Anh chị em dưỡng cho nhau là thế nào năm 2024

Trong bài viết dưới đây, Trung tâm tư vấn pháp luật Hufi sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về việc anh chị em ruột có phải cấp dưỡng cho nhau không.

Cấp dưỡng là gì?

Đó là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này (Theo khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

Cấp dưỡng giữa anh chị em ruột

Anh chị em ruột là những người có quan hệ huyết thống nhưng không đương nhiên phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau mà chỉ trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đây là nội dung được quy định tại Điều 112 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Mức cấp dưỡng giữa anh chị em ruột

Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Xử lý vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em ruột

Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021 hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 37 Điều 1 Bộ luật hình sự 2017.

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật hình sự, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc pháp lý nào liên quan, vui lòng liên hệ TTTVPL Hufi để được giải đáp chi tiết. Hotline: 028.2212.5238. Hoặc emai: [email protected].

Quyền, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa anh, chị, em tồn tại song song cùng với nhiều mối quan hệ gia đình. Quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình là nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc là một nghĩa vụ thể hiện mối liên hệ tình cảm.

Nghĩa vụ tình cảm này được anh, chị, em thực hiện sẽ duy trì sự gắn kết bền vững tình cảm giữa anh, chị, em với nhau, có ý nghĩa quyết định đến việc thực thi các quyền và nghĩa vụ khác giữa anh, chị, em. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình. Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

1. Xác định quan hệ giữa anh, chị, em

Trong các quan hệ gia đình, bên cạnh quan hệ mang tính chủ đạo là quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con thì quan hệ giữa anh, chị, em luôn được coi trọng. Anh, chị, em là những người có cùng cha, mẹ; cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Tình cảm và sự gắn bó giữa họ mang đậm tính tự nhiên và thiêng liêng. Chính trong môi trường gia đình mang tính cộng đồng rất cao, họ cùng ở chung, ăn chung, học chung,… đó đã làm tình cảm giữa các anh, chị, em được gắn bó mật thiết với nhau. Họ chia sẻ, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau.

Tình cảm và trách nhiệm giữa anh, chị, em duy trì đến khi họ trưởng thành, lập gia đình riêng. Trong một số trường hợp cụ thể, khi cha, mẹ không thể có điều kiện chăm sóc con vì một vài lí do chủ quan hay khách quan nào đó thì anh, chị thường thay mặt cha, mẹ để bảo ban, dạy dỗ, nuôi nấng các em nên người. Tư tưởng “quyền huynh thế phụ” là xuất phát từ truyền thống tốt đẹp này. Bảo vệ truyền thống gắn bó của gia đình, sự chia sẻ giữa các thành viên gia đình với nhau, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em tạo cơ sở pháp lý cho việc gắn bó trách nhiệm giữa các thành viên này. Cụ thể:

Theo Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”.

Quan hệ anh, chị, em có thể được xác lập dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống, sự kiện nuôi con nuôi và có thể được xác lập do sự kiện kết hôn đem lại. Anh, chị, em có quan hệ huyết thống với nhau gọi là anh, chị, em ruột. Quan hệ anh, chị, em được xác lập do sự kiện nuôi con nuôi là quan hệ giữa con nuôi với con đẻ của cha, mẹ nuôi. Khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định:

“Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Do đó, con nuôi và con đẻ của một người hoặc những người cùng là con nuôi của một người đều được xác định là anh, chị, em với nhau. Quan hệ anh, chị, em được xác lập do sự kiện kết hôn đem lại là anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh, chị, em của vợ hoặc của chồng. Tuy nhiên, anh em rể; chị em dâu; anh, chị, em của vợ hoặc của chồng chỉ có quyền và nghĩa vụ với nhau khi sống chung dưới một mái nhà với tư cách là thành viên gia đình với nhau.

Theo quy định tại Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Anh, chị, em thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cả khi còn cha, mẹ và khi không còn cha, mẹ, cả khi sống chung với nhau cũng như khi không sống chung với nhau. Đây là xử sự theo đạo lý thông thường mà pháp luật đòi hỏi các chủ thể phải thực hiện nhằm giữ gìn truyền thống của gia đình Việt Nam.

2.1. Quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật

Trong trường hợp em chưa thành niên mà không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên (do cha, mẹ bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự) thì anh ruột, chị ruột có đủ điều kiện sẽ làm người giám hộ cho em. Nếu không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ cho em. Nếu anh cả hoặc chị cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ.

Với tư cách là người giám hộ cho em chưa thành niên, anh, chị phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục em, đại diện cho em trong các giao dịch dân sự mà em chưa thể tự mình tham gia, quản lí tài sản và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của em theo quy định của pháp luật.

Với tư cách là người giám hộ, anh, chị, em phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, quản lí tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích pháp của người được giám hộ, đại diện cho người đó trong các giao dịch dân sự, thực hiện việc khám chữa bệnh cho người đó theo quy định của pháp luật. Người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ vào việc chăm sóc, chi dùng cho các nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ, có quyền quản lí, định đoạt tài sản của người được giám hộ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi anh, chị, em được xác định là người giám hộ của anh, chị, em mình thì người giám hộ sẽ trở thành người đại diện của người đó, thực hiện việc xác lập các giao dịch dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về giám hộ.

2.2. Nghĩa vụ nuôi dưỡng

Trong trường hợp không còn cha, mẹ hoặc tuy còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì anh, chị, em có nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng nhau. Quy định này hoàn toàn phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam. Các con khi còn nhỏ được sống chung với cha, mẹ, được cha, mẹ nuôi dưỡng. Nếu cha, mẹ qua đời hoặc già yếu, ốm đau mà không có khả năng nuôi dưỡng con thì anh, chị, em đùm bọc lẫn nhau, nuôi dưỡng nhau. Anh, chị đã thành niên nuôi dưỡng em chưa thành niên. Người có khả năng lao động nuôi dưỡng người không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, chỉ khi nào không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có khả năng để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho con thì anh, chị, em mới có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau. Đồng thời, người chưa thành niên hoặc đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cũng chỉ được anh, chị, em nuôi dưỡng khi không có vợ, chồng, con để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng. Nếu khi không còn cha, mẹ mà những người này có vợ, chồng, con thì vợ, chồng, con của họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho họ.

Ví dụ: Anh A không có khả năng lao động cũng như không có tài sản để tự nuôi mình. Cha, mẹ của anh A qua đời nên anh A được anh, chị của anh A nuôi dưỡng. Khi anh A kết hôn thì anh, chị của anh A không còn nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho anh A nữa vì khi đó cuộc sống của anh A đã được đảm bảo bằng tài sản chung của vợ, chồng. Vợ của anh A có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cho anh A.

2.3. Quyền thừa kế

Anh, chị, em có quyền hưởng thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, anh, chị, em có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp anh, chị, em khi chết không để lại di chúc hoặc di chúc không họp pháp thì di sản thừa kế của người chết được chia theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật, anh, chị, em thuộc hàng thừa kế thứ hai của người chết (người thừa kế là anh, chị, em của người chết). Như vậy, nếu người chết không có vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi hoặc tuy có nhưng nhũng người này đã chết trước đó, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền thừa kế hay từ chối nhận di sản thì anh, chị, em được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của người chết.

Nếu người chết để lại di chúc cho anh, chị, em của họ được thừa kế thì anh, chị, em được thừa kế theo di chúc.

Trường hợp anh, chị, em khi chết không để lại di chúc hoặc di chúc không họp pháp thì di sản thừa kế của người chết được chia theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật, anh, chị, em thuộc hàng thừa kế thứ hai của người chết (người thừa kế là anh, chị, em của người chết). Như vậy, nếu người chết không có vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi hoặc tuy có nhưng nhũng người này đã chết trước đó, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền thừa kế hay từ chối nhận di sản thì anh, chị, em được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của người chết.

Như vậy, mối quan hệ anh chị em trong gia đình là mối qua hệ huyết thống vô cùng đáng quý, đáng trân trong cần phải được bảo vệ, giữ gìn. Nhận thức được tầm quan trọng về mối quan hệ này, chúng ta cần phải xây dựng, vun bồi để tình cảm anh chi em trở nên gần gũi, gắn bó hơn. Từ đó giúp chúng ta luôn biết nhường nhịn, sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống để tìm đến bến đỗ bình yên trong tình cảm gia đình.

Trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về “Quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình”. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo số Hotline 19006568 để được tư vấn tốt nhất.