Bị nhiễm sán lợn nguy hiểm như thế nào năm 2024

Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, việc mắc sán dây, ấu trùng sán lợn liên quan đến tập quán ăn uống, ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Bệnh ấu trùng sán lợn là khi người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn. Sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng. Ấu trùng đến ruột non, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt…

Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1-2 cm, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết. Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội. Nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Trường hợp bệnh sán trưởng thành ở ruột, khi đến dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành.

Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng nghìn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2-12 m, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.

Bệnh sán dây trưởng thành thường không biểu hiện rõ rệt. Người bệnh thường xuyên có cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài (đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng), một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân.

Do nhiễm sán thường không có dấu hiệu, triệu chứng điển hình, không sốt… nên người bệnh không đi khám và điều trị, để nhiễm sán dài ngày và hậu quả là suy giảm thể lực, rối loạn tiêu hoá, lâu năm trở nên gầy mòn.

Phòng và điều trị bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn thế nào?

Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh, thành phố.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo số liệu báo cáo của các cơ sở điều trị, đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành phố có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.

Các bác sĩ đưa ra lời khuyên, nếu nghi ngờ mình và người thân có thể bị mắc sán dây, ấu trùng sán lợn, hãy đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng Trung ương và các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.

Để biết xem có phải mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn hay không, cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: Đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…; và các xét nghiệm.

Việc chẩn đoán hiện tại có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm ELISA kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguồn lây truyền, đường lây cần có các điều tra, đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác đảm bảo khách quan dựa trên các bằng chứng khoa học.

Cũng theo Cục Y tế dự phòng, khi không may mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn, người bệnh không nên quá lo lắng, vì bệnh được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel, Niclosamide và Albendazole. Người nhiễm sán trưởng thành chỉ cần uống thuốc 1 ngày là khỏi. Với người nhiễm ấu trùng sán thì cần điều trị dài ngày hơn, thường 2 tuần nhưng có thể kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày.

Tuy nhiên, phác đồ điều trị sán lợn chỉ áp dụng từ bệnh viện tuyến huyện trở lên, do đó người dân không tự ý mua thuốc về dùng. Người bệnh cũng không nên điều trị bằng Đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển, vì dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân: Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.

Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn). Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

Giun và sán đều là những loại ký sinh trùng sống bám vào cơ thể người và luôn tlợn một chu trình phát triển ký sinh trong cơ thể người, đẻ trứng, trứng phát triển thành ấu trùng và thành con giun hoặc con sán trưởng thành.

2 Sán lợn gây bệnh gì cho người?

Sán lợn hay còn gọi là sán xơ mít gây 2 loại bệnh cho người:

- Nhiễm sán trưởng thành trong ruột non hấp thu chất dinh dưỡng.

- Nhiễm ấu trùng (giống hình dạng 1 con nhộng) ký sinh vào các cơ quan nội tạng trong cơ thể người như não, bắp thịt, gan, thận, mắt... hay còn gọi là "bệnh gạo người", nhiễm ấu trùng này là nguy hiểm nhất. Vì ấu trùng đóng thành như những hạt gạo nằm trong các cơ quan, gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở não và mắt. Nó có thể gây mù lòa, co giật, viêm não, viêm màng não, yếu liệt...

3 Sán lợn lên tới não có nhiều không?

Ăn thịt lợn gạo có những nang sán không gây bệnh gạo cho người ở não, cơ... nhưng sẽ làm chúng ta mắc bệnh nhiễm sán lợn ở trong ruột non.

Chúng ta bị bệnh gạo người (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán) là do ăn thức ăn không hợp vệ sinh còn lưu trứng của sán. Thông thường có thể mất từ 6-10 tuần kể từ lúc nuốt trứng sán thì ấu trùng sán lợn có thể đến não và ký sinh ở đó. Tuy nhiên, tỉ lệ này không cao vì thật sự cơ thể của chúng ta vẫn có phản ứng để loại bỏ nó trước khi nó cố định được ở não.

4 Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết mình bị nhiễm sán lợn là gì?

Dấu hiệu điển hình nhất của nhiễm sán lợn là chúng ta đi ngoài ra những đốt sán trong phân, thường có màu trắng đục đứt khúc lẫn trong phân. Thậm chí không đi ngoài ra phân mà ra những đốt sán đục trắng.

Còn bệnh gạo người thì tùy thuộc ấu trùng cố định ở chỗ nào mà biểu hiện ở chỗ đó. Đôi khi không có triệu chứng gì cả. Ví dụ nếu ở não có thể gây ra những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, co giật, yếu tay chân hoặc cứng cổ, nhìn đôi, nhìn mờ. Nếu ở cơ có thể làm đau nhức cơ bắp, nổi u cục trên da...

5 Để chẩn đoán sán lợn, cần làm những xét nghiệm gì?

Để chẩn đoán chính xác bệnh sán lợn, cách quan trọng nhất là thử phân tìm thấy trứng của loài sán này trong phân.

Tuy nhiên cách này chỉ dùng để chẩn đoán nhiễm sán lợn ở trong ruột của chúng ta, còn bệnh gạo người thì không chẩn đoán được bằng cách này mà dùng đến sinh thiết hoặc phẫu thuật từ những vùng bệnh, lấy những nang nghi bệnh đem phân tích dưới kính hiển vi thấy hình ấu trùng của những con sán này, nhưng cách này thường khó áp dụng.

Phương pháp hay dùng là thử máu hay ngôn ngữ chuyên môn gọi là huyết thanh chẩn đoán. Tức là sẽ tìm một chất do cơ thể tiết ra và đặc biệt là chất này chỉ được tiết ra khi cơ thể đã từng gặp con sán này rồi (giống như chúng ta đã từng học võ, với thế thủ sẽ biết đánh thế võ nào).

Nhưng cách này chỉ gián tiếp nói lên rằng chúng ta đã từng gặp con sán này rồi chứ không chắc chắn chúng ta đang bị bệnh. Nếu kết quả máu có lỡ dương tính thì cũng không có gì phải căng thẳng, vì với kết quả máu này còn cần phải phối hợp với lâm sàng và một số xét nghiệm khác thì mới thật sự kết luận có đang bị nhiễm sán lợn hay không và có cần điều trị hay không.

Thực tế, đa phần sẽ không cần điều trị vì kết quả này chỉ cho biết là ta đã từng tiếp xúc với con sán lợn chứ chưa có nghĩa là đang mắc bệnh sán lợn.

Phòng bệnh sán lợn ra sao?

- Vệ sinh môi trường sinh hoạt của chúng ta, ăn chín, uống sôi, rửa sạch giúp phòng tránh nhiễm trứng sán lợn sẽ giúp phòng tránh được bệnh nhiễm ấu trùng sán lợn (bệnh gạo người).

- Ăn thịt lợn đã được nấu chín (nước sôi 100 độ C) sẽ phòng được bệnh sán lợn trong ruột non.

- Điều quan trọng là không tự ý ồ ạt đi xét nghiệm máu rồi tự ý mua thuốc xổ sán.

ThS.BS TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG (trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM)