Bánh chưng bánh giầy ngữ văn lớp 6 năm 2024

                                          

I. Mục tiêu cần đạt:

                      
– Một lần nữa nắm lại khái niệm truyền thuyết. 
                      
– Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, kể lại được truyện.
                      
– Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ, văn hoá dân tộc. 
                      
– Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa truyện, kỹ năng tự học.
                      
II.Tìm hiểu văn bản: 
                      
1. Tóm tắt:
                      
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các Lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những Lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam. 
                      
2. Hùng Vương và câu đố của nhà vua:
                      
– Triều đại của vua Hùng là triều đại thái bình thịnh trị.
                      
– Vua về già muốn nhường ngôi lại cho con.– Người nối ngôi vua phải làm "vừa ý vua" và nối được chí vua. 
                      
3. Cuộc thi tài giải đố:
                      
– Các Lang suy nghĩ theo kiểu thông thường, hạn hẹp cho rằng ai chẳng vui lòng với cỗ ngon, vật lạ không hiểu ý vua cha.
                      
– Lang Liêu được thần báo mộng thêm tài trí thông minh và lòng hiếu thảo đã dùng lúa gạo làm nên hai thứ bánh có ý nghĩa:
                      
 + Bánh hình tròn tượng trưng cho trời gọi là bánh giầy. 
                      
 + Bánh hình vuông tượng trưng cho đất gọi là bánh chưng.– Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì chàng đã làm vừa ý vua và nối được chí vua. 
                      
4. Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy: (ý nghĩa truyện) 
                      
Nhằm giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy. Đề cao lao động, đề cao nghề nông, đề cao lòng hiếu thảo.
                      
Dàn ý kể lại truyền thuyết Bánh Chưng bánh Giầy
                      
I. Mở bài:
                      

  • Giới thiệu thời gian xảy ra câu chuyện: ngày xưa, đời Hùng Vương thứ sáu.
                          

II. Thân bài

                      
1. Vua Hùng Vương bày cuộc thi.
                      

  • Vua đã già, muốn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.
                          
  • Vua truyền gọi các con.
  • Ngôi vua đã truyền được sáu đời.
  • Người nối vua phải nối chí vua.

- Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo: "Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo...". Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Trong các con vua, chỉ có Lang liêu mới được thần giúp đỡ. Chi tiết này còn nêu bật được giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông và hạt gạo là lương thực chính; đồng thời chi tiết này thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.

Soạn bài Bánh chưng bánh giầy Ngắn gọn

Soạn bài Bánh chưng bánh giầy ngắn gọn gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn ngắn gọn cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài: Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết (làm vào vở):

  1. Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
  2. Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

1. Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

  1. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

...

  1. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

...

  1. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay".

...

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

  1. Xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

- Nhắc đến Lang Liêu (Vua Hùng thứ 7)

- Nhắc đến công trạng khám phá ra món bánh chưng bánh giầy của vị vua này

  1. Sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

- Lang Liêu được thần báo mộng, dạy cho cách làm bánh chưng bánh giầy

  1. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay".

- Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

2. Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

  1. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,…

...

  1. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.

...

  1. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

...

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

  1. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,…

- Mất mẹ từ sớm

- Hiền lành, hiếu thảo

- Hoàng cảnh khó khăn so với các anh em khác

  1. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.

- Vua Hùng thứ 6 cần tìm người nối ngôi

- Tìm ra hai món bánh mang ý nghĩa truyền thống của đất nước

  1. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

- Từ đó, dân ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

5. Ý nghĩa truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy lớp 6

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy được sáng tác với các ý nghĩa sau:

  • Giải thích nguồn gốc bánh chưng và bánh giầy
  • Ca ngợi thành tựu của nền văn minh lúa nước trong buổi đầu xây dựng đất nước
  • Đề cao thành quả lao động của người nông dân
  • Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với tổ tiên và Trời, Đất

---------

\>> Tiếp theo: Soạn Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ

Ngoài ra, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.