2/10 là cận bao nhiêu độ

Cách đo độ cận thị của mắt thông dụng nhất là dùng bảng đo. Người cần đo mắt sẽ cách ngồi trước bảng, sau đó một người chỉ vào bảng, người cần đo sẽ che một bên mắt (thay phiên 2 bên) rồi đọc các ký tự trên bảng theo yêu cầu của người chỉ dẫn. Có nhiều loại bảng đo thị lực của mắt, tùy từng đối tượng mà áp dụng cách tính độ cận thị với những bảng đo khác nhau.

  • Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt.
  • Bảng thị lực chữ E của Armaignac.
  • Bảng thị lực bằng chữ cái của Snellen với những chữ cái: L F D O I E.
  • Bảng thị lực hình với các loại đồ vật/con vật dùng cho trẻ em hoặc cho những người không biết chữ.

Cách tính độ cận thị sẽ dựa vào điểm cực cận và điểm cực viễn của mỗi người. Ảnh nằm sẽ trong giới hạn 2 điểm cực cận và cực viễn, ảnh nằm trong khoảng đó sẽ được mắt nhìn thấy rõ ràng. Điểm cực viễn được hiểu là điểm xa nhất mà tại đó mắt thường (mắt không mang kính) có thể nhìn rõ được vật. Người bình thường có điểm cực viễn là vô cực, vì vậy việc mang kính cận chỉ nhằm mục đích điều chỉnh điểm cực viễn của người bị cận thị ra xa vô cực.

Khi điểm cực viễn là 2m sẽ tương đương với cận -1D. Điểm cực viễn là 1m sẽ tương đương cận -1.5D. Khi điểm cực viễn là 50cm sẽ tương ứng độ cận thị của mắt là -2D... Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và hướng cách khắc phục cho tình trạng mắt hiện tại của bệnh nhân.

Chuẩn bị: bảng đo thị lực, 1 cây thước đơn vị cm, 1 sợi dây trắng dài 105-110cm, 2 cây viết màu mực khác nhau, 1 bìa giấy cứng in chữ bất kì không dấu (phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, in đậm) và phải có 2 người thực hiện phép đo.

Hướng dẫn người được đo dùng một tay che mắt lại, tay còn lại cầm lấy một đầu dây đặt dưới mắt cần đo, đặt ở vị trí ngang bằng với mũi và cách mũi 1cm. Người hỗ trợ dùng một tay căng dây, một tay còn lại cầm bìa giấy di chuyển từ sát mắt ra xa chầm chậm trên sợi dây để xác định điểm cực cận và cực viễn của mắt người cần đo.

Khi kéo bìa giấy từ từ ra xa, yêu cầu người được đo đọc chữ trên giấy, rồi xác định khoảng cách xa nhất mà người đó có thể thấy rõ là vị trí nào, đánh dấu lại. Cho người cần đo thư giãn mắt 3 phút rồi thực hiện lại cho mắt bên kia. Cách tính độ cận thị:

  • Lấy thước đo khoảng cách từ đầu sợi dây đến điểm đánh dấu của 2 mắt tính bằng centimet. Lấy 100 chia cho khoảng cách vừa đo được sẽ cho ra kết quả độ cận thị của mắt.
  • Độ cận = 100/ khoảng cách (cm). Ví dụ: Khoảng cách nhìn rõ là 40 cm thì độ cận = 100/40 = 2.5 độ. Lưu ý nên thực hiện phép đo này ở nơi đủ sáng, tốt nhất là vào ban ngày.

Theo các này có thể đo được độ cận tương đối. Tuy nhiên đế chính xác hơn, người bị cận thị nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn chuyên để kiểm tra, đo thị lực một cách chính xác và can thiệp sớm, khắc phục cận thị hiệu quả.

Chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là những cơ sở y tế đạt chuẩn quốc tế có chức năng thăm khám chữa các bệnh liên quan đến mắt, với chất lượng toàn diện về cả chuyên môn và dịch vụ y tế.

Chuyên khoa Mắt tại Vinmec có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già bao gồm: kiểm tra tật khúc xạ, đo thị lực, điều trị bằng laser và phẫu thuật. Bệnh cạnh đó, khoa còn có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do tai nạn. Mặt khác, đội ngũ y bác sĩ Chuyên khoa Mắt tại đây là những bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã triển khai nhiều loại phẫu thuật từ thường quy đến các phẫu thuật khó, đặc biệt là các kỹ thuật đòi hỏi tính thẩm mỹ. Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ bác sĩ công tác tại Vinmec luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ cao nhất.

Thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ , Thị lực là khả năng của mắt nhận thức rõ các chi tiết, nói một cách chính xác hơn, thị lực là khả năng của mắt nhận biết riêng biệt 2 điểm ở gần nhau. Như vậy 2 điểm này sẽ được nhìn dưới một góc được gọi là góc thị giác. Khám thị lực phải là bước đầu tiên ở tất cả bệnh nhân đến khám mắt, trước khi tiến hành các công việc khám mắt khác. Khám thị lực để đánh giá không chỉ chức năng của hệ thống quang học mắt (giác mạc, thể thuỷ tinh) mà còn để đánh giá chức năng của võng mạc, đường thần kinh thị giác và cơ chế thần kinh. Để chi tiết Thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ mời tham khảo bài viết ngay đây nhé.

Thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ

2/10 là cận bao nhiêu độ
2/10 là cận bao nhiêu độ

Thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ

Với kết quả này cho thấy mắt của bạn đang ở tình trạng rất kém. Thấy 6 dòng trên 10 dòng thì thị lực 6/10 và thị lực của bạn được 7/10 khi bạn có thể nhìn thấy 7/10 dòng. Với kết quả thị lực này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Bởi mức độ cận thị của bạn đang ở ngưỡng trung bình thấp.

Một vài người cho rằng cận thị đơn thuần mỗi mức độ cận thị sẽ tương ứng với một khoảng thị lực nhất định như: nếu độ cận thị -0.5Diop có thị lực 6-7/10, độ cận thị -1Diop có thị lực 4- 5/10, độ cận thị -1.5Diop đến 2Diop có thị lực khoảng 1/10, độ cận thị >2Diop có thị lực dưới 1/10.

Tuy nhiên theo bác sĩ nhãn khoa thì đây chưa phải là kết quả cuối cùng. Vậy nên chúng ta cần tới các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt để được khám rõ ràng. 

thị lực 9/10 là cận bao nhiêu độ

Thị lực 9/10 tức là mắt quý vị chỉ nhìn bằng 9/10 người bình thường. Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến quý vị giảm thị lực này ví dụ như: Viễn Thị, Loạn thị, … trong đó có cận thị. Do vậy khi nói thị lực 9/10 thì chưa thể khẳng định cận bao nhiêu độ. Muốn biết cận bao nhiêu độ quý vị vui lòng đến gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt.

thị lực 7/10 có cần đeo kính không

Tương tự như vậy, nếu thị lực của bạn là 5/10, có nghĩa là bạn phải gần 5 feet để nhìn rõ hơn. Thị lực 7/10, bạn cần phải đứng ở khoảng cách 7 feet để nhìn rõ toàn bộ những gì mắt thường nhìn ở khoảng cách 10 feet.

Con số thị lực càng giảm có nghĩa là thị lực của bạn càng yếu và bạn sẽ càng phải đứng gần hơn để nhìn rõ vật.

thị lực 12/10 là như thế nào

2/10 là cận bao nhiêu độ
2/10 là cận bao nhiêu độ

Thị lực 12/10 là như thế nào

Nếu mắt đọc được dòng chữ nhỏ nhất thì thị lực là 12/10, 11/10 hay 10/10. Đó là những thị lực tốt nhất. Nếu chỉ đọc được dòng chữ to nhất thì thị lực là 1/10, tức là mắt kém. Các bệnh ở mắt đều có thể làm giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn, giảm dần dần hoặc giảm đột ngột, giảm ít hoặc mất hẳn.

Bảng đo thị lực

Bảng thị lực bao gồm nhiều hàng chữ, các chữ thử có kích thước nhỏ dần từ trên xuống, tất cả các chữ này đều ứng với góc thị giác 5 phút cung, nhưng ở khoảng cách khác nhau. Bên cạnh mỗi hàng chữ thử thường có ghi rõ mức độ thị lực tương ứng với hàng chữ thử đó và khoảng cách mà mắt bình thường có thể đọc được hàng chữ đó. Chẳng hạn, bên cạnh dòng chữ trên cùng (chữ to nhất) có ghi 0.1 và 50 m, nghĩa là thị lực là 1/10 khi đọc được hàng đó và mắt bình thường có thể đọc được dòng chữ đó ở khoảng cách 50 mét. Có nhiều loại bảng thử thị lực nhìn xa được dùng trên lâm sàng, phổ biến nhất là các loại:

Bảng Snellen: gồm nhiều chữ cái khác nhau, đòi hỏi bệnh nhân phải biết đọc chữ. Khả năng phân biệt các chữ cái có thể khác nhau, chẳng hạn chữ D hay bị nhầm với O, hoặc chữ L rất dễ phân biệt với các chữ khác.

Bảng Landolt: chỉ có một kiểu chữ thử là một vòng tròn với một khe hở ở các hướng trên, dưới, phải, hoặc trái. Bệnh nhân cần chỉ ra được hướng của khe hở của vòng tròn. Bảng này có thể dùng cho trẻ em hoặc người không biết chữ.

Bảng chữ E: bệnh nhân cũng cần phân biệt được hướng của chữ E. Bảng này dễ dùng cho trẻ em vì có thể dùng một hình chữ E bằng nhựa cứng để cho bệnh nhân cầm tay và đối chiếu với chữ trên bảng thị lực.

Bảng hình: các chữ thử là những đồ vật hoặc con vật khác nhau. Thường dùng cho trẻ nhỏ.

Bảng thị lực gần: có nhiều loại bảng, thông dụng nhất là bảng Parinaud (gồm những đoạn câu ngắn, bên cạnh mỗi đoạn câu ghi số thị lực) hoặc bảng thử thị lực dạng thẻ (có các chữ cái, chữ số, vòng hở, hoặc chữ E, bên cạnh dòng chữ có phân số tương ứng thị lực nhìn xa, hoặc ghi số theo qui ước Jaeger).

Cận thị 10 độ

Người cận loạn cao không chỉ gặp bất tiện trong sinh hoạt, mà còn có nguy cơ bong võng mạc, gây mù lòa vì vậy các bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện cũng thường khuyên bệnh nhân sớm chữa độ cận loạn cao. Phakic là lựa chọn dành cho người cận loạn trên 10 độ; hoặc cận loạn chưa đến 10 độ nhưng giác mạc mỏng dưới 500µm.

Phakic còn gọi là kính nội nhãn điều trị cận thị cao của hãng vật tư y tế STAAR (Mỹ), được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép lưu hành vào năm 2004. Vậy mổ Phakic có an toàn không? Đến nay, phương pháp đã trải qua nhiều lần cải tiến để tăng mức độ an toàn. Hiện hơn một triệu người trên toàn thế giới đã phẫu thuật mắt bằng Phakic.

Cận 2 độ

2/10 là cận bao nhiêu độ
2/10 là cận bao nhiêu độ

Cận 2 độ 

Rất nhiều người bị cận thị có cùng thắc mắc là cận thị không đeo kính có sao không hoặc cho rằng chỉ những ai bị cận nặng mới nên đeo kính. Tuy nhiên, việc đeo kính khi bị cận thị là cần thiết cho dù độ cận nhỏ (≤ 0.75 độ) cũng ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

  • Độ cận 0.25 là độ cận thị nhỏ nhất, thường không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, học tập và công việc hàng ngày. Nếu bị cận thị chỉ 0.25 độ thì hoàn toàn không cần đeo kính cận vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
  • Độ cận 0.50 sẽ khiến người bị cận thị nhìn xa mờ hơn một chút, tuy nhiên có nhiều người vẫn nhìn tốt ở độ cận này mà không cần đeo kính.
  • Độ cận 0.75 độ là mức cận thị mà bệnh nhân nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
  • Độ cận 1.00 độ sẽ khiến người gặp khó khăn khi nhìn xa. Những người cận từ 1 độ trở lên bắt buộc phải đeo kính khi làm các công việc đòi hỏi tầm nhìn xa như tài xế lái xe, công an…
  • Độ cận 1.50 là độ cận nên đeo kính để tránh ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
  • Độ cận 2.00 độ trở lên là độ cận bắt buộc phải đeo kính khi học tập và làm việc.

Thị lực là gì

Thị lực là một phần quan trọng của chức năng thị giác, nó bao gồm nhiều thành phần trong đó chủ yếu là khả năng phân biệt ánh sáng và khả năng phân biệt không gian. Trên lâm sàng, chúng ta thường coi thị lực tương ứng với lực phân giải tối thiểu, tức là khả năng của mắt có thể phân biệt được hai điểm riêng rẽ ở rất gần nhau.

Khám thị lực là một phần cơ bản và quan trọng trong nhãn khoa. Thị lực cho phép đánh giá chức năng của các tế bào nón của võng mạc trung tâm, tức là vùng trung tâm hoàng điểm. Đánh giá thị lực bao giờ cũng phải bao gồm cả thị lực xa và thị lực gần. Bình thường thị lực xa và gần luôn tương đương, một số tình trạng ảnh hưởng đến điều tiết của mắt như lão thị, viễn thị không được chỉnh kính, hoặc bệnh đục thể thuỷ tinh trung tâm, v.v. có thể gây giảm đến thị lực gần trong khi thị lực xa không bị ảnh hưởng.