Bài tập cá nhân môn công pháp quốc tế năm 2024

100% found this document useful (1 vote)

1K views

4 pages

Câu Hỏi Ôn Tập Và Vấn Đề Thảo Luận Môn Công Pháp Quốc Tế

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

100% found this document useful (1 vote)

1K views4 pages

Câu Hỏi Ôn Tập Và Vấn Đề Thảo Luận Môn Công Pháp Quốc Tế

Jump to Page

You are on page 1of 4

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập cá nhân môn công pháp quốc tế năm 2024

Luật sư FDVN trân trọng chia sẻ tài liệu TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (DÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT) do các Luật sư/Chuyên viên pháp lý của FDVN sưu tầm và tổng hợp.

Đây là tài liệu nằm trong hệ thống đề thi, đề cương ôn tập các môn học dành cho sinh viên các trường luật, giảng viên giảng dạy pháp luật và người hành nghề luật tham khảo.

Luật sư FDVN sẽ tiếp tục chia sẻ các bộ tài liệu được các Luật sư/ Chuyên viên pháp lý của FDVN tổng hợp trong thời gian tới. Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu, vì vậy chúng tôi phản đối mọi sao chép, chia sẻ vì mục đích thương mại và mục đích khác.

Dưới đây là một số đề thi môn Công pháp quốc tế do LawFirm.Vn tổng hợp xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập.


Đề thi Công pháp quốc tế 01

1. Phân tích khái niệm, các hình thức, phương pháp và hậu quả của công nhận quốc tế / Phân tích khía canh chính trị, ý nghĩa pháp lý của hành vi công nhận quốc tế.

2. So sánh trách nhiệm pháp lý chủ quan và trách nhiệm pháp lý khách quan.


Đề thi Công pháp quốc tế 02

1. Khái niệm luật quốc tế. Phân tích đặc trưng về chủ thể của luật quốc tế.

2. Điều ước quốc tế có giá tri tạo lập tập quán quốc tế không. Cho ví dụ

Đề thi Công pháp quốc tế 03

1. Phân tích cấu thành Quốc gia và đặc tính chính trị pháp lý?

2. So sánh quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan ngoại giao và lãnh sự

Hỏi thêm: Hành lý của công chức ngoại giao có bị kiểm tra hải quan hay không?


Đề thi Công pháp quốc tế 04

1. Phân tích quyền năng chủ thể luật quốc tế – quốc gia

2. Phân tích cơ cấu thành lập, chức năng, quyền hạn của tòa án công lý quốc tế vấn đề pháp lý của ban hội thẩm trong GGTC WTO


Đề thi Công pháp quốc tế 05

1. Trình bày đặc trưng cơ bản của Luật Quốc tế

2. Căn cứ xác định và hình thức thực hiện Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan

Đề thi Công pháp quốc tế 06

1. Phân tích quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế.

2. Phân tích quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan ngoại giao khác gì so với cơ quan lãnh sự?


Đề thi Công pháp quốc tế 07

1. Các trường hợp có hiệu lực ĐUQT với bên thứ 3

2. Quy chế pháp lý của Tòa án luật Biển quốc tế?

Hỏi thêm:

  1. Tòa án công lý có bao nhiêu thẩm phán, phương thức xác định thẩm phán của tòa án công lý, các đặc điểm của nguyên tắc cơ bản, các ngoại lệ của nguyên tắc.
  1. Bảo hộ công dân.
  1. So sánh Tòa biển vs Tòa Công lý.
  1. Thực tiễn tòa công lý xét xử vụ án luật biển
  1. Chủ thể Luật quốc tế, các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, dân cư, đường cơ sở thẳng

Đề thi Công pháp quốc tế 08

1. So sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa theo quy định tại Công ước luật biển 1982.

2. Phân tích khái niệm, đặc điểm, cách phân loại các cơ quan tài phán quốc tế.

Hỏi thêm:

1. Hai nguyên tắc cơ bản của luật biển quốc tế là gì?

2. Mối liên hệ đặc trưng giữa hai nguyên tắc cơ bản của luật biển quốc tế là gì? Cho ví dụ chứng minh.

3. Tòa án công lý quốc tế có những chức năng gì?

4. Có mấy cách xác định thẩm quyền của tòa án công lý quốc tế, kể tên?

  1. So sánh trình tự thủ tục của tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế.

6. Luật áp dụng của tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp có gì đặc biệt không?


Đề thi Công pháp quốc tế 09

1. Điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế

2. Định nghĩa, đặc điểm, phân loại tranh chấp quốc tế, cho ví dụ minh họa, phân tích vai trò của các bên tranh chấp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.

Hỏi thêm:

  1. Phân tích đặc điểm của giải quyết tranh chấp quốc tế
  1. Các nguồn của Luật quốc tế
  1. Mối quan hệ giữa tập quán và điều ước

Bài tập cá nhân môn công pháp quốc tế năm 2024
Hình minh họa. [Tổng hợp] Đề thi môn Công pháp quốc tế


Đề thi Công pháp quốc tế 10

1. Trình bày các vấn đề pháp lí của bảo lưu điều ước quốc tế?

2. Nêu định nghĩa, đặc điểm, phân loại cơ quan trọng tài quốc tế.

3. Các vấn đề pháp lí về cơ quan phúc thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?


Đề thi Công pháp quốc tế 11

1. Phân tích các quy phạm luật quốc tế. Nêu ví dụ

2. Nêu và phân tích các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế của liên hợp quốc?

Liên Hợp quốc đã sử dụng những biện pháp nào để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

Hỏi thêm:

1. Thềm lục địa có phải lãnh thổ quốc gia k? Các quốc gia khác có quyền khai thác kể cả phần dư thừa hay k? Chế độ xác lý? Vẽ các cách xác định thềm lục địa

2. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng tòa án quốc tế có ưu thế gì so với trọng tài quốc tế

3. Phân biệt tranh chấp quốc tế và tình thế tranh chấp

4. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm pháp lý quốc tế

5. Một số câu bán trắc nghiệm:

  1. Việt Nam và Trung Quốc có thể dùng Tòa án Công lý để giải quyết tranh chấp Trường Sa- Hoàng sa không? (đáp án: không)
  1. Nếu quy phạm điều ước và quy phạm tập quán cùng điều chỉnh một vấn đề, dẫn đến hai hệ quả pháp lý khác nhau. Thì áp dụng cái nào và vì sao
  1. Hành vi nào của chủ thể sẽ khiến chủ thể đó ràng buộc với những điều ước qt? (kí, phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập)

Đề thi Công pháp quốc tế 12

1. Nêu những điểm giống và khác nhau của quy phạm giữa Cogens và quy phạm quỳ nghi.

2. Phân tích nội dung và ngoại lệ nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực /

Trong những trường hợp nào thì được sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Điều này có trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế không? (các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc đe dọa)

3. Phân tích nội dung các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?

Hỏi thêm:

– Thực tiễn ngoại lệ của nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực.

– Nếu viên chức ngoại giao phạm tội buôn bán ma túy có phải chịu TNHS không? Không

– Điều kiện để 1 quốc gia bảo hộ công dân.

– Ý nghĩa chính của việc xác định quốc tịch cho tàu thuyền!!!

Câu hỏi thêm:

1. Quy phạm pháp luật là gi?

2. Lấy ví dụ về quy phạm tùy nghi về lĩnh vực Luật biển.

3. Quy phạm pháp luật khác gì với văn bản pháp luật?

4. E đọc Hiến chương Liên hợp Quốc chưa? các trường hợp này (ở câu 2) được quy định ở điều bao nhiêu HCLHQ? (nếu không nêu được điều thì nêu nó ở chương nào?)

5. Pháp điển hóa là gì? Ví dụ pháp điển hóa trong lĩnh vực Luật biển và lĩnh vực Ngoại giao.

6. Tại sao PN và cá Nhân không phải là Ct của Luật quốc tế

7. Định nghĩa và đặc điểm của điều ước quốc tế


Đề thi Công pháp quốc tế 13

1. So sánh Điều ước Quốc tế và tập quán quốc tế? Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế?

2. Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh ảnh hưởng như thế nào đến hiệu lực thi hành của Điều ước quốc tế trên phạm vi lãnh thổ các quốc gia thành viên.


Đề thi Công pháp quốc tế 14

1. Định nghĩa, đặc điểm tập quán quốc tế. Trình bày phương thức hình thành tập quán quốc tế / Khái niệm, yếu tố cấu thành, con đường hình thành tập quán quốc tế

2. Nêu quy chế pháp lý vùng nội thủy.

Loại phương tiện nào được đề cập tới trong Công ước, quy chế pháp lý vùng nước quần đảo khác gì với nội thủy không, trong vùng nước quần đảo có thể có vùng có quy chế như nội thủy không,…

Câu hỏi phụ:

1. Mối quan hệ giữa TQQT và điều ước quốc tế

2. Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ

3. Quy chế pháp lý của người nước ngoài

4.Quy chế pháp lý của biển cả

5. Các phương thức công nhận thẩm quyền của tòa án công lý quốc tế


Đề thi Công pháp quốc tế 15

1. Trình bày nội dung nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và các ngoại lệ của nguyên tắc đó.

2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa pháp lý của quốc tịch.


Đề thi Công pháp quốc tế 16

1. Điều ước quốc tế có làm hạn chế áp dụng tập quán quốc tế cùng nội dung hay không? Tại sao?

2. Trình bày nội dung nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Ngoại lệ của nguyên tắc này?

Hỏi thêm:

– Nguyên nhân tại sao Mỹ tấn công Iraq năm 1991?

– Có mấy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế? Hiến chương LHQ ghi nhận những nguyên tắc nào trong số các nguyên tắc trên?

– Điều kiện để một điều ước quốc tế có hiệu lực?

– Luật quốc tế điều chỉnh điều ước quốc tế như thế nào?


Đề thi Công pháp quốc tế 17

1. Phân biệt cơ chế giải quyết tranh chấp trong trọng tài quốc tế và tòa án quốc tế?

2. Phân biệt cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự?


Đề thi Công pháp quốc tế 18

1. Mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế?

2. Phân tích khái niệm, đặc điểm nguyên tắc cb của Luật quốc tế.

Phân biệt nguyên tắc pháp luật chung và nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế?

3. Khái niệm, đặc điểm, quy chế plý vùng ĐQKT

Hỏi thêm:

– Mqh nguồn cơ bản – nguồn bổ trợ

– Phân biệt nguồn cơ bản- ng bổ trợ

– Ngoại lệ nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực;

– Tập quán và ĐƯ, cái nào giá trị cao hơn,

– Đường cơ sở Việt Nam, Điểm a8 ở chỗ nào;

– Phân biệt vùng ĐQKT và TLĐ….v..v

1. Đặc điểm điều ước quốc tế?

2. Mối quan hệ giữa nguồn bổ trợ và nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế?

3. Phân biệt ký và ký kết?

4. Bản chất của bảo lưu quốc tế?

5. Tại sao bảo lưu quốc tế không áp dụng với điều ước song phương?

6. Ký đầy đủ có chắc chắn làm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế không?


Đề thi Công pháp quốc tế 19

1. Phân tích nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình. Ngoại lệ của nguyên tắc này

2. Một Điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp nào? Cho ví dụ

Một số câu hỏi phụ:

1. Nội dung của Điều Luật quy định về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh

2. Ngoại lệ của trường hợp thay đổi cơ bản hoàn cảnh……………

3. Nguyên tắc trên có quan hệ mật thiết với nguyên tắc nào?

4. Điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế.

5. Nêu sự khác nhau cơ bản của nguyên tắc pháp luật chung và nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế?


Đề thi Công pháp quốc tế 20

1. Nội dung nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Ngoại lệ?

2. Phân tích căn cứ hưởng quốc tịch do sinh ra?

Hỏi thêm:

1. Nêu ngoại lệ của các Nguyên tắc: cấm sử dụng vũ lực, bình đẳng chủ quyền, pacta sun servanda?

– Cấm sử dụng vũ lực: Quyền tự vệ cá nhân và tự vệ tập thể

– Bình đẳng chủ quyền: Quyền phủ quyết của thành viên thường trực HĐBA

2. Các điều kiện bảo hộ công dân?

3. Người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải sinh sống ở Việt Nam ít nhất bao lâu? với người không quốc tịch thì bao lâu?

4. Các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?

5. Phân tích rõ chế độ đãi ngộ tối huệ quốc?


Đề thi Công pháp quốc tế 21

1. Phân tích đặc trưng của hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

2. Trình bày xác định biên giới quốc gia trên bộ

* Câu hỏi thêm:

1. So sánh biên giới trên bộ và trên biển

2. Xác định quốc tịch, so sánh quy chế pháp lý nội thủy và lãnh hải, TH nào là TH ngoại lệ đi qua không gây, ngoại lệ của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền.


Đề thi Công pháp quốc tế 22

1. Quy chế pháp lý vùng biển quốc tế trong công ước 1982

2. Phân tích hưởng quốc tich do gia nhập / vấn đề pháp lý về gia nhập quốc tịch

Hỏi thêm

1. Quy chế pháp lý vùng nc quần đảo

2. Các trường hợp phát sinh hiệu lực điều ước

3. Phân biệt các hình thức kí

4. So sánh giải quyết t.c thông qua bên thứ 3 và cơ quan tài phán quốc tế

5. Các bước hoạch định biên giới…

6. Các đặc điểm của quốc tịch, lấy ví dụ về tính cá nhân

7. Các điều kiện để đc gia nhập quốc tế?ý nghĩa, tại sao lại quy định các tiêu chí như thế (tiêu chí về gia nhập quốc tịch)?

8. Nguồn của Luật quốc tế?


Đề thi Công pháp quốc tế 23

1. Phân tích các vấn đề pháp lý về thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế?

2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại cơ quan tài phán quốc tế?

Các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế được các chủ thể tranh chấp thực thi như thế nào?

Câu hỏi thêm:

1. Các bộ ngành khác ngoài Bộ Ngoại giao có thẩm quyền ký điều ước quốc tế không?

2. Vấn đề tư vấn của Tòa án Công lý Quốc tế!

3. Phân biệt các hình thức ký điều ước quốc tế!

4. Thế nào là đường bờ biển khúc khuỷu??

5. Phân tích các hình thức kí kết điều ước quốc tế?

6. Thềm lục địa có thuộc chủ quyền quốc gia hay không?

7. Đối với tài nguyên vùng thềm lục địa mà quốc gia ven biển không khai thác hết thì quốc gia khác có quyền khai thác không?

8. Phân tích các cơ quan tài phán quốc tế?

9. Quốc gia ven có thềm lục địa rộng hơn 200 hải lý có quyền và nghĩa vụ gì` khác các quốc gia ven biển có thềm lục địa nhỏ hơn 200 hải lý?


Đề thi Công pháp quốc tế 24

1. Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế, cho ví dụ

2. Phân tích các đặc điểm của điều ước quốc tế?

Phân tích so sánh quyền miễn trừ của thành viên cơ quan ngoại giao với thành viên cơ quan lãnh sự

Hỏi thêm:

1. Các nguồn của luật quốc tế

2. Mối quan hệ giữa tập quán và điều ước

3. Bảo lưu điều ước các trường hợp điều ước phát sinh hiệu lực với bên thứ 3…

4. Pháp luật của Việt Nam có sử dụng phương thức lựa chọn Quốc tịch hay không? Cho ví dụ?

5. Phân tích nội dung, ý nghĩa của chế độ tàu thuyền qua lại vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển?

6. Tại sao cơ quan đại diện ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao? Ý nghĩa của những quy đinh đó?