Anh em cọc chèo nghĩa là gì năm 2024

Trong cuộc sống, bạn có thể sẽ nghe đâu đó đến cụm từ "anh em đồng hao" hay "anh em cột chèo", "anh em cọc chèo". Vậy, bạn đã hiểu ý nghĩa của anh em đồng hao và cách dùng của những cụm từ này chưa? Nó có giống với các cụm từ kia không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Cả 3 cụm từ "Anh em cọc chèo", "anh em cột chèo", "anh em đồng hao" có ý nghĩa GIỐNG NHAU đều được dùng để nói về những người đàn ông cùng làm rể trong một gia đình, có nghĩa là vợ của họ là chị em ruột.

  • Theo miền thì miền bắc sẽ dùng từ: Anh em đồng hao
  • Các miền còn lại thì hay dùng từ: Anh em cột chèo, cọc chèo

Ví dụ: Anh A và chị X là vợ chồng, anh B và chị Y là vợ chồng. Và X với Y là hai chị em ruột nên anh A và B được gọi là anh em đồng hao.

Từ xưa, mối quan hệ anh em cọc chèo đã được cha ông đưa vào ca dao, thành ngữ và thơ văn xưa.

"Anh em cọc chèo như chó với mèo".

"Hai người Anh em cột chèo

Mấy năm vắng mặt không kèo rượu nhau

Xuân nay gặp, phải cạn bàu

Phải say dưới cội mai màu vàng hoa".

Ở một số địa phương, cụm từ anh em cột chèo, anh em đồng hao còn được dùng để nói về những người đàn ông có vợ là chị em họ.

Anh em cọc chèo nghĩa là gì năm 2024

Thực tế, “đồng hao” là một loại rau dại thường mọc ở bờ giậu, còn có những tên gọi thân thuộc hơn như “tần ô”, “cải cúc”. Đây là một loại rau ít rễ và rễ cũng ngắn. Từ điển văn hoá Hưng Yên giảng: “Trận gió nhẹ có thể làm cả cụm đồng hao bật gốc. Từ đặc tính ấy, nhân dân miền Nam ví anh em rể là anh em đồng hao”.

Như vậy cách nói “anh em đồng hao” vốn đã có hàm ý rằng những người cùng làm rể trong một gia đình thường chẳng mặn mà gì với nhau và với gia đình vợ. Dân gian còn có câu “thương nhau chị em gái, rái nhau chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể” phần nào cũng cho thấy đều này.

Anh em cọc chèo nghĩa là gì?

Trong cuộc sống, khi buộc bất kỳ dây gì cũng phải buộc cho chắc chắn thì mới có tác dụng. Tuy nhiên, dây buộc giữa cái mái chèo và cái cọc chèo thì phải buộc lỏng lẻo, xộc xệch thì mái chèo mới có thể hoạt động, dễ dàng lắc qua lắc lại, khua chèo quậy nước cũng như thay mới. Cũng có người cẩn thận còn chú thích, mái chèo ở đây là mấy nàng vợ”.

Mối buộc dây này tưởng lỏng lẻo mà lại rất chắc chắn, tưởng chắc chắn nhưng lại lỏng lẻo. Từ hình ảnh cột chèo này, người xưa liên tưởng tới mối quan hệ giữa những người đàn ông có vợ là chị em ruột, đó là một mối quan hệ gần gũi, thân thiết nhưng cũng rất linh động.

Anh em cọc chèo nghĩa là gì năm 2024

Tóm lại, dù là “đồng hao” hay “cột chèo” thì cũng đều chỉ mối quan hệ vốn được cho là chẳng tốt đẹp gì giữa anh em rể.

Trên đây là một số lời giải đáp về ý nghĩa của các cụm từ "anh em đồng hao" hay "anh em cột chèo", "anh em cọc chèo". Hi vọng bạn đã có thể bổ sung thêm vào vốn hiểu biết từ ngữ vùng miền của bản thâm!

Hiện nay pháp luật không quy định như thế nào là anh em cột chèo. Dưới góc nhìn thực tế, thuật ngữ anh em cột chèo (hay một số nơi còn gọi là anh em cọc chèo, anh em đồng hao) dùng để chỉ những người đàn ông cùng làm rể trong một gia đình, có nghĩa là vợ của họ là chị em ruột.

Anh em cọc chèo nghĩa là gì năm 2024

Anh em cột chèo là gì? Anh em cột chèo có được hưởng di sản thừa kế của ba mẹ vợ không? (Hình từ Internet)

Anh em cột chèo có được hưởng di sản thừa kế của ba mẹ vợ không?

Tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Từ các quy định trên, việc anh em cột chèo có được hưởng di sản thừa kế của ba mẹ vợ hay không sẽ phụ thuộc vào việc ba mẹ vợ có hoặc không có để lại di chúc. Cụ thể:

Trường hợp 1: Ba mẹ vợ có để lại di chúc. Trong trường hợp ba mẹ vợ có để lại di chúc, và trong nội dung di chúc có chỉ định các con rể (anh em cột chèo) được hưởng di sản thừa kế thì anh em cột chèo sẽ được hưởng di sản của ba mẹ vợ để lại. Trường hợp di chúc không chỉ định thì những người anh em cột chèo sẽ không được hưởng.

Trường hợp 2: Ba mẹ vợ không để lại di chúc. Trong trường hợp này anh em cột chèo sẽ không được hưởng di sản của cha mẹ vợ vì chỉ có con đẻ, con nuôi của người chết mới được hưởng di sản thừa kế nếu chia theo pháp luật.

Tại sao lại gọi là anh em cọc chèo?

Cả 3 cụm từ “Anh em cọc chèo”, “anh em cột chèo”, “anh em đồng hao” đều được dùng để nói về những người đàn ông cùng làm rể trong một gia đình, có nghĩa là vợ của họ là chị em ruột. Ví dụ: Anh A và chị X là vợ chồng, anh B và chị Y là vợ chồng.

Chị em đồng hao là gì?

Những người cùng làm rể một gia đình, có vợ là chị em ruột, trong quan hệ với nhau.

Đồng hảo nghĩa là gì?

Cùng làm rể một gia đình.

Anh em dùng năng là gì?

Dâu rể: gọi theo vợ hoặc chồng là người có quan hệ huyết thống với mình kết hợp với từ dâu hoặc rể ví dụ như con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu. Hai người chồng của hai chị em gái miền Nam gọi là anh em cột chèo, miền Bắc gọi là anh em đồng hao hoặc đứng nắng.