Bệnh viện nào ở cần thơ trị bệnh nghiện rượu năm 2024

Gia đình cho biết bệnh nhân nghiện rượu hơn chục năm, nhiều lần chỉ uống rượu chứ không ăn, không ngủ. Người bệnh từng nhập viện hai lần do rối loạn tâm thần, về nhà anh lại tiếp tục uống nên sức khỏe suy giảm, tính khí thay đổi, hay cáu gắt và không chịu làm việc. Lần này, anh uống rượu liên tục, không ăn, sau đó lên cơn mê sảng, co giật, ảo giác, nhập viện cấp cứu lần thứ ba.

Ngày 17/4, bác sĩ Trịnh Thị Việt Hà, Phó Trưởng khoa Tâm thần - Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, cho biết bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu, chỉ định nhập viện điều trị.

Theo bác sĩ Hà, ba tháng đầu năm, đơn vị tiếp nhận gần 100 bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu. Biểu hiện bệnh như mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ. Nhiều người gặp ảo giác, đánh người, gây thương tích cho bản thân và những người xung quanh.

"Đây là biến chứng trầm trọng và thường gặp nhất ở người lạm dụng rượu", bác sĩ nói.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu là nguyên nhân trực tiếp gây hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và gần 200 loại bệnh tật khác, đứng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. Trung bình mất khoảng một giờ để cơ thể phân hủy một đơn vị rượu. Thời gian này có thể sớm hay muộn hơn tùy theo tuổi, cân nặng... của người uống. Rượu ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận cơ thể, nặng nhất là não và hệ thần kinh trung ương, đến gan, thận, tim, dạ dày... Dạ dày hấp thu nhanh 20% rượu, sau đó đến ruột non và lên não.

Trong đó, rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả của quá trình lạm dụng rượu lâu năm, gây ra nhiều tổn hại trực tiếp lên não bộ và các cơ quan nội tạng, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, khiến bệnh phức tạp, khó điều trị.

Để điều trị, bác sĩ phải theo dõi sát sao các diễn biến, biểu hiện bệnh kết hợp động viên tinh thần, hỗ trợ tâm lý bệnh nhân và người nhà. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sau điều trị lại tái sử dụng rượu. Do đó, bản thân người bệnh cần có nghị lực và quyết tâm từ bỏ rượu, đồng thời tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ. Gia đình cần động viên để người bệnh từ bỏ thói quen uống rượu.

Khi người bệnh có dấu hiệu rối loạn tâm thần do rượu, gia đình cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách, không nên tự điều trị tại nhà.

Trong trường hợp cần uống rượu, không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày đối với nam và một đơn vị cồn/ngày đối với nữ; không nên uống quá 5 ngày/tuần. Cụ thể, đối với nam không nên uống quá 1-1,5 chai hoặc lon bia/ngày; hai cốc bia/ngày, không quá hai ly rượu vang/ngày, hai ly rượu (40 độ)/ngày. Nữ uống với lượng bằng một nửa của nam.

Thống kê của Hiệp hội Rượu bia nước giải khát, năm 2017 trung bình mỗi người Việt Nam uống 38 lít bia/năm (chưa kể rượu và các thức uống có cồn khác). Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần cho hay, lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý tâm thần có liên quan đến yếu tố rượu bia ngày càng tăng.

Hệ lụy từ nghiện rượu

Chị Phan Thị Hiếu (35 tuổi, ở Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), không dám rời chồng nửa bước, do chồng chị- anh Nguyễn Văn Quân, 39 tuổi- đang điều trị giai đoạn hội chứng cai rượu tại Bệnh viện (BV) Tâm thần TP Cần Thơ. Chị Hiếu kể, trước khi nhập viện một tuần, anh Quân thấy mệt trong người, nên ngưng rượu, mấy hôm sau thì bị mất ngủ, ngực đánh trống dồn dập, còn bị nôn ói, run tay chân. Ngoài ra, anh còn bị ảo giác và trải qua nhiều cơn co giật toàn thân do thiếu rượu, không chịu đựng được.

Bệnh viện nào ở cần thơ trị bệnh nghiện rượu năm 2024
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân nghiện rượu có các triệu chứng rối loạn tâm lý. Ảnh: THU SƯƠNG

Gia đình anh Quân- chị Hiếu thuộc diện khó khăn, không có ruộng đất, lại có ba con nhỏ tuổi từ 7 đến 13. Chị Hiếu phụ quán ăn ở thành phố Hồ Chí Minh, anh Quân làm phụ hồ ở quê nhà. Công việc nặng nhọc, sức khỏe yếu, lại uống rượu trong thời gian dài, nên sức khỏe anh ngày càng sa sút. Trước đây, anh Quân từng quyết tâm bỏ rượu, gặp hội chứng cai rượu, phải điều trị nội trú ở BV Tâm thần TP Cần Thơ. Khi đó, bác sĩ dặn bệnh nhân phải bỏ rượu, nhưng rồi vì công việc, bạn bè rủ rê, anh uống trở lại. Lần này, khi thấy sức khỏe sa sút, anh muốn bỏ rượu, lại gặp phải những cơn cấp tính của hội chứng cai rượu.

Theo bác sĩ CKI Thiều Quang Hùng, Phó Giám đốc BV Tâm thần TP Cần Thơ, qua tìm hiểu bệnh, anh Quân nghiện rượu trên 10 năm, có tiền sử trải qua hội chứng cai rượu nhiều lần khi bệnh nhân giảm hoặc ngưng rượu. Lần này, bệnh nhân cũng có những biểu hiện của hội chứng cai rượu nặng như: lo âu, mất ngủ, ảo thị, rối loạn tri giác, kèm co giật… “Chúng tôi đã điều trị tích cực cho bệnh nhân, tình trạng bệnh nhân có tiến triển tốt. Tới đây, sẽ thực hiện các test tâm lý, tầm soát các bệnh lý liên quan đến rượu để có hướng điều trị hiệu quả hơn”- bác sĩ Hùng cho biết.

Chị Huỳnh Ngọc Linh (45 tuổi, ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) kể, chồng chị làm nghề lái tàu đánh bắt xa bờ, mỗi chuyến thường đi ở biển khoảng 3- 4 tháng mới về nhà một lần. Về chừng 1 tháng lại tiếp tục ra khơi. Điều đáng nói là trong 1 tháng ở nhà, chồng chị liên miên chìm trong men rượu, khuyên anh không nghe. Trước Tết Nguyên đán rồi, sau những cuộc nhậu, anh mang dép lộn bề, lấy điện thoại di động để hút thuốc, tâm tính thay đổi bất thường, hay nói lảm nhảm... Lo lắng, gia đình đưa anh lên Cần Thơ tìm bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Các bác sĩ chỉ định anh cần nhập viện BV Tâm thần TP Cần Thơ để được điều trị theo phác đồ. Sau khi nhập viện BV Tâm thần TP Cần Thơ, bác sĩ chẩn đoán chồng chị Linh bị rối loạn tâm thần do rượu, cần điều trị lâu dài. Chị Linh than thở: “Ảnh là trụ cột chính của gia đình, giờ sinh bệnh, còn ba đứa con nhỏ chưa trưởng thành, cảnh nhà khốn khó!”.

Bác sĩ CKI Thiều Quang Hùng, Phó Giám đốc BV Tâm thần TP Cần Thơ cho biết, trong năm qua, BV tiếp nhận nhóm bệnh nhân loạn thần do rượu với tỷ lệ rất cao. Người nghiện rượu lâu năm thường có biểu hiện tâm thần: ảo giác, ảo thị (người bệnh thấy rắn rết, yêu quái, ma quỷ), hoặc ảo thanh (nghe tiếng người khác nói bắt giết mình) hoặc nghe tiếng bạn nhậu rủ đi nhậu,…. dẫn đến hoảng hốt, bỏ chạy, đôi khi tấn công người khác. Bệnh nhân còn bị hoang tưởng, sợ bị người khác hại. Đối với những người nghiện rượu mãn tính, còn bị các bệnh lý tâm thần khác như hoang tưởng ghen tuông, có ý nghĩ vợ hoặc bạn tình không chung thủy, nghĩ họ ngoại tình, nên có hành động có bạo lực, thậm chí một số trường hợp giết hại cả vợ, bạn tình. Bệnh nhân nghiện rượu mãn tính thường có biểu hiện quên hoặc rối loạn tâm thần kinh, chẳng hạn bệnh thần kinh ngoại biên,...

Để cai rượu thành công

Theo bác sĩ Thiều Quang Hùng, rượu bia là chất gây nghiện. Khi uống nhiều lần, lặp đi lặp lại, khiến cơ thể lệ thuộc rượu (nghiện). Bệnh nhân uống rượu nhiều năm, cơ quan trực tiếp tiếp xúc với rượu như dạ dày, gan, ruột và thần kinh ngoại biên sẽ giảm chức năng hoạt động, kém hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến suy nhược cơ thể, sức đề kháng cơ thể yếu. Chưa kể, ngoài thị trường, có nhiều loại bia, rượu kém chất lượng, chứa hóa chất độc hại, tiềm ẩn nguy cơ khiến bệnh nhân ngộ độc rượu, dẫn đến hôn mê sâu, tử vong hoặc có cứu chữa được thì cũng sống đời thực vật. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nghiện rượu muốn giảm uống rượu hoặc bỏ rượu, chắc chắn phải đối mặt với hội chứng cai rượu, phải nhập viện cấp cứu để nhận sự hỗ trợ của cán bộ y tế để vượt qua giai đoạn này.

Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần cho hay, việc điều trị hội chứng cai rượu có thể khỏi từ 10 đến 14 ngày, với các biện pháp hỗ trợ về thuốc và tâm lý. Tuy nhiên, đó chỉ mới là bước đầu cho chặng đường nhiều gian nan để có thể cai rượu thành công. Người nghiện rượu có lịch sử uống rượu lâu dài, có khi từ 10 năm trở lên, thậm chí 20 năm, thì khi bỏ rượu, cảm giác thèm mãnh liệt, muốn được uống rượu thôi thúc bệnh nhân uống trở lại. Do đó, sau khi điều trị được hội chứng cai, bệnh nhân xuất viện, cần tiếp tục được hỗ trợ về các giải pháp tâm lý liên quan đến cá nhân, để người bệnh tự điều chỉnh nhận thức, hành vi.

Bác sĩ Thiều Quang Hùng lưu ý, qua thời gian, cơ thể người uống rượu sẽ tăng khả năng dung nạp, đòi hỏi tăng liều lượng để đạt ngưỡng say. Khi ngưng rượu hoặc giảm lượng sử dụng thì bị hội chứng cai rượu. Nhiều người biết uống rượu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình, nhiều lần quyết tâm bỏ rượu nhưng không bỏ được. Người uống xao lãng các mối quan hệ gia đình, nghề nghiệp, học tập,… Từ nghiện rượu đến rối loạn tâm thần do rượu là con đường rất gần, khó phân biệt được, gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người uống rượu cũng như hạnh phúc gia đình và an ninh trật tự xã hội. Do vậy, người nhà cần quan tâm, hỗ trợ kịp thời để người thân tránh đi vào con đường nghiện rượu.