Bài tập kínhh hiển vi và thị kính năm 2024

Bài tập kínhh hiển vi và thị kính năm 2024

Bài 4

ĐO KÍCH THƯỚC TẾ BÀO BẰNG KÍNH

HIỂN VI

4.1 LÝ THUYẾT

Muốn đo kích thước của những vạch nhỏ đang quan sát dưới kính hiển vi như hạt

phấn hoa, tế bào hay kích thước sợi bông, sợi tóc,… thì không thể đo một cách trực

tiếp bằng cách dùng những thước đo chiều dài bình thường, mà phải đo một cách

gián tiếp thông qua một thước đo khác được gắn vào thị kính của kính hiển vi. Thước

đo đó được gọi là trắc vi thị kính( thước đo thị kính).

4.1.1 Thước đo thị kính

Trong thực hành, chúng ta thường gặp thấy 2 loại thị kính:

-Loại đơn giản: là một miếng kính hình tròn, ở giữa có một vạch dài 5mm được

chia ra làm 50 khoảng cách đều nhau. Khi sử dụng được đặt vào một cái gờ

giữa hai thấu kính của thị kính

-Loại cải tién: là loại AM-9-2 được dùng phổ biến trong các phòng thí nghiệm.

Nó được cấu tạo từ một thị kính 15x và một hệ thống chia vạch để đo. Hệ

thống chia vạch gồm một kính phẳng cố định, trên đó khắc các vạch cách đều

nhau đánh số từ 0 đến 8. Ngoài ra, còn một kính di động có khắc hai vạch

chéo nhau đi kèm với hai vạch song song. Kính di động này được gắn liền với

một trống chia độ bên ngoài. Xung quanh vòng tròn trống chia độ được chia

thành 100 vạch bằng nhau. Khi vặn trống chia độ hết một vòng(đi hết 100

vạch) thì sẽ làm dịch chuyển 1 vạch trên kính cố định (dịch được 1mm). Như

Kính hiển vi là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát những vật rất nhỏ, bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn.

KÍNH HIỂN VI

I - ĐỊNH NGHĨA

Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát những vật rất nhỏ.

Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn rất nhiều lần so với số bội giác của kính lúp

II - CẤU TẠO

- Vật kính \({L_1}\): là một thấu kính hội tụ (hoặc hệ thấu kính có tác dụng như thấu kính hội tụ) có tiêu cự rất nhỏ (cỡ milimét)

- Thị kính \({L_2}\): là kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính.

Vật kính và thị kính gắn đồng trục ở hai đầu một ống hình trụ sao cho trục chính của chúng trùng nhau và khoảng cách giữa chúng \({O_1}{O_2} = L\) không đổi.

Người ta gọi \(\delta = F_1'{F_2}\) (khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của thấu kính \({L_1}\) đến tiêu điểm vật của thấu kính \({L_2}\)) là độ dài quang học.

- Ngoài ra còn có các bộ phận phụ khác như bộ phận tụ sáng, bộ phận nâng hạ ống kính, …

III - SỰ TẠO ẢNH BỞI KÍNH HIỂN VI

- Vật kính \({L_1}\) có tác dụng tạo ảnh thật \({A_1}{B_1}\) lớn hơn vật \(AB\) nằm trong khoảng \({O_2}{F_2}\)

- Thị kính \({L_2}\) tạo ảnh ảo sau cùng \({A_2}{B_2}\) lớn hơn vật nhiều lần và ngược chiều so với vật \(AB\).

- Mắt đặt sau thị kính \({L_2}\) để quan sát sẽ nhìn thấy ảnh \({A_2}{B_2}\) của vật \(AB\) tạo bơi kính hiển vi

- Ảnh sau cùng \({A_2}{B_2}\) phải được tạo ra trong khoảng nhìn rõ của mắt. Do đó phải điều chỉnh kính để thay đổi khoảng cách \({d_1}\) từ vật \(AB\) đến vật kính \({O_1}\).

Câu hỏi này theo dạng chọn đáp án đúng, sau khi đọc xong câu hỏi, bạn bấm vào một trong số các đáp án mà chương trình đưa ra bên dưới, sau đó bấm vào nút gửi để kiểm tra đáp án và sẵn sàng chuyển sang câu hỏi kế tiếp

  • Bài tập kínhh hiển vi và thị kính năm 2024
    Sách trọng tâm Toán -Lý - Hóa - Văn -Anh 11 trên Shopee Mall


Với 18 bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Kính hiển vi Vật Lí lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Vật Lí 11.

  • Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 33: Kính hiển vi có đáp án

18 câu trắc nghiệm Kính hiển vi có đáp án

Câu 1. Khi nói về cấu tạo của kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
  1. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cứ rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
  1. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn
  1. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

Quảng cáo

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Bộ phận chính của kính hiển vi là hai thấu kính hội tụ: vật kính O1 có tiêu cự rất ngắn (cỡ vài mm), thị kính O2 có tiêu cự ngắn (cỡ vài cm).

Câu 2. Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt
  1. Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt
  1. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  1. Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Để quan sát được ảnh của vật qua kinh hiển vi, ta phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính d1 sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng giới hạn thấy rõ CcCv của mắt.

Câu 3. Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực

  1. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính
  1. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính
  1. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính
  1. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Số bội giác của kính hiển vi khi mắt ngắm chừng ở vô cực:

Câu 4. Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?

  1. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất
  1. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất
  1. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
  1. Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách:

Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Câu 5. Một kính hiển vi được cấu tạo gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ có tiêu cực lần lượt là f1 và f2, kính này có độ dày học là δ. Mắt một người không có tật có khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận là Đ = OCc. Công thức xác định bội giác khi người đó ngắm chừng ở vô cực là

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Số bội giác của kính hiển vi khi mắt ngắm chừng ở vô cực:

Câu 6. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm và thị kính có tiêu cự 20mm. Vật AB cách vật kính 5,2mm. Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là

  1. 6,67cm
  1. 13cm
  1. 19,67cm
  1. 25cm

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Theo bài ra: f1 = 5mm = 0,5cm; f2 = 20mm = 2cm

Theo công thức thấu kính, vị trí ảnh qua vật kính là:

Câu 7. Số phóng đại của vật kính của kính hiển vi bằng 30. Biết tiêu cự của thị kính là 2cm, khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 30cm. Số bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là

  1. 75
  1. 180
  1. 450
  1. 900

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Theo bài ra: k1 = 30; f2 = 2cm và Đ = 30cm

Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là:

Câu 8. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5cm và thị kính có tiêu cự 2cm. Biết khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5cm; khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 25cm. Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác của kính hiển vi là

  1. 200
  1. 350
  1. 250
  1. 175

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Theo bài ra: f1 = 0,5cm; f2 = 2cm; O1O2 = 12,5cm

Suy ra: ẟ = 12,5 – 0,5 – 2 = 10cm và Đ = 25cm

Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là:

Quảng cáo

Câu 9. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 có tiêu cự 1cm và thị kính O2 có tiêu cự 5cm. Biết khoảng cách O1O2 = 20cm. Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là

  1. 67,2
  1. 70
  1. 96
  1. 100

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Theo bài ra: f1 = 1cm; f2 = 5cm; O1O2 = 20cm

Suy ra: ẟ = 20 – 1 – 5 = 15cm và Đ = 24cm

Số bội giác của kính khi nắm chừng ở vô cực là:

Câu 10. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 có tiêu cự 1cm và thị kính O2 có tiêu cự 5cm. Biết khoảng cách O1O2 = 20cm. số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận là

  1. 75
  1. 70
  1. 89
  1. 110

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Theo bài ra: f1 = 1cm; f2 = 5cm; O1O2 = 20cm và Đ = 25cm

Số bội giác kính khi ngắm chứng ở điểm cực cận là: Gc = │k1.k2│

Trong đó:

Với

Suy ra k1 = 89/6 → Gc = 89.

Câu 11. Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 4mm, thị kính có tiêu cự 20mm. Biệt độ dài quang học bằng 156mm. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là

  1. 4,00000mm
  1. 4,10256mm
  1. 1,10156mm
  1. 4,10354mm

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Theo bài ra: f1 = 4mm; f2 = 20mm; ẟ = 156mm.

Khi ngắm chừng ở vô cực vô cực thì ảnh của vật qua vật kính tại tiêu diện của thị kính:

d’1 = ẟ + f1 = 156 + 4 = 160mm

Câu 12. Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính.

(1) Thật; (2) ảo;(3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật;(5) Lớn hơn vật.

Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?

  1. (1) + (3)
  1. (2) + (4)
  1. (1) + (4) + (5)
  1. (2) + (4) + (5 )

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất:

Thật; Ngược chiều với vật; Lớn hơn vật

Câu 13. Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính.

(1) Thật; (2) ảo;(3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật;(5) Lớn hơn vật.

Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?

  1. (1) +(4)
  1. (2) + (4)
  1. (1) + (3) + (5
  1. (2) + (3) + (5).

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh so với vật của nó có các tính chất:

Ảnh ảo; cùng chiều với vật; lớn hơn vật.

Câu 14. Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính.

(1) Thật; (2) ảo;(3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật;(5) Lớn hơn vật.

Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất?

  1. (1) + (5)
  1. (2) + (3)
  1. (1) + (3) + (5)
  1. (2) + (4) + (5)

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất sau:

Ảo; Ngược chiều với vật; Lớn hơn vật.

Câu 15. Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 0,8 cm, thị kính có tiêu cự 8 cm. hai kính đặt cách nhau 12,2 cm. Một người mắt tốt (cực cận cách mắt 25 cm) đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết là

  1. 13,28.
  1. 47,66.
  1. 40,02.
  1. 27,53.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Ta có

Câu 16. Một người có mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 25 cm quan sát trong trạng thái không điều tiết qua một kính hiển vi mà thị kính có tiêu cự gấp 10 lần thị kính thì thấy độ bội giác của ảnh là 150. Độ dài quang học của kính là 15 cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là

  1. 5 cm và 0,5 cm.
  1. 0,5 cm và 5 cm.
  1. 0,8 cm và 8 cm.
  1. 8 cm và 0,8 cm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Ta có f2 = 10.f1, mặt khác G∞ = δ.Đ/ (f1.f2) = δĐ/(f1.10f1),

Suy ra f12 = δĐ/(10.G∞) = 15.25/(10.150) = 0,25 nên f1 = 0,5 cm; f2 = 5 cm.

Câu 17. Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 2 cm, thị kính có tiêu cự 10 cm đặt cách nhau 15 cm. Để quan sát ảnh của vật qua kính phải đặt vật trước vật kính

  1. 1,88 cm.
  1. 1,77 cm.
  1. 2,04 cm.
  1. 1,99 cm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Vì chỉ có giá trị 2,04 là lớn hơn gần với giá trị tiêu cự của vật kính.

Câu 18. Một kính hiển vi, với vật kính có tiêu cự 5 mm, thị kính có tiêu cự 2,5 cm. Hai kính đặt cách nhau 15 cm. Người quan sát có giới hạn nhìn rỏ cách mắt từ 20 cm đến 50 cm. Xác định vị trí đặt vật trước vật kính để nhìn thấy ảnh của vật.

  1. 0,5 cm ≥ d1 ≥ 0,6 cm.
  1. 0,4206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm
  1. 0,5206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm
  1. 0,5406 cm ≥ d1 ≥ 0,6 cm

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Khi ngắm chừng ở cực cận:

Khi ngắm chừng ở cực viễn:

Phải đặt vật cách vật kính trong khoảng 0,5206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm.

Bài tập bổ sung

Câu 1: Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 4 mm; thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm. Hai kính cách nhau O1O2 = 20 cm. Người quan sát có điểm cực viễn ở vô cực và điểm cực cận cách mắt 25 cm. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là

  1. 292,75
  1. 244
  1. 300
  1. 250

Câu 2: Một kính hiển vi gồm hai thấu kính hội tụ đồng trục L' và L, tiêu cự 1 cm và 3 cm dùng làm vật kính và thị kính. Một quan sát viên có mắt thường, điểm cực cận cách mắt 25 cm, khi ngắm chừng ở vô cực có số bội giác của kính G = 150. Hai kính đặt cách nhau một khoảng bằng:

  1. 20 cm.
  1. 18 cm.
  1. 4 cm.
  1. 22.

Câu 3: Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 4 mm; thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm. Người quan sát có điểm cực viễn ở vô cực và điểm cực cận cách mắt 25 cm. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là 244. Khoảng cách O1O2 giữa vật kính và thị kính là

  1. 4,4 cm
  1. 20 cm
  1. 50 cm
  1. 25 cm

Câu 4: Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f1 = 0,5 cm và f2 = 5 cm. Khoảng cách giữa hai kính là 18,5 cm. Một người mắt tốt đặt mắt sau thị kính quan sát một vật nhỏ AB mà không phải điều tiết thì có số bội giác là 130. Điểm cực cận cách mắt người quan sát một khoảng bằng

  1. 15.
  1. 25.
  1. 24.
  1. 13.

Câu 5: Một kính hiển vi gồm vật kính có f1 và thị kính có f2 = 2 cm. Khoảng cách O1O2 = 12,5 cm. Một người mắt tốt, quan sát một vật nhỏ qua kính này trong trạng thái không điều tiết, độ bội giác của kính là 250. Tiêu cự của vật kính là:

  1. f1 = 0,75 cm.
  1. f1 = 0,5 cm.
  1. f1 = 0,85 cm.
  1. f1 = 1 cm.

Câu 6: Độ phóng đại của kính hiển vi với độ dài quang học δ = 12 cm là k1 = 30. Tiêu cự của thị kính f2 = 2 cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người quan sát là Đ = 30 cm. Tiêu cự của vật kính bằng

  1. 0,4 m
  1. 0,4 mm
  1. 4 mm
  1. 4 cm

Câu 7: Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f1 và f2 thỏa f1.f2 = 4 cm2. Hai kính cách nhau O1O2 = 17 cm. Khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt là Đ = 25 cm. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là 75. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là

  1. 4 mm và 1 cm
  1. 1 cm và 4 cm
  1. 1 mm và 4 cm
  1. 4 cm và 1 cm

Câu 8: Một người có mắt tốt, có điểm cực cận cách mắt 25 cm quan sát trong trạng thái không điều tiết qua một kính hiển vi mà thị kính có tiêu cự lớn gấp 5 lần tiêu cự của vật kính, thì thấy độ bội giác lúc đó là 100 và khoảng cách từ vật kính đến thị kính là 26 cm. Tiêu cự của vật kính là

  1. 1,6 cm.
  1. 0,8 cm.
  1. 1 cm.
  1. 0,5 cm.

Câu 9: Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 0,5 cm, thị kính có độ tụ 25 dp, đặt cách nhau một đoạn cố định 20,5 cm. Mắt quan sát viên không có tật và có điểm cực cận xa mắt 21 cm, đặt sát thị kính để quan sát vật nhỏ trong trạng thái không điều tiết. Năng suất phân li của mắt là 3.10-4 rad. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được gần giá trị nào nhất sau đây?

  1. 0,35 μm
  1. 2,45 μm
  1. 0,85 μm
  1. 1,45 μm.

Câu 10: Kính hiển vi có vật kính với tiêu cự 0,1 cm, thị kính với tiêu cự 2 cm và độ dài quang học là 18 cm. Mắt bình thường có điểm cực cận cách mắt 25 cm, mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Quan sát các hồng cầu có đường kính 7 μm. Tính góc trông ảnh của các hồng cầu qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

  1. 0,063 rad
  1. 0,086 rad
  1. 0,045 rad
  1. 0,035 rad

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 có đáp án và lời giải chi tiết hay khác:

  • 20 câu trắc nghiệm Mắt có đáp án
  • 24 câu trắc nghiệm Kính lúp có đáp án
  • 10 câu trắc nghiệm Kính thiên văn có đáp án
  • 18 Bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7 Vật Lí 11 có đáp án
  • Đề thi Vật Lí 11 Học kì 2 có đáp án
  • Bài tập kínhh hiển vi và thị kính năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập kínhh hiển vi và thị kính năm 2024

Bài tập kínhh hiển vi và thị kính năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.