, họ cũng đã phân định được 7 tính tú; Biết tính thời gian xảy ra nhật, nguyệt thực.

- Họ đã biết đặt ra niên lịch: lúc đầu dùng âm lịch: 1 năm có 12 tháng, mỗi tháng chia làm 2 bán nguyệt [15 ngày].



- Một phát minh vô cùng quan trọng là sáng tạo ra 9 chữ số và cộng thêm con số 0 du nhập từ Lưỡng Hà vào đã tạo ra được hệ thống thập phân. Người Arập đã tiếp thu và truyền sang Tây Âu.

- Biết được những khái niệm về đại sô học, biết tính toán những khái niệm về lượng giác, về số vô tỉ.

- Hình học : biết tính diện tích các hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, đa giác. Biết mối quan hệ các cạnh trong tam giác vuông. Biết được số  = 3,1416.
Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử, cho rằng vạn vật do các nguyên tử tạo nên, nhưng vật chất sở dĩ khác nhau là do mỗi loại có một thứ nguyên tử khác với loại khác. Người Ấn Độ cổ đại cũng đã biết được sức hút của quả đất: Quả đất, do trọng lực của nó, hút tất cả mọi vật về nó.
- Có nhiều thầy thuốc nổi tiếng trong thời cổ đại

- Nhiều tác phẩm y học đã được xuất bản có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng và cho đến nay vẫn còn có giá trị.

- Dược liệu đã sử dụng cả 2 loại vô cơ và hữu cơ. Một vài chất có công hiệu rất lớn và được truyền sang châu Âu, như dầu chaulmugra tách từ một thứ cây đặc biệt ở Ấn dùng để chữa bệnh cùi [hủi].

5. Tôn giáo:

Thời cổ trung đại Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo: Bàlamôn vế sau là Hinđu, đạo Phật, đạo Jaina, đạo Xích. Ngoài ra còn có một số tôn giáo được du nhập vào Ấn Độ: Hồi giáo. Nhưng trong đó 3 tôn giáo chi phối sinh hoạt tâm linh của người Ấn là Hinđu giáo - Phật giáo - Hồi giáo.

- Đạo Bàlamôn - đạo Hinđu

- Đạo Phật

- Đạo Jain [kì na]

- Đạo Xích [Đệ tử]

6. Triết học:

            - Triết học duy tâm: chủ yếu là theo triết hệ Bàlamôn, thừa nhận thế giới là thần linh [Brama sáng tạo]

            - Triết học duy vật: cho rằng thế giới là vật chất, 4 yêu tố vật chất tạo thành.. Thế giới là vật chất, vật chất không do ai sinh ra và không mất đi, tồn tại vĩnh viễn.

Chương 4: Văn minh Trung Hoa

I. Cơ sở hình thành nền văn minh Trung Quốc:

1. Địa lý – cư dân:

Bản đồ hành chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa


- Địa lý: Trung Quốc là một nước lớn, nằm ở Đông Á, có địa hình đa dạng và khá phức tạp. Địa hình nói chung cao ở phía Tây, thấp dần về phía Đông.

+ Phía Tây có nhiều núi và cao nguyên: rừng nhiều khoáng sản phong phú.

+ Phía Đông : chủ yếu là các bình nguyên rộng lớn, đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển nghề nông. Ở đây có hệ thống sông ngòi dày đặc chảy ra Thái Bình Dương.

+ Trung Quốc có khoảng 5000 con sông lớn nhỏ, chảy theo hướng nghiêng của địa hình chảy về phía Đông. Hai con sông lớn nhất: Hoàng Hà và Trường Giang

- Về dân cư:

+ Cư dân ở lưu vực Hoàng Hà thuộc giống Mông Cổ trong đó hai tộc người được hình thành sớm nhất là Hạ và Thương. Hai tộc người này đã đồng hoá trong quá trình sinh sống thành một bộ tộc thống nhất gọi là Hoa Hạ [vào thời Xuân Thu], nói tắt là Hoa hoặc Hạ, tiền thân của Hán tộc sau này.

+ Dân ở vùng lưu vực Trường Giang là nơi sinh sống của các tộc người khác mà sử sách Trung Quốc gọi là Man Di.

Như vậy, Trung Quốc trở thành một nước có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Hoa Hạ [Hán] là dân tộc trung tâm chiếm đa số.

2. Sơ lược lịch sử cổ trung đại Trung Quốc:

- Thời kỳ Hoàng đế

- Thời cổ đại: có 3 vương triều nối tiếp :

+ Triều Hạ: [thế kỷ XXI – XVI TCN]

+ Triều Thương [thế kỷ XVI – XI TCN]

+ Triều Chu [TK XI – III TCN]

- Thời trung đại

II. Những thành tự chủ yếu của văn minh Trung Quốc:

1. Chữ viết:

- Ra đời từ thời nhà Thương: được khắc trên mai rùa, xương thú gọi là văn tự giáp cốt: là loại chữ tượng hình.

- Thời Tây Chu đồ đồng đã sử dụng phổ biến. Do vậy chữ thời kỳ này được đúc hoặc khắc trên đồng nên gọi chữ thời kỳ này là Kim Văn. Ngoài ra chữ còn khắc trên đá : Thạch cổ văn. Các loại chữ viết đầu tiên này được gọi chung là cổ văn hay chữ đại triện.

- Thời nhà Tần: đất nước được thống nhất, Lý Tư đã chỉnh lý lại chữ viết tạo thành một loại chữ thống nhất, bỏ lối viết tượng hình, chữ viết theo từng ô vuông, mỗi ô chữ như hình cái triện nên gọi là chữ tiểu triện.

- Thời nhà Hán: chữ được chỉnh lý một lần nữa thành chữ Hán [Hán tự] dùng đến ngày nay.

Như vậy, chữ viết Trung Quốc ra đời từ thiên niên kỉ II TCN và là hệ chữ duy nhất hiện còn được sử dụng.

2. Văn học:

- Văn học Trung Quốc phong phú về nội dung, sâu sắc về tư tưởng, đa dạng, tinh tế về hình thức thể hiện. Phát triển linh hoạt qua mỗi thời. Vượt ra ngoài không gian cảu một nước và thời gian một vương triều. Do vậy văn học Trung Quốc xứng đáng là một nền văn học lớn.

- Thời cổ trung đại : có nhiều thể loại, nhưng tiêu biểu nhất là Kinh thi – thơ Đường và tiểu thuyết Minh – Thanh.

+ Kinh thi

+ Thơ Đường

+ Tiểu thuyết

3. Sử học:

- Sử học Trung Quốc rất phát triển, đạt nhiều thành tựu to lớn bở vì Trung Quốc là một quốc gia có ý thức cao về lịch sử và rất nhiều kinh nghiệm trong biên soạn lịch sử: chế độ sử quan, ghi chép lịch sử liên tục. Tiêu biểu có sách Xuân Thu do Khổng Rử biên soạn.

- Đến thời Tây Hán, sử học mới trở thành một lĩnh vực độc lập và ngày càng phát triển. Người đặt nền móng cho sử học Trung Quốc là Tư Mã Thiên

+ Bộ “Sử ký” ông viết trong vòng 10 năm: là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc theo kiểu bách khoa toàn thư, ghi chép lịch sử gần 3000 năm, từ truyền thuyết Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế.

+ Tiếp “Sử ký”, Ban Cố đời Đông Hán đã biên soạn sách “Hán thư”.

- Đến đời Đường: cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước được thành lập gọi là “Sử quán”. Đến thời Thanh đã hoàn tất 24 bộ sử được biên soạn.

4. Khoa học tự nhiên:



- Thời kỳ Hoàng đế đã biết đến hệ đếm lấy 10 làm cơ sở.

- Từ rất sớm đã có những tác phẩm toán học: như sách: “Chu bễ toán kinh”, sách “Cửu chương toán thuật”. Nội dung của những cuốn sách này có cả lịch pháp, thiên văn, số học, đại số, hình học. Qua đó, người Trung Quốc đã biết được:

+ Về đại số, số học: Biết được 4 phép tính, khai căn bậc 2, bậc 3, giải phương trình bậc nhất, đã nêu ra công thức tính phương trình bậc 2, biết số âm, số dương, phát minh ra bàn tính rất tiện lợi

+ Hình học: Biết tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, hình tứ giác, hình cầu, biết mối quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông [giống như định lý Pitago]; Biết tính thể tích hình khối, hình cầu, diện tích xung quanh; Tìm ra số  = 3,1415926203 [số  này mãi đến thế kỷ XVI các nhà toán học Đức, Hà Lan mới tìm ra được kết quả trên],… Toán học Trung Quốc đã đạt đến trình độ nhất định và thành hệ thống.



  • Thiên văn học và lịch pháp:

- Biết được hiện tượng nhật, nguyệt thực, lần đầu tiên giải thích đúng đắn rằng nguyệt thực là do mặt Trăng núp sau bóng của trái đất; biết một vòng của bầu trời là 3600 ¼; Biết được hiện tượng sao chổi, đây là những tài liệu sớm nhất thế giới về hiện tượng này; Biết Mặt Trăng xuay quanh Trái Đất và Trái Đất xuay quanh Mặt Trời;…

- Về địa lý học, biết chế tạo ra một công cụ để đo hướng động đất gọi là “Địa động nghi”;

- Biết dùng cọc đứng để đo bóng mặt trời gọi là “Thổ khuê”. Từ đó họ xác định được ngày Hạ chí, Đông chí để tính lịch chính xác hơn.

- Người Trung Quốc đã biết làm lịch để phục vụ sản xuất.



- Đã có sự chuyên khoa: khoa nội, ngoại, sản, nhi

- Có các sách về các loại thuốc, như: “Sơn hải kinh” đề cập đến hơn hai trăm dược liệu; “Thần nông bản thảo kinh” ghi 365 loại dược liệu; “Tân tu bổn thảo”: 844 loại dược liệu. Đây là những cuốn từ điển dược liệu sớm nhất Trung Quốc và thế giới.

- Đồng thời, Trung Quốc cũng có nhiều thầy thuốc giỏi, như: Hoa Đà, Lý Thời Trân

- Thời kỳ cổ đại: biết kỹ thuật luyện đồng từ thế kỷ XVI – XI TCN, sau đó kỷ thuật luyện sắt, gang, thép thành công từ thế kỷ XI TCN.

- Thời trung đại: có 4 phát minh quan trọng:

+ Kỹ thuật làm giấy

+ Kỹ thuật in

+ Thuốc súng

+ Kim chỉ nam

Như vậy, bốn phát minh trên có giá trị to lớn trong lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới. Đặc biệt 3 phát minh: nghề in, thuốc súng, kim chỉ nam : “loại thứ nhất trên bình diện văn học, loại thứ hai trên bình diện chiến tranh, loại thứ ba trên bình diện hàng hải”.


6. Tư tưởng và tôn giáo:

- Để giải thích thế giới, từ xưa người Trung Quốc đã nêu ra cá lý thuyết Âm dương – Bát quái – Ngũ hành.

+ Âm dương

+ Bát quái: tượng trưng cho 8 yếu tố vật chất: trời, đất, sấm, gió, nước, lửa, núi, hồ. Là những yếu tố tạo nên vũ trụ.

+ Ngũ hành: Người Trung Quốc cho rằng, 5 tác nhân đã tạo nên sự vật : Mộc- hoả -thổ-kim-thuỷ. Đây là tư tưởng của phái Âm Dương Gia. 5 tác nhân này trong mối quan hệ tương sinh và tương thắng.

- Nho gia

- Pháp gia

7. Giáo dục:

- Trường học được xây dựng ở cả Trung ương và địa phương. Xuất hiện trường tư do Khổng Tử là người sáng lập. Các trường học Trung ương được tập hợp lại và gọi là Quốc tử giám – có chức năng như Bộ giáo dục.

- Nội dung học gồm có: học viết chữ, toán học, luật học

- Đặc biệt là đã có chế độ khoa cử, gồm có các cấp: Thi Viện – Thi Hương – Thi Hội – Thi Đình.

8. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:

- Người Trung Quốc sử dụng đủ loại vật liệu xây dựng như gỗ, đá, gạch, ngói, đất bùn, và kim loại. Từ thời xa xưa, họ chủ yếu dùng gỗ để xây nhà ở và kỹ thuật thiết kế và xử lý các kết cấu gỗ của họ thực là tài tình.

- Đời Hạ, Thương, Chu, đã xuất hiện kết cấu kiến trúc xây nhà xung quanh và sân ở giữa. Kỹ thuật đầm đất và kết cấu gỗ đã phát triển cao nhờ các công cụ bằng đồng, bằng sắt đã xuất hiện. Kinh đô lấy cung điện nhiều bậc thềm làm chính, xung quanh có tường thành bằng đất nện.

- Đạo giáo và Phật giáo phát triển, cho nên các kiến trúc tôn giáo mới mẻ xuất hiện.

- Vạn Lý Trường Thành – Một trong bảy kỳ quan thế giới mới

- Các nghệ nhân Trung Quốc đúc kết nghệ thuật hoa viên thành năm điểm:

1. Thiết kế phải thuận theo địa thế tự nhiên, bố cục linh hoạt. Trong quần thể phải có giả sơn, cây cảnh, hoa cỏ, hồ ao, thủy tạ, hành lang, cầu bắc ngang dòng nước, lối đi quanh co, tường vách.

2. Thiết kế phải có tính lưỡng nguyên [hay âm dương], nghĩa là trong cái nhỏ ẩn tàng cái lớn, trong cái hư chất chứa cái thực, một khu đất phải tạo được nhiều mảng phong cảnh. Thí dụ như vườn tuy nhỏ nhưng phải tạo các lối đi quanh co, cầu bắc phải có nhiều nhịp, những tường vách giả sơn ao hồ đan xen v.v... Hết cảnh này thì mở ra cảnh mới, khiến người dạo chơi cảm giác như quang cảnh mênh mông.

3. Lối đi phải quanh co thâm u dưới hàng cây um tùm, lúc ẩn lúc hiện, loanh quanh một khe nước chảy, gợi nên tâm trạng trầm mặc nơi khách du. Thí dụ lối đi có thể bị khuất sau một tường vách hay giả sơn, nhưng rồi hiện rõ phía sau đó. Đó là thủ pháp tạo sự ẩn hiện.

4. Tạo được nhiều không gian. Không gian được chia ra bởi tường vách, nhà cửa, sân, vườn, khe nước, ao hồ, giả sơn, v.v... Nhưng chúng phải tạo được cảm giác lưu thông, thoáng đãng.

5. Thiết kế phải gợi được khung cảnh nên thơ, trữ tình, kết hợp văn học với hội họa và thư pháp. Trong phòng thất có hoành phi, câu đối, các tác phẩm thư pháp và hội họa. Vách nhà thủy tạ đề thơ, v.v...


Chương 5: Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại

I. Tổng quan về Hy Lạp và Rô Ma cổ đại:

1. Địa lý cư dân và sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại:



- Nằm ở phía Nam của bán đảo Bancăng. Lãnh thổ của hy Lạp bao gồm: phần lục địa, miền đất ven bờ tiểu Á, những đảo thuộc biển Êgiê. Quan trọng nhất là vùng lục địa Hy Lạp đối với lịch sử Hy Lạp.

- Như vậy, với những điều kiện tự nhiên đó, nền kinh tế của Hy Lạp sớm phát triển theo khuynh hướng của một nền kinh tế thiên về sản xuất thủ công nghiệp hơn là sản xuất nông nghiệp.

- Cư dân, trước thiên niên kỷ III TCN, trên lục địa Hy Lạp và một số đảo lớn ở biển Êgiê đã có những cư dân bản địa sinh sống, chính họ đã sáng tạo ra nền văn minh tối cổ trong lịch sử Hy lạp, đó là văn minh Crét-Myxen.


  • Sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại:

- Thời kỳ văn minh Crét-myxen [thiên niên kỷ III – I TCN]

- Tthời kỳ Hôme [Thế kỷ XI – IX TCN]

- Thời kỳ Thành bang [ thế kỷ VIII – V TCN]

- Thời kỳ Makêđônia và thời kỳ Hy Lạp hoá [337 – 30 TCN]

2. Địa lý cư dân và sơ lược lịch sử La Mã cổ đại:



- Nơi phát sinh nền văn minh Rôma cổ đại [La Mã] là bán đảo Italia : phía Bắc có dãy núi Anpơ tạo thành biên giới tự nhiên giữa Italia [Ý] và châu Âu, còn 3 phía Đông, Tây, Nam đều có biển bao bọc : khí hậu ấm áp, ôn hoà.

- Cư dân : là nơi quần cư khá sớm của người châu Âu vơi nhiều đợt thiên di từ đầu thiên niên kỷ II TCN, tạo nên một cộng đồng người Âu sống định cư trên bán đảo này và được gọi là người Italiốt. Người Italiốt sống ở vùng Latium được gọi là người Latinh. Nhóm ngời Latinh ở vùng hạ lưu sông Tibrơ xây dựng thành La Mã bên sông Tibrơ được gọi là người La Mã [Rôma] là nhánh người sẽ giữ vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng nên thành bang Rôma và đế quốc Rôma cổ đại sau này.

- Về sau thiên niên kỷ I TCN còn có người Hy Lạp di cư đến miền Nam Italia, người Xentô ở miền Bắc cũng tràn xuống định cư ở phía Bắc bán đảo.


  • Sơ lược quá trình phát triển của nền vm La Mã cổ:

- Thời kỳ vương chính [735 – 510 TCN]

- Thời kỳ cộng hoà [thế kỷ VI – I TCN]

- Thời kỳ đế chế [thế kỷ I - V]

II. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Hy – La cổ đại:

1. Chữ viết:

- Cuối thế kỷ VII TCN, trên cơ sở mẫu tự của người Phênêxi, người Hy Lạp đã cải biên và sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Hy Lạp. Đến 403 TCN, nhà nước Aten thống nhất quy định thể thức viết từ trái qua phải, giảm 40 chữ cái còn 27 chữ.

- Đến thế kỷ II TCN La Mã chinh phục Hy Lạp, họ có điều kiện tiếp thu những thành tựu văn minh trong đó có chữ viết. Do đó trong bảng chữ cái Latinh được thêm vào một số chữ: X – Z và Y. Sau đó, trong quá trình lan truyền sang các nước Tây Âu thì nó lại được bổ sung thêm 3 chữ nữa : J – U – W.

- Đây là hệ thống chữ viết đơn giản và tiện lợi, do đó nó được sử dụng rộng rãi trên toàn bộ đế quốc La Mã và là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại [Ý, Tây - Bồ, Pháp...].

2. Văn học:

- Thần thoại

- Thơ

- Kịch thơ

3. Sử học:

- Thế kỷ V TCN: Hy Lạp bắt đầu có lịch sử thành văn và xuất hiện những nhà viết sử chuyên nghiệp. Sử học của Hy Lạp được coi là cội nguồn của sử học phương Tây. Trong đó có những nhà sử học nổi tiếng như: Hêrôđốt [484 – 425 TCN] được coi là “Người cha của nền sử học phương Tây”. Ông đã có nhiều tác phẩm sử học có giá trị, trong đó quan trọng nhất là bộ “Lịch sử của chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư”. Ngoài ra còn có nhà sử học Tuxiđít, Xênôphôn...

- Từ thế kỉ III TCN, người La Mã đã có viết sử nhưng họ viết bằng chữ Hy Lạp. Người đầu tiên viết sử La Mã bằng chữ Hy Lạp là Phabiut. Người viết sử La Mã bằng chữ Latinh [Latin] đầu tiên là Cato [234-149 TCN]. Sau đó còn nhiều người khác như: Plutac, Tacitus.

4. Khoa học tự nhiên:

- Đặc trưng lớn nhất của khoa học tự nhiên Hy Lạp là sự vươn tới khái quát cao, tạo nên những nguyên lý, định lý, định đề, tiền đề... mà hiện nay vẫn còn có giá trị.

- Mặt khác các nhà khoa học tự nhiên của Hy Lạp lại hoạt động ở nhiều lĩnh vực khoa học như toán học, vật lý, thiên văn, triết học... Ví như Talét, ông là nhà toán học, nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp và cũng là nhà thiên văn học. Hoặc Pitago cũng là một nhà toán học những cũng là một nhà thiên văn học và nhà triết học. Acsimét, ông là nhà vật lý học nổi tiếng với nguyên lý đòn bẩy, ông phát minh ra nguyên lý về thuỷ lực học, nhưng ông cũng là một nhà toán học nổi tiếng...

5. Nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc:

- Nghệ thuật Hy Lạp học tập nghệ thuật của Ai Cập, Lưỡng Hà, trên cơ sở đó tạo nên nền nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực, tính dân tộc. Tuy nghệ thuật Hy Lạp, yếu tố thần linh, huyền bí đóng vai trò không đáng kể.

- Nghệ thuật Hy Lạp chú trọng đến các yếu tố con người, lấy con người làm chủ thể, làm nguồn cảm hứng. Những tượng thú, thần thánh không còn nữa, thay vào đó là con người với hình thức cân đối và hài hoà cả về tinh thần và thể xác.

- Nghệ thuật Hy Lạp với những tính chất: đơn giản, vừa chừng mực, vừa tránh sự tô điểm rườm rà, vừa không theo những quy ước quá nghiêm ngặt.

- Đấu trườngLa Mã – Một trong bảy kỳ quan thế giới mới

- Lăng mộ của Mausolus – Một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại

- Thành cổ Petra – Một trong bảy khỳ quan thế giới mới

- Đền Artemis – Một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại



  • Nghệ thuật điêu khắc: Cũng được xem là một mẫu mực hoàn mĩ của điêu khắc thế giới. Với những tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi các nhà điêu khắc tài ba.
- Tượng thần Zeus ở Olympia – Một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại. - Tượng Chúa Kitô Cứu Thế [Rio de Janeiro] – Một trong bảy kỳ quan thế giới mới

6. Triết học:



- Nếu Ấn Độ là quê hương của triết học phương Đông, thì Hy Lạp – La Mã là quê hương của triết học phương Tây.

- Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có rất nhiều nhà triết học nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền triết học của nhân loại.

+ Talét là nhà triết học duy vật đầu tiên của Hy Lạp cổ đại, Ông vừa là nhà tóan học xuất sắc. [định lí Talét]. Ông cho rằng nước là yếu tố cơ bản đầu tiên của vũ trụ.

+ Anaximăngđrơ [611-547], ông là nhà triết học duy vật, Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là vô cực [chia thanh hai mặt đối lập: khô-ướt; nóng - lạnh và từ sự kết hợp đó mà sinh ra mọi vật; nước, lửa…]

+ Anaximen [585-525], Ông cho rằng nguồn gốc vũ trụ là không khí [vạn vật bắt đầu từ không khí và ttrở về với không khí] [triết học biện chứng]

+ Hêraclít [540 – 480], Ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại. Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ bắt nguồn từ lửa.



Về triết học duy tâm thì: Hy Lạp – La Mã cũng có nhiều đại biểu triết học duy tâm nổi tiếng, có tài hùng biện tiêu biểu như:

+ Protagôrát [485-410], đại biểu tiêu biểu đầu tiên cho trường phái triết học ngụy biện. Ông cho rằng nhận thức có tình chất chủ quan. Nhận thức của mỗi con người khác nhau, do đó cài gì mà con người nhận thấy hợp lí thì sự thực nó là hợp lí, đồng thời mỗi sự vật đều có hai mặt, có thể có hai cách phán đóan hợp lí: [ví dụ, người bệnh thì xấu đối với mình nhưng lại tốt đối với thầy thuốc]

+ Gióocgiát [487-380], Ông cho rằng “tồn tại và không tồn tại”. Vì nếu cái gì tồn tại chăng nữa thì cũng không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả được, vì ngôn ngữ không đủ để diễn tả tư tưởng.

7. Tôn giáo – Tín ngưỡng:

- Tín ngưỡng Hy Lạp không nghiêm ngặt như tôn giáo phương Đông

- Mục đích thờ thần: cầu xin che chở cho gia đình, bộ lạc hoặc cả thành bang. Mỗi thành bang có một vị thần riêng. Do đó, tín ngưỡng của Hy Lạp cổ đại là đa thần giáo.

- Các vị thần đều rất gần gũi với con người và cuộc sống đời thường với những đức tính tốt, xấu của con người khác với con người ở chỗ là họ bất tử, mạnh hơn và cao hơn. Do đó, các vị thần là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ, kiến trúc, điêu khắc.

- Ở đế quốc La Mã, Lúc đầu người La Mã cũng theo đa thần giáo. Từ khi tiếp xúc với văn hoá Hy Lạp, họ đã tiếp thu toàn bộ hệ thống thần thánh Hy Lạp và gọi tên theo kiểu Rôma. Đến thế kỷ I, ở các tỉnh phía Đông của đế quốc La Mã đã ra đời một tôn giáo mới đạo Kitô, còn được gọi là Giatô giáo hay Cơđốc giáo.

8. Luật pháp:



- Hệ thống pháp luật của Hy Lạp được xây dựng có hệ thống, qui củ, chẽ. Tiêu biểu là luật Đracông, bộ luật được coi là rất nghiêm khắc

- Sau khi sọan thảo, bộ luật được khắc lên bia đá và đặt ở những nơi công cộng, đây là bước tiến đáng kể của bộ luật Aten, hạn chế sự độc đóan của tòa án của quí tộc, thể hiện quyền bình đẳng của con người trước pháp luật.



   Trước thế kỉ V tCN, La Mã đã xây dựng bộ luật nổi tiếng đó là luật 12 bảng, là một bộ luật thành văn, nội dung đề cập đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Luật chống lại chế độ xét xử vô nguyên tắc của tòa án quí tộc lúc đó.

Chương 6: Văn minh Tây Âu thời trung đại

I. Văn minh Tây Âu từ thế kỉ V đến thế kỉ X:

1. Hoàn cảnh lịch sử:

a. Sự thành lập các quốc gia mới ở tây Âu:

- Cuối thế kỉ IV, đế quốc La Mã đi vào suy yếu.

- Người Giéc Manh đã thành lập trên đất đai của Tây đế quốc La Mã những quốc gia mới như: Đông Gốt, Tây Gốt, Văng Đan, và đặc biệt là vương quốc Phơrăng. Năm 420, Vương quốc Phơ Răng được thành lập [tiền thân của nước Pháp ngày nay].

- Dưới thời Sáclơmanhơ, đã tiến hành khỏang 50 cuộc chiến tranh xâm lược, từ đó vương quốc Phơ Răng rất rộng lớn.

- Năm 814, Sáclơmanhơ chết, vương quốc Phơ răng bị suy yếu. Năm 843, lãnh thổ của Phơrăng được chia thành ba phần, và đánh dấu sự ra đời của 3 quốc gia lớn ở châu Âu, đó là : Pháp, Đức và Ý.

- Đến thế kỉ IX, một số vương quốc khác được thành lập như: vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…

b. Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến:

- Năm 476, đế quốc Tây La Mã đi vào diệt vong, sư kiện này đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc, các quốc gia mới được hình thành đi vào thời kì phong kiến hóa.

- Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, đây là thời kì hình thành của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Trong lãnh địa phong kiến, quan hệ bóc lột theo hình thức địa tô và lao dịch.

- Từ thế kỉ XI, khi kinh tế hàng hóa phát triển, thành thị công thương nghiệp ở tây Âu được thành lập, từ đó kinh tế hàng hóa phát triển nhanh.

- Đến thế kỉ XVI, CNTB được hình thành và phát triển ở tây Âu, cũng là thời kì chế độ phong kiến đi vào tan rã.

c. Vai trò và thế lực của giáo hội La Mã:

- Khi đạo Ki tô được công nhận là quốc giáo của La Mã [cuối IV], Để quản lí một cách chặt chẽ thì đạo Ki Tô đã chia thành 5 trung tâm, mỗi trung tâm có tổng giám mục là người đứng đầu.

- Ở phương Tây, vào thế kỉ V, do nhiều vương quốc mới của người Giéc Manh được thành lập, các quốc gia này nhanh chóng đi theo Ki Tô, làm cho giáo hội La Mã mạnh lên. Tổng giám mục La Mã tự xưng là giáo hoàng muốn thâu tóm quyền lực của tòan giáo hội Ki Tô.

- Đến năm 1054, giáo hội Ki Tô chính thức được phân chia thành hai giáo hội. Giáo hội phương Đông và giáo hội phương Tây:

+ Giáo hội Phương Đông hay còn gọi là Hy Lạp hay giáo hội chính thống.

+ Giáo phương Tây hay còn gọi là giáo hội La Mã, giáo hội thiên chúa.

Hai giáo hội đi vào hoạt động độc lập, thậm chí coi nhau như kẻ thù địch, gây xung đột lẫn nhau.

2. Những thành tựu và hạn chế của Văn minh Tây Âu từ thế kỷ V – X:

a. Tình hình chung về văn hóa, giáo duc và tư tưởng:

- Đến thế kỷ V, khi chế độ chiếm hữu nô lệ bị tiêu diệt, các vương quốc của người Giécmanh được thành lập trên đất đai của đế quốc Tây La Mã, họ đã tàn phá nặng nề những di sản của nền văn minh cổ đại, bởi do trình độ văn hoá của họ thấp kém hơn.

- Đến thế kỷ X, những trường học không dính dáng đến giáo hội đã được thành lập ở các thành thị, đây là cơ sở để phát triển các trường đại học sau này.

- Thế kỷ XI, kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu bắt đầu phát triển. Do đó, các thành thị và tầng lớp thị dân ra đời.

- Thế kỷ XII – XIII, nhiều trường đại học lần lượt ra đời ở Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

b. Cái gọi là văn hóa “Văn hóa phục hưng thời Carôlanhgiêng”:

- Trong năm thế kỉ đầu của thời kì phong kiến [từ thế kỉ V-X], văn hóa Tây Âu rất thấp kém.

- Dưới thời Saclơmanhơ, văn hóa, giáo dục ít nhiều được phát triển là do nhu cầu quản lí đế quốc rộng lớn cho nên phải đào tạo đội ngũ quan lại để đáp ứng yêu cầu, hơn nữa cần đào tạo nhiều giáo sĩ để cảm hóa nhân dân đi theo.

- Ông đã khuyến khích con em quí tộc theo học, mời các học giả nổi tiếng để dạy học. Nội dung chính của việc học vẫn là thần học.

- Năm 814, Sáclơmanhơ chết, đế quốc không còn duy trì được sự thống nhất, sự phát triển tạm thời về văn hóa cũng suy sụp.

II. Văn minh Tây Âu từ thế kỷ XI – XIV:

1. Sự thành lập các trường đại học:

- Trước thế kỉ X, ở tây Âu các trường học chủ yếu phục vụ cho mục đích của giáo hội và phong kiến, không đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

- Đầu tiên, các trường học này thành lập ở các thành thị của Ý, sau đó lan ra nhiều nơi nhiều nước ở Tây Âu.

- Từ thế kỉ XII, nhiều trường đại học khác và rất nổi tiếng được thành lập như: Đại học Pari, Oóclêăng của Pháp, Kembirt [Anh], Xalamanca [Tây Ban Nha].

- Phương pháp học tập là sự liên hiệp giữa Giáo sư với sinh viên để bảo vệ quyền lợi của mình. Nội dung học tập không phải là thần học, thầy giáo không phải là giáo sĩ mà là các giáo sư, các nhà khoa học.

2. Triết học kinh viện:

- Thời kì này triết học kinh viện được chú trọng ở các trường Đại học, và có nhiều học giả nổi tiếng như: Anaxenmơ, Abêla, Rốtxơlanh…Triết học kinh viện được chia thành hai trường phái: Duy thực và duy danh.

+ Phái duy thực theo tư tưởng trường phái triết học duy tâm.

+ Phái duy danh theo tư tưởng trường phái triết học duy vật.

- Đến thế kỉ XIV, triết học kinh viện đi vào suy thoái

3. Văn học:

- Về văn học, ngoài văn học dân gian và văn học la- tinh, thì văn học thời kì này có hai thể lọai chính, đó là văn học kị sĩ và văn học thành thị.

- Văn học kị sĩ có hai thể lọai: anh hùng ca và thơ ca trữ tình.

- Văn học thành thị gồm có: thơ, kịch và truyện

- Truyện tiêu biểu: Di chúc con lừa, thầy lang vườn, con cáo… trong đó truyện con cáo là tác phẩm tiêu biểu, các nhận vật tượng trưng cho các hạng người trong xã hội

- Kịch: nổi tiếng là Rô-banh – Ma-ri-sông…

- Nghệ thuật kiến trúc:

Kiến trúc Tây Âu thời kì này có hai lọai kiến trúc tiêu biểu: Rôman và Gô tích.

- Rôman, là kiến trúc học tập theo kiến trúc của La Mã cổ đại, chất liệu xây dựng chủ yếu là bằng đá. Kiến trúc này thơ kệch, nặng nề nhưng rất chắc chắn.

- Gô tích là kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch, không chắc chắng nhưng nhẹ nhàng, thanh thóat và sáng sủa, dùng để xây dựng nhà thờ, công sở, lâu đài và tu viện…] lọai kiến trúc này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước: Đức, Pháp, Tây Ban Nha…

III. Văn minh Tây Âu từ TK XIV đến đầu TK XVII:

1. Văn hoá Tây Âu thời phục hưng:

a. Điều kiện lịch sử:

- Nền kinh tế tư bản và giai cấp tư sản ra đời.

- Đây là thời kỳ khoa học có nhiều thành tựu quan trọng đã làm đảo lộn những quan niệm phản khoa học của giai cấp phong kiến và giáo hội.

- Phong trào văn hoá Phục hưng diễn ra đầu tiên ở Ý

- Đến thế kỷ XV – XVI, CNTB cũng ra đời ở Anh, Pháp, Đức. . .phong trào văn hoá Phục hưng có điều kiện phát triển sang các nước khác ở Tây Âu.

b. Nội dung và những thành tựu tiêu biểu:



- Phong trào Phục hưng có nội dung chủ yếu đầu tiên là chống giáo hội và giai cấp phong kiến với những tư tưởng của nó.

- Ca ngợi tình yêu đối với tổ quốc, tinh thần dân tộc biểu hiện lòng yêu nước, tin tưởng tương lai của dân tộc. Họ còn đứng về nhân dân trong cuộc đấu tranh chống bóc lột.

- Phong trào còn chống lại những quan điểm phản khoa học và chủ nghĩa duy tâm.


  • Những thành tựu tiêu biểu:

- Văn học: Với 3 thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch

+ Về thơ ca: Có nhiều nhiều nhà thơ nổi tiếng như Đantê là người đi đầu trong phong trào Phục hưng ở Ý, tác phẩm lớn nhất của ông “Thần khúc”. Nhà thơ trữ tình Pêtơrêca, đề cao tình yêu lý tưởng, tác phẩm của ông “Tình yêu tặng nàng Lôra”.

+ Tiểu thuyết: Với rất nhiều nhà văn như: Bôcaxiô nhà văn Ý, ông đã chế giễu sâu sắc giáo hoàng, tăng lữ, quý tộc với những thói hư tật xấu. Nhà văn tráo phúng Rabơle người Pháp, ông phê phán từ bọn vương công đến quan toà, tăng lữ là một lũ người dốt nát và bịp bợm. Đặc biệt, nhà văn Tây Ban Nha Xécvantet, với tác phẩm nổi tiếng “Đông kisốt”.

+ Kịch: Với đại văn hào ngườì Anh Sêchxpia là kịch gia số một của thời đại Phục hưng, ông đã để lại 37 vở kịch với nhiều thể loại: hài – bi - kịch lịch sử.

- Nghệ thuật:

+ Đề tài của nghệ thuật Phục hưng phần lớn đều khai thác từ kinh thánh, nhưng nội dung lại hiện thực, trần tục đương thời. Các danh hoạ đều tập trung ca ngợi vẻ đẹp hình thể và nội tâm của con người. Thế kỷ XVI, nghệ thuật đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều nhà danh hoạ: Lêôna đơ Vanhxi, Mikenlănggiơ, Raphaen. . .

            + Ý là nơi khởi đầu nền nghệ thuật thời phục hưng, vời rất nhiều họa sĩ, nhà điêu khác nổi tiếng

- Khu di tích Chichén Itzá – Một trong bảy kỳ quan thế giới mới

Pháo đài Machu Picchu - Thành phố đã mất của người Inca – Một trong bảy kỳ quan thế giới mới.

- Triết học:

Có rất nhiều nhà triết học nổi tiếng, tiêu biểu:

+ Bây cơn [Anh], là người mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời phục hưng. Ông đề cao Đêmôcrít, phê phán Xôcrát-Platông.

+ Uácte [Tây Ban Nha], Ông là nhà triết học duy vật, là người phê phán mạnh mẽ triết học kinh viện.

+ Êraxemơ [Hà Lan], Là nhà triết học, nhà bác học và là một trong những nhà nhân đạo chủ nghĩa thời phục hưng, là người phê phán mạnh mẽ xã hội phong kiến và giáo hội.         

- Khoa học tự nhiên:

Đặc biệt là trong lĩnh vực thiên văn học, các nhà thiên văn học đã đưa ra những quan điểm trái với quan điểm của giáo hội và họ đã bảo vệ chân lý của khoa học trước sự đàn áp của giáo hội. Đó là nhà thiên văn học Ba Lan Nicôla Côpécních [1473-1543], ông chỉ ra sự sai lầm của học thuyết Ptôlêmê tồn tại suốt 14 thế kỷ ở châu Âu. Nhà thiên văn học người Ý Gioócđanô Brunô [1548-1600], ông đã chứng minh và phát triển học thuyết của Côpécních. Nhà thiên văn học người Ý khác đó là Galilê, đã phát triển học thuyết của hai nhà bác học trên.

- Tư tưởng thời phục hưng:

            + Nội dung tư tưởng phong trào văn hóa phục hưng, thực chất là một phong trào văn hóa mới, tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên chống lại tư tưởng lỗi thời, lạc hậu, ràng buộc , kìm hãm sự phát triển của con người và xã hội của giai cấp phong kiến và giáo hội.

+ Tư tưởng chủ đạo của Văn hóa phục hưng là chủ nghĩa nhân văn [tư tưởng của con người mới].

            + Đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời lạc hậu của phong kiến và giáo hội, giải phóng con người khỏi sự kìm hãm trói buộc. Sau một nghìn năm trầm lắng và chìm đắm, phong trào văn hóa phục hưng có những bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh phương Tây.



- Phong trào văn hóa phục hưng, thực chất là một phong trào văn hóa mới, tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên chống lại tư tưởng lỗi thời, lạc hậu, ràng buộc , kìm hãm sự phát triển của con người và xã hội của giai cấp phong kiến và giáo hội.

- Tư tưởng chủ đạo của Văn hóa phục hưng là chủ nghĩa nhân văn [tư tưởng của con người mới]. Thực chất của Văn hóa phục hưng là:

+ Lên án và đả kích phong kiến và giáo hội

+ Chống lại quan điểm lỗi thời và lạc hậu, phản khoa học, đề cao tinh thần dân tộc.

- Phong trào Phục hưng đã mở ra cho xã hội châu Âu một chân trời mới, bước đầu xoá bỏ những xiềng xích của phong kiến và giáo hội trói buộc con người.

- Đây là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử văn minh châu Âu.

- Phong trào đã kết thúc một thời kỳ dài tăm tối ở châu Âu, tạo điều kiện cho châu Âu bước vào một giai đoạn mới

c. Sự tiến bộ về kỹ thuật:



- Từ việc lao động thủ công đơn giản bằng chân tay, thì thời trung đại con người đã biết đến nguồi năng lượng tự nhiên như: nước, gió…từ đó lợi dụng nguồn năng lượng đó vào lao động sản xuất thay sức lao động của con người.

- Các guồng nước dần dần được cải tiến.



  • Cải tiến kỹ thuật trong ngành dệt:

- T/kỉ XIII, chiếc xa kéo sợi bằng tay được phát minh thay thế cho hòn chì xe chỉ thô sơ.

- Cuối thế kỉ XIV, xa quay sợi bằng bàn đạp được phát minh, từ khung cửi đứng họ đã biết chế ra khung cửu nằm ngang và năng xuất lao động tăng, chất lượng tốt hơn.

- Những tiến bộ trong nghề khai mỏ và luyện kim:

+ Trước thế kỉ XIII, con người chủ yếu biết đến khai mỏ lộ thiên.

+ Cuối XIII, con người biết bơm nước, từ đó cho pháp khai thác ở độ sâu hơn.

+ Trong luyện kim, con người cũng có sự tiến bộ, từ việc nấu quặng ở những đống lửa ngòai trời thì họ đã biết dùng lò để nấu quặng trong nhiệt độ cao và chất lượng quặng [gang, thép] ngày một tốt hơn.

- Những tiến bộ về kỹ thuật quân sự:

+ Từ việc phát minh ra thuốc súng ở Trung Quốc, sau đó thuốc súng thông qua người Arập và truyền qua Châu Âu vào thế kỉ XIII.

+ Cho đến thế kỉ XIV, nhiều lọai vũ khí mới ra đời: đại bác lúc đầu chế bằng sắt, đạn bằng đá, thì bây giờ đại bác được làm bằng đồng và đạn bằng sắt thay thế cho đạn đá.

+ Về sau các lọai vũ khí dần dần được cải tiến và đưa vào trong các cuộc chiến tranh để tranh giành và chinh phục thuộc địa của chủ nghĩa tư bản. Súng đạn đã góp phần giúp cho chủ nghĩa tư bản thắng thế trước chế độ phong kiến.

+ Cho đến ngày nay, con người đã chế tạo ra nhiều lọai vũ khí hiện đại, vũ khí hủy diệt và giết người hàng lọat.

2. Phong trào cải cách tôn giáo:

a. Sự ra đời của đạo Tin Lành:



  • Vài nét về giáo hội Thiên chúa trước cuộc cải cách tôn giáo:

- Giáo hội Thiên chúa là một thế lực phong kiến lớn ở Tây Âu, giáo hội được tổ chức chặt chẽ.

- Cơ quan cao nhất của giáo hội là Tòa thánh La Mã, do giáo hoàng là người đứng đầu.

- Giáo hội có thế lực về kinh tế, có nhiều ruộng đất, bóc lột nhân dân như một lãnh chúa

- Cuối thế kỉ XI, giáo hoàng Grêriút VII [1073-1085] nêu ra nguyên tắc: giáo hội do chúa trời sinh ra, quyền uy bao trùm thế giới, bào trùm cả quyền hành của nhà vua.

- Từ nhhững vấn đề trên cho chúng ta thấy đó là nguyên nhân dẫn đến cải cách tôn giáo ở Tây Âu.

b. Các phong trào cải cách tôn giáo:


  • Nguyên nhân
  • Cải cách tôn giáo ở Đức
  • Cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ
  • Cải cách tôn giáo ở Anh
  • Ý nghĩa:

- Phong trào cải cách tôn giáo có tác dụng to lớn trong phong trào cách mạng của quầnchúng nhân dân nhằm chống giáo hội và phong kiến.

- Đây là thời kỳ vĩ đại trong lịch sử nhân loại, vì nó đã tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và giáo hội, mở đường cho lich sử tiến lên.

IV. Sự tiếp xúc giữa các nền văn minh:

1. Thời cổ đại:

- Xuất phát từ sự phát triển của kinh tế, dẫn đến những nhu cần giao lưu trao đổi giữa các quốc gia cổ đại từ rất sớm.

- Thông qua con đường du lịch, các nhà khoa học của Hy Lạp cổ đã tiếp thu những thành tựu tóan học của người Lưỡng hà và người Ai cập cổ như Talét, Pitago, Hêrôđốt…

- Bằng con đường xâm lược và chinh phục, các nước phương Đông và phương Tây đã tiếp thu và học tập lẫn nhau về các thành tựu văn hóa, khoa học.

2. Thời trung đại:

- Đến thời trung đại, việc giao lưu trao đổi văn hóa, khoa học và kinh tế giữa phương Đông và phương tây diễn ra mạnh mẽ hơn qua nhiều con đường khác nhau:

- Buôn bán, du lịch, chiến tranh, truyền giáo, di cư, du lịch …

- Arập là đế quốc rộng lớn, là trung tâm văn minh thế giới cổ đại, vừa là cầu nối giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây.

- Thông qua các cuộc thập tự chinh, người phương Tây đã tiếp thu và học tập rất nhiều thành tựu của ngừơi phương Đông: [làm giấy, thuốc súng, luyện kim, làm nông nghiệp…].

- Đặc biệt là sự tiếp xúc qua cuộc phát kiến địa lí [thế kỉ XV] đã hình thành lên thị trường thế giới.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề