Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Giám khảo ở hội đồng chấm thi Hà Nội nhận xét, bài Ngữ văn đạt 9,75 điểm khá xuất sắc so với với tổng các bài thi năm nay của thí sinh khu vực thủ đô. Thí sinh trình bày hơn 9 trang giấy, bài viết xúc tích, sắc ý, trôi chảy, đầy đủ các biện pháp so sánh, dẫn chứng hình ảnh, dùng kiến thức lý luận. Đặc biệt, bài thi này thể hiện lối tư duy riêng và tính cảm thụ văn học cao độ.

Hội đồng thi năm nay cũng xuất hiện hai bài thi của thí sinh được chấm 10 điểm, nhưng hội đồng chấm thi đang xem lại.

Hiện, ngoài bài thi đạt điểm 9,75 trên thì cũng có một số bài điểm 9 và 9,5. Nhìn chung, điểm thi môn Văn ở khu vực Hà Nội năm nay cao hơn mọi năm, điểm 9 trở lên không phải là hiếm.

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT.

Sau 7 ngày làm việc liên tục, công tác chấm thi môn Ngữ văn của Hà Nội cơ bản hoàn thành. Nhìn chung bài thi môn Văn được 1 đến 2 điểm cũng có nhưng số bài thi đạt nhiều nhất là từ 5,5 đến 7 điểm. Những ngày tới, Sở GD&ĐT sẽ ghép phách, nhập điểm và rà soát lại các bài thi lần cuối trước khi gửi dữ liệu điểm về Bộ GD&ĐT.

Trước đó, đề và đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT từng gây tranh cãi khi đề câu hỏi mở nhưng đáp án lại chấm đóng. Nhiều thầy cô lo lắng nếu các giáo viên chấm thi cứng nhắc theo đáp án sẽ dễ gây thiệt thòi cho thí sinh.

Theo quy chế chấm thi tốt nghiệp THPT, mỗi bài thi Ngữ văn sẽ được chấm qua 2 vòng, giám khảo 1 và giám khảo 2. Nếu bài làm của thí sinh có điểm lệch giữa 2 giám khảo dưới 0,75 điểm thì 2 giám khảo sẽ thảo luận lại để thống nhất về điểm số. Lệch từ 1 - 1,25 điểm thì ghi biên bản báo cáo để điều chỉnh. Nếu điểm bài thi lệch 1,5 điểm trở lên sẽ có giám khảo chấm lần 3.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021, tình yêu và vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh trở thành chủ đề bàn luận trong phần nghị luận Văn học. Nhiều người đánh giá để đạt điểm cao trong bài thi này, thí sinh cần phải có cảm xúc thật sự, ngoài ra sự sáng tạo là yếu tố không thể thiếu.

Mới đây, thủ khoa khối D14 toàn quốc năm 2020 Võ Lập Phúc đã trổ tài làm bài thi Văn với tác phẩm Sóng. Bài văn sau khi được chia sẻ trên MXH đã lập tức "gây bão" với nhiều ý kiến bình luận trái chiều.

Chàng trai Võ Lập Phúc (quê An Giang) là sinh viên năm nhất ngành quốc tế học, Đại học Sư phạm TP.HCM. Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020, Phúc trở thành thủ khoa toàn quốc khối D14 với tổng số điểm là 29.1, trong đó môn Lịch sử và môn Ngữ văn đều đạt 9.75 điểm, môn tiếng Anh là 9.6 điểm.

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Ngay ở phần đầu, Lập Phúc đã mở bài bằng câu văn thể hiện rõ sự trừu tượng, triết học: "Nền tảng là một khái niệm đồng thời mang tính vật chất lẫn phi vật chất. Nó tồn tại hiển nhiên trong mọi dạng thức có mặt trong cuộc sống, lắp đặt nên các công trình và nằm ẩn yên bên trong miền hồn thăm thẳm của mỗi cá nhân.

Ở mọi cấu trúc tầm cỡ, nền tảng được tạo lập cho sự vững chãi, định hình bản thể của sự vĩ mô và ở đó, trong hình hài của các khối kiến trúc, con người được diện kiến vẻ đẹp tư duy ký thác bên trong sự hữu tồn của viên gạch, nền đất, lớp kính và bản vẽ".

Nhiều người dành lời khen cho chàng thủ khoa quê An Giang với văn phong mượt mà, sắc sảo, câu từ táo bạo, thể hiện được kiến thức sâu rộng. Nhưng bên cạnh đó, có một luồng ý kiến cho rằng bài văn sử dụng lối diễn đạt quá bác học, ngôn từ khá nặng nề, nhiều lý luận, suy diễn và không phải ai cũng đủ để thẩm thấu hết trọn vẹn nội dung mà nam sinh muốn truyền tải.

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

"Mình cảm thấy bài văn này quá lạm dụng cách viết khoa trương, khoe chữ khiến bài viết sa đà vào kể lể dài dòng mà không làm bật lên được sự mềm mại, nữ tính trong thơ của Xuân Quỳnh. Tuy nhiên vẫn ngưỡng mộ khả năng ngôn ngữ của em ấy, thể hiện là người đọc nhiều, hiểu sâu", bạn Minh Trang bình luận.

Tài khoản Minh Anh chia sẻ: "Em nhớ mãi phong cách thơ Xuân Quỳnh là hồn nhiên, giàu trực cảm. Với Sóng, Xuân Quỳnh viết bằng toàn bộ cảm quan của một người đang yêu, yêu cuồng nhiệt nhưng bài văn này phân tích lại phức tạp hoá nó lên, dùng triết học để giải thích. Thành ra em cảm thấy nó mất đi phong cách vốn có trong thơ của nữ thi sĩ".

"Bài thơ rất tình, rất giản dị, nhưng bài văn này cảm nhận hơi bị phức tạp. Đọc 2 câu đầu xong mình phải đứng hình mấy giây. Vì từ khoá của đề này là “vẻ đẹp nữ tính” nhưng mở bài bạn ấy lại thuyết giảng một hồi về khái niệm “nền tảng”. Vòng vèo chán chê mới lái về yêu cầu của đề bài. Nói chung đọc lên chỉ thấy nặng nề, khó hiểu, khoe kiến thức không cần thiết. Đặc biệt là không thấy tình yêu thật sự với thơ Xuân Quỳnh", bạn Trà Linh phân tích.

"Văn chương hay văn học chính là nhân học, nó thổi cho tâm hồn người ta một luồng gió tích cực, đặc biệt với thơ. Nhưng ở đây, với lối hành văn về một bài thơ tình như thế này mang tính triết lý nhiều hơn, thậm chí nhiều đoạn hơi gồng lên so với thông điệp truyền tải thì khiến người đọc cảm thấy mệt mỏi và không còn cảm giác bay bổng theo nhịp câu thơ nữa. Tuy nhiên, cá nhân mình từng là học sinh chuyên văn và sau là sinh viên chuyên ngành lý luận chính trị thì mình nhận thấy bài văn này nó khiến mình nể phục vì câu chữ cao siêu, linh hoạt, sắc sảo của người viết", Ngọc Anh viết.

Trong khi đó, cũng có nhiều ý kiến dành lời khen cho tác giả. "Mình thật sự nể tư duy và cách nhìn nhận của bạn về văn học, nội dung bạn truyền tải rất sâu, mang nhiều khía cạnh chuyên môn khác nữa ấy".

"Có thể phần nội dung hơi nặng nề, khó hiểu nhưng phải khẳng định rằng em ấy có vốn ngôn ngữ thật sự đáng nể, câu từ rất táo bạo, sắc sảo, thể hiện là người đọc rộng hiểu sâu".

"Phúc đang viết văn dưới cái nhìn của sinh viên năm 2, nhiều trải nghiệm, chứ không phải học sinh cấp 3, nên cảm nhân có sự khác biệt. Hơn nữa, đây không phải một bài thi, hay một công trình nghiên cứu, không áp lực về thời gian nên bài văn có những nhận định văn chương mang bản sắc riêng của cá nhân hoặc mang tính sâu xa, bác học và lý luận hơn".

Trong khi CĐM mải mê bình luận về ý tứ, cảm nhận và cách hành văn, thì một số ý kiến "bắt lỗi" dùng sai từ trong bài văn dài 10 trang của tác giả.

"Chỉ một đoạn văn ngắn đầu tiên đã sai nhiều từ khá cơ bản, nó phá hỏng cả cấu trúc của câu và ý niệm mà nó phản ánh.

Ví dụ:

- Phân ưu: dùng để chia buồn chứ không để làm tiêu chuẩn/cơ sở phân định cho việc đánh giá tác phẩm.

- Người thi nhân: thừa ra một từ "Người” hoặc “Nhân” (dùng triết gia, chứ không nhà triết gia, chỉ có nhà triết học).

- Đặc hữu: dành cho động thực vật, khoáng vật, không dùng làm tính từ cho tinh thần của con người.

- Ngẫm nghĩ dằn vặt: hai động từ ghép đi liền không có nghĩa.

- Phương hướng dụng ngữ: người ta chỉ có hướng (xác định) cho cốt truyện hoặc mạch cảm xúc (suy tư), còn với việc dụng ngữ phải là "phương cách/cách thức".

- Đượm đặc: Không có đượm đặc, mà chỉ có đậm đặc. Đượm là động từ nói về sự dính vào, thấm vào, Đậm là từ chỉ mức độ/mật độ", luật sư Luân Lê chỉ rõ.

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Bài văn đạt 9.75 điểm thi đại học năm 2024

Sau khi đọc bài văn này, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam còn khẳng định: Nếu có thang điểm trên 10 cũng cho thêm.