Bài tập thêm những yêu cầu sử dụng tiếng việt năm 2024

NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

  1. SỬ DỤNG THEO ĐÚNG CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT
  1. Về ngữ âm và chữ viết

Sửa lỗi: - Giặt – giặc

- Dáo – ráo

- Lẽ - lẻ, Đỗi – đổi.

Sửa lỗi: - Dưng mờ - nhưng mà.

- Giời, bẩu, mờ – Về ngữ âm: Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt. – Về chữ viết: Cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.

  1. Về từ ngữ.

Sửa lỗi: - Pháp trường – phút chót.

- Truyền tụng – truyền đạt.

- Sai về kết hợp từ. Có thể thêm vào từ Vì.

Thừa từ Pha chế.

Cần dùng từ ngữ: – Đúng với hình thức và cấu tạo – Đúng với ý nghĩa – Đúng với đặc điểm ngữ pháp

  1. Về ngữ pháp – Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt – Diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa – Sử dụng dấu câu thích hợp – Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, thống nhất, mạch lạc.
  2. Về phong cách ngôn ngữ Cần nói và viết phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. II. SỬ DỤNG HAY, ĐẠT HIỆU QUẢ GIAO TIẾP CAO

– Linh hoạt, sáng tạo – Sử dụng các biện pháp tu từ

BÀI TẬP

Phát hiện và sửa lỗi những câu sau:

  1. Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật sự hi sinh to lớn của những người mẹ Việt Nam.
  1. Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phong trào nông dân khởi nghĩa.
  1. Những thiệt hại do nạn ô nhiễm môi truòng gây ra không thể kể bằng số liệu hay con số cụ thể.
  1. Nhiều người dân trong thành phố sử dụng phế thải không hợp lí như tự tiện vất ra ao hồ.
  1. Bằng giọng thơ giàu nhạc điệu, do đó nhà thơ đã tạo được cảm xúc mạnh mẽ ở người đọc.
  1. Trong toàn bộ truyện Kiều của ông đã miêu tả một cách sâu sắc XHPK thối nát.

Bài tập thêm những yêu cầu sử dụng tiếng việt năm 2024

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

CHÍNH TẢ - VIẾT HOA

(Đọc kĩ văn bản: Nghị định 30/ CP ban hành vào 3/ 2020)

1.1. Về viết hoa

Trong văn bản tiếng Việt, viết hoa là một quy định bắt buộc. Chữ viết hoa trong tiếng Việt có chức

năng đánh dấu sự bắt đầu một câu, ghi tên riêng (nhân danh, địa danh, cơ quan, tác phẩm), biểu thị sự

tôn kính. Trong đó chức năng đầu được thực hiện nhất quán, chức năng thứ hai còn nhiều điểm chưa

nhất quán.

Theo đó, chúng ta phải viết hoa những trường hợp sau đây:

2.2.1. Viết hoa trong câu

- Con chữ đầu âm tiết của từ đứng đầu câu, đầu đoạn văn, đầu dòng thơ.

- Viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ đầu tiên trong các lời đối thoại.

- Viết hoa con chữ đầu âm tiết của một từ (sau ngoặc kép) trong lời trích dẫn trực tiếp.

2.2.2. Viết hoa tên riêng

  1. Tên riêng tiếng Việt

- Tên người và tên địa lí: viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết và không có gạch nối.

VD: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Sài Gòn, Hà Nội, sông Bạch Đằng…

Các từ chỉ phương hướng (đông, tây, nam, bắc) khi được dùng trong tổ hợp chỉ tên riêng thì phải viết

hoa những từ này. VD: miền Đông Nam Bộ, phương ngữ Bắc,…

- Tên cơ quan, tổ chức: viết hoa chữ cái đầu của từ ngữ biểu thị tính chất riêng biệt của tên.

VD: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Kiểm sát Quân sự, Trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn…

- Tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng: viết hoa con chữ đầu của từ ngữ biểu thị tính

chất riêng biệt của tên.

VD: Huân chương Sao vàng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Nhà giáo Nhân dân, Giải

thưởng Hồ Chí Minh, giải Nhất,…

- Tên các ngày lễ kỉ niệm, phong trào: viết hoa con chữ đầu của từ ngữ biểu thị tính chất

riêng biệt của ngày lễ, phong trào đó.

VD: Ngày Quốc khánh, Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Khởi nghĩa Nam Kì…