Ai là người lấy thân mình chèn bánh pháo

Ai là người lấy thân mình chèn bánh pháo

Your browser isn’t supported anymore. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

  • Ai là người lấy thân mình chèn bánh pháo
  • Ai là người lấy thân mình chèn bánh pháo
  • Ai là người lấy thân mình chèn bánh pháo
  • Ai là người lấy thân mình chèn bánh pháo
Remind me later

Để góp phần vào sự thành công của chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) đã có biết bao tấm gương anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn xuân xanh. Họ, những người chiến sĩ mang trên mình một tình yêu Tổ Quốc, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trong đó, anh hùng Tô Vĩnh Diện đã dũng cảm lấy thân mình chèn pháo.

Đôi nét về người anh hùng Tô Vĩnh Diện

Anh hùng Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, suốt 12 năm đi ở đợ anh luôn phải chịu bao cảnh áp bức, bất công. Năm 1946 anh tham gia dân quân ở địa phương, đến năm 1949 anh xung phong đi bộ đội.

Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1.000km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo đến nơi an toàn.

Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường nguy hiểm, cũng như nghỉ dọc đường, anh luôn nhắc nhở đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng con dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những bất ngờ xảy ra.

Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp cong và rất nguy hiểm, anh cùng đồng chí pháo thủ Lê Văn Chi xung phong lái pháo. Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Chi bị hất văng ra. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội kịp ghìm giữ pháo lại. Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Khi hy sinh anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.

Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguồn tham khảo: Bài viết Những tấm gương anh hùng trong chiến thắng Điện Biên Phủ trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Điện Biên

Bế Văn Đàn sinh năm 1931 ở xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa, Tỉnh Cao bằng. Năm 1948 giữa lúc cuộc chiến tranh ở Đông Dương đang diễn ra quyết liệt anh xung phong vào bộ đội. Đảng Cộng Sản quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Anh được phân công làm liên lạc tiểu đoàn.

Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ chân địch ở Mường Bồn. Pháp thấy lực lượng của quân Việt Minh ít, đã tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích phá vây, nhưng cả hai lần đều thất bại. Cuộc chiến càng lúc càng căng thẳng, khốc liệt, quân Pháp liều chết lao lên, quân ta tử thủ ngăn chặn bước tiến của chúng.

Lúc đó đại đội được lệnh bằng bất cứ mọi giá phải kìm chân địch lại ở Mường Pồn, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù vừa mới đi công tác về nhưng khi chỉ huy thông báo Bế Văn Đàn lập tức xung phong đi làm nhiệm vụ, anh băng qua mưa bom, bão đạn để truyền lệnh cho các đồng đội kịp thời chính xác. Trận chiến diễn ra ác liệt hơn bao giờ hết, anh liền ở lại đại đội kề vai sát cánh chống địch cùng các anh em.

Cuộc phản kích của quân Pháp nổ ra lần thứ 3. Đại đội quân ta chỉ còn vỏn vẹn 17 chiến sĩ, bản thân anh cũng đang bị thương nhưng vẫn tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu tới cùng. Có một khẩu trung liên của đại đội không bắn được vị xa thủ hi sinh, khẩu còn lại của Chu Văn Pù cũng chẳng thể bắn vì không có chỗ đặt súng, tình hình cấp bách, anh liền chạy lại, không chút ngần ngại cầm 2 chân khẩu súng đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn, thấy Pù còn do dự chưa bắn, anh nói "kẻ thù trước mắt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi" trong lúc lấy thân làm giá súng anh còn bị thêm 2 vết thương nữa và hy sinh, nhưng 2 tay anh vẫn ghì chặt chân súng trên đôi vai của mình.

Ai là người lấy thân mình chèn bánh pháo
Ảnh minh họa

Ai là người lấy thân mình chèn bánh pháo
Anh hùng Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng