Brexit vì sao người anh chọn con đường này

Thủ tướng Anh Đ.Ca-mê-rôn (David Cameron) mới đây đã lên tiếng tuyên bố rằng Anh sẽ thiệt hại cả về kinh tế và chính trị nếu quyết định rút khỏi EU.

Phe phản đối Brexit cho rằng, nếu "chia tay" EU, Anh sẽ bước vào "một thập niên bất ổn". Quả thật, nếu nước Anh rời khỏi ngôi nhà chung EU, thiệt hại về kinh tế có thể xem là lớn nhất. Theo những tính toán được đưa ra, kinh tế Anh sẽ tuột dốc trong 5 năm tới, chịu tổn thất đến 100 tỷ bảng - tương đương 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ ba EU, GDP sẽ giảm 4-10% do thất thu về thương mại và tài chính, đồng bảng mất giá 20%, gần 1 triệu người lao động mất việc làm do hàng trăm doanh nghiệp rời khỏi Vương quốc Anh... Một ước tính mới đây cho thấy, mỗi người Anh sẽ mất 3.200USD khi không còn được nhận hỗ trợ thuế. Việc chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu sẽ tăng lên vì đồng bảng mất giá. Đặc biệt, do Luân Đôn được coi là “lá phổi", là "trái tim" tài chính của châu Âu nên việc rời EU sẽ khiến Anh mất đi vai trò trọng yếu của một trung tâm tài chính và lợi thế là cánh cổng kết nối thị trường thế giới với châu Âu.

Brexit vì sao người anh chọn con đường này

Chính phủ Anh đang nỗ lực thuyết phục cử tri từ chối rời khỏi Liên minh châu Âu. Ảnh: AP

Một trong những lợi ích lớn nhất khi là thành viên của EU là thương mại tự do giữa các quốc gia trong khối. Mậu dịch tự do giúp các công ty Anh xuất khẩu hàng hóa dễ dàng hơn, với chi phí rẻ hơn các nước khác ở châu Âu. Theo nhiều lãnh đạo trong giới doanh nghiệp, lợi ích này có thể đã mang lại hàng tỷ bảng cho các công ty xuất khẩu. Nhưng nếu rời EU, nước Anh sẽ phải đối mặt với rủi ro mất đi sức mạnh quốc tế khi rời khỏi một liên minh thương mại vững mạnh.

Trong khi đó, việc tự do đi lại trên toàn EU đã mở ra hàng loạt những cơ hội việc làm cho người lao động Anh và khiến các công ty Anh dễ dàng tuyển dụng lao động từ các nước EU khác. Rời EU đồng nghĩa với việc nước Anh phải tự xoay xở trong biên giới của chính mình. Theo giáo sư A.Pha-ven (Adrian Favell), chuyên ngành xã hội học tại Trung tâm Nghiên cứu châu Âu, kịch bản Brexit sẽ hạn chế cơ hội những cá nhân tốt nhất ở châu Âu tới Anh làm việc.

Tầm ảnh hưởng về quân sự của nước Anh cũng có thể sẽ bị tổn hại. Mỹ sẽ không còn coi Anh là một đồng minh quan trọng như hiện nay nếu Anh tách khỏi châu Âu. Ở một kịch bản tệ hơn, xứ sở sương mù có thể sẽ tự cô lập mình, trở thành một “kẻ ngoại đạo” ở châu Âu, tham gia hạn chế vào thị trường chung, gần như không có tầm ảnh hưởng và có rất ít đồng minh. The Economist cho rằng, nếu rời đi, nước Anh vẫn sẽ chịu tác động của hàng loạt các vấn đề chính trị và kinh tế châu Âu, nhưng sẽ không còn giữ được vị thế của mình trên bàn đàm phán để quyết định những vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn.

Bên cạnh đó, rời khỏi EU cũng đồng nghĩa với việc Anh phải "làm lại từ đầu" trong hàng loạt lĩnh vực, điều này đẩy Luân Đôn vào thời kỳ xáo trộn. Chính phủ Anh cảnh báo rằng khi người dân chọn con đường "dứt áo ra đi," Anh có thể sẽ phải mất tới 10 năm để giải quyết mọi vấn đề.

Trong khi đó, những người ủng hộ Brexit cũng có những “con át chủ bài” riêng. Với những lập luận như bị cản trở bởi những chính sách cứng nhắc của EU, nguy cơ bị tấn công khủng bố tăng cao, mai một bản sắc văn hóa riêng biệt và lâu đời của một đế chế đảo quốc, những người không còn mặn mà với ngôi nhà chung EU lại tin rằng "xứ sở sương mù” sẽ tự do hơn và tự chủ hơn nếu ra khỏi EU.

Những người ủng hộ Anh ở lại EU cũng phải thừa nhận rằng Anh chỉ có thể “hùng mạnh, an toàn và thịnh vượng hơn trong một EU đã được cải cách”. Tuy nhiên, EU cải cách ra sao và bao giờ mới được cải cách thì vẫn còn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Một nước Anh không bị ràng buộc bởi các quy định cứng nhắc trong EU, không phải chịu hậu quả từ những bất ổn và bê bối xảy ra ở các nước thành viên khác, có quyền quyết định mọi vấn đề mà không cần sự đồng ý của 27 nước khác... là viễn cảnh được không ít người dân Anh hy vọng khi nước này rời khỏi EU. Hơn thế nữa, Anh vẫn có vị thế là nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ và thành viên Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu.

Một điều không thể phủ nhận là khi rời EU, Anh sẽ tự chủ hơn trong việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các nước ngoài EU chứ không phải chịu những luật lệ và quy định phức tạp của khối. The Economist cho rằng, nếu Anh có thể đàm phán một hiệp định thương mại tự do với châu Âu, GDP có thể sẽ tăng 1,6%. Hơn nữa nếu rời đi, nước Anh sẽ không còn phải chi 8,5 tỷ bảng đóng góp vào ngân sách của mái nhà chung EU. Sự cạnh tranh công ăn việc làm của người dân Anh với những người nhập cư không còn khốc liệt như trước. Anh sẽ cũng được xem là một nơi trú ẩn an toàn để tránh xa những rủi ro về tài chính tại châu Âu, sẽ là nơi thu hút giới đầu tư và đẩy giá trị đồng bảng Anh tăng mạnh.

Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiện đang có những tác động không nhỏ đến tư tưởng và sự quyết định của người dân Anh đối với vấn đề Brexit. Hiện phần lớn người dân Anh đang lo ngại rằng nếu như Anh vẫn là thành viên của EU sau cuộc trưng cầu dân ý sắp tới thì mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố đối với nước Anh sẽ ngày càng gia tăng. Mối đe dọa này thậm chí còn tăng mạnh hơn nếu như Thổ Nhĩ Kỳ được kết nạp vào EU.

Một ngày trước cuộc trưng cầu dân ý (ngày 23-6) về việc Anh ở lại hay rời khỏi EU, dường như cử tri Anh vẫn đang đứng ở "ngã ba đường" khi mà kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ người ủng hộ “ra đi” và số người muốn ở lại luôn bám đuổi từng ngày, còn tỷ lệ cử tri do dự vẫn ở mức cao. Những cảnh báo về mức độ thiệt hại lúc này không chỉ dành cho nước Anh. Chính EU cũng đang phải tính đến một kịch bản với sự xáo trộn đáng kể khi thiếu vắng tiếng nói của một thành viên vốn được coi là chủ chốt lâu nay. Ông Pi-e Mô-xcô-vích (Pierre Moscovic), Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính nhận định rằng, Anh rời EU sẽ là tổn thất cho cả Anh và châu Âu.

NGỌC HÀ

Brexit vì sao người anh chọn con đường này

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Cuộc "ly hôn" lịch sử Anh - EU: nguyên nhân, hậu quả và hệ lụy?

ĐINH CÔNG HOÀNG

TS. Đinh Công Hoàng

21:00 05/02/2019

Ngày 13/11/2018 được coi là dấu mốc quan trọng trong lịch sử, khi nước Anh và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Thỏa thuận đạt được sau 2 năm đàm phán căng thẳng giữa Anh và Liên minh châu Âu. Dù vẫn còn nhiều rào cản cho tới khi 2 bên đạt được thỏa thuận cuối cùng nhưng đây được xem là tín hiệu tích cực để các bên tiếp tục có những động thái tiếp theo.

Những xu hướng chủ đạo kinh tế thế giới 2019

Kinh tế thế giới 2019: Hồi chuông trước cơn bão

IMF: Kinh tế thế giới năm 2019 tăng trưởng dưới 3,5%

Liên hợp quốc: Kinh tế thế giới 2019 sẽ tăng trưởng đều đặn

Bài viết phân tích khái quát nguyên nhân, nội dung các vấn đề trong đàm phán Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, xây dựng các kịch bản cũng như dự báo về những hệ lụy có thể xảy ra khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.

Vì sao người Anh ủng hộ rời bỏ Liên minh châu Âu?

Anh đề xuất tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) Brexit sau 45 năm chung sống (1973-2018). Đây là lời chia tay chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của EU. Trong suốt 60 năm hình thành và phát triển (1957 - 2017), EU chỉ kết nạp thành viên mới và chưa từng chứng kiến cuộc “ly hôn” nào. Báo Điện tử Vox (Mỹ) phân tích, Anh rời khỏi EU bởi 5 lý do căn bản sau:

Một là, EU đe dọa chủ quyền của Anh: Đây là lập luận phổ biến nhất trong số những người có trí thức ở Anh, nổi bật nhất là 2 chính trị gia Đảng Bảo thủ Thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove. Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brussels (Bỉ). Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các quốc gia thành viên.

Ngày 25/11/2018, 27 nhà lãnh đạo các nước thành viên EU đã đồng ý phê chuẩn bản hiệp ước dày 585 trang, bao gồm 185 điều khoản, 3 nghị định thư và rất nhiều phụ lục về việc nước Anh rời khỏi EU. Chặng đường tiếp theo là Chính phủ Anh phải đệ trình văn kiện dày 585 trang lên Hạ viện Anh phê chuẩn. Nếu Hạ viện Anh thông qua, coi như nước Anh đã hoàn thành xong thủ tục “ly hôn” Brexit, rút khỏi EU.

Những người phản đối EU cho rằng, cơ quan hành pháp của EU là Ủy ban châu Âu (EC), không đại diện trực tiếp cho các cử tri ở Anh hay ở các nước thành viên khác. Các nhà lãnh đạo Anh có một số ảnh hưởng trong việc lựa chọn các thành viên của EC 5 năm một lần. Tuy nhiên, không ai trong số các thành viên của EC có trách nhiệm với Chính phủ Anh hoặc đại diện cho người Anh tại Nghị viện châu Âu.

Hai là, Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”: Những người phản đối EU như ông Johnson cho rằng, các quy định của EU ngày càng ngặt nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi. Ví dụ như, không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi... “Những quy định của EU khiến nền kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh (khoảng 880 triệu USD) mỗi tuần”, ông Gove lập luận.

Ba là, đồng Euro là một thảm họa: Kể từ khi Anh gia nhập EU vào năm 1973, đã có một nhóm người có tư tưởng chống lại EU. Tuy nhiên, gần đây, số người có tư tưởng chống lại EU tăng mạnh. Đầu tháng 6/2018, nhà kinh tế Andrew Lilicon cho rằng, hiện có gần 130 nghị sĩ Đảng Bảo thủ tuyên bố muốn rời khỏi EU. Cách đây 10 năm, khó có thể tìm thấy hơn 20 người ủng hộ rời EU, trong thời điểm này tại sao người Anh lại quyết liệt ủng hộ Brexit như vậy? Câu trả lời có nhiều nhưng tựu chung là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm suy yếu nền kinh tế thế giới, trong đó, các nước áp dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro) bị ảnh hưởng nhiều hơn cả; Tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20% ở nhiều nước như Hy Lạp và Tây Ban Nha.

Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công khổng lồ và đã tác động đến nền kinh tế và đời sống của người dân Anh. Hơn 7 năm sau khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát, Tây Ban Nha và Hy Lạp đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, tỷ lệ thất nghiệp trên 20%. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, đồng Euro là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên. Một lý do xác đáng nữa là nước Anh không sử dụng đồng Euro, vì vậy, có rất ít nguy cơ đồng Euro ảnh hưởng được trực tiếp đến nền kinh tế Anh.

Bốn là, người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nước Anh: EU có quy định cho phép công dân các nước di chuyển tự do giữa các nước thuộc EU. Khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về kinh tế, công nhân từ các nước EU khác như: Ireland, Italia và Lithuania đã đổ về nước Anh tìm việc làm. Những người ủng hộ Anh rời EU khẳng định, những người nhập cư đến nước Anh đã làm giảm việc làm, tiền lương của người dân địa phương, thậm chí là đã đặt gánh nặng lên các dịch vụ công của nước này.

Năm là, EU yêu cầu đóng góp hàng năm: EU không được thu thuế trực tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước thành viên đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU. Hiện tại, Anh đóng góp khoảng 13 tỷ bảng Anh (bằng khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm, tương đương khoảng 300 USD/người/năm. Mặc dù, phần lớn số tiền này được chi tiêu cho các dịch vụ ở Anh nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn nước Anh giữ lại tiền ở nước mình và Quốc hội Anh là bên quyết định cách thức chi tiêu số tiền đó, thay vì EU.

Brexit vì sao người anh chọn con đường này

Brexit gây chia rẽ sâu sắc nước Anh và khó khăn trong tương lai của EU

Với tham vọng thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa khu vực, EU đã ký kết bản Hiệp ước Lisbon ngày 13/12/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/12/2009. Hiệp ước Lisbon được ban hành nhằm tái cấu trúc EU, trong đó có nhiều điều khoản, đặc biệt Điều 50 quy định, các thành viên trong EU có thể tự mình quyết định rời khỏi EU. Chỉ có nước thành viên có ý định rời khỏi EU mới có quyền quyết định thời điểm ra tuyên bố chính thức. Sau khi nhận được đơn, Chủ tịch Hội đồng châu Âu sẽ thông báo cho 27 nước thành viên, tiến hành họp bàn, 2 tháng sau sẽ chính thức tổ chức đàm phán giữa EU và thành viên có ý định rời khỏi EU làm đơn xin ra khỏi EU. Thời gian đàm phán dự kiến sẽ kéo dài trong 2 năm (dự kiến vào ngày 29/5/2019, 2 bên sẽ kết thúc đàm phán).

Brexit gây chia rẽ sâu sắc nước Anh

Điều này hoàn toàn có cơ sở khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6/2016 cho thấy, 52% dân số Anh tán thành Brexit, 48% dân số phản đối. Điều này phản ánh xã hội Anh đang bị chia rẽ mạnh mẽ đối với việc ở lại hay rời khỏi EU.

Brexit đã chia rẽ đất nước Anh ở khắp các giai tầng xã hội, ở mọi vùng miền, ở cả Chính phủ và Quốc hội Anh. Trong khi, Thượng viện Anh đồng ý Brexit, thì Hạ viện Anh lại có nhiều ý kiến phản đối Brexit. Tầng lớp trẻ tuổi phản đối Brexit, bởi họ muốn nước Anh đẩy mạnh hội nhập vào EU, điều đó sẽ tạo cơ hội cho họ làm việc, phát triển. Còn người già lại muốn Brexit, vì họ e sợ nước Anh phải đóng góp nghĩa vụ lớn hơn cho EU. Các vùng Scotland, Bắc Ailen muốn trưng cầu dân ý để được rời khỏi Liên hiệp Anh và Bắc Ailen. Bởi vì, theo họ tham gia EU sẽ thu được nhiều lợi ích hơn, so với nằm trong sự kiềm tỏa của nước Anh.

Các nhóm lợi ích trong xã hội Anh cũng bị chia rẽ sâu sắc. Nhóm hưởng lợi từ các chính sách thực thi toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế quyết tâm đấu tranh đòi ở lại EU. Ngày 20/10/2018 đã có 670 nghìn người tham gia biểu tình từ Đại lộ Park Lane tại quảng trường Quốc hội Trung tâm London với các khẩu hiệu phản đối Brexit như: “Cho Brexit vào thùng rác ngay lập tức”, “Tôi muốn lên tiếng về Brexit”, “Phản đối Brexit”… Còn các nhóm lợi ích được hưởng lợi từ các chính sách đi theo chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa biệt lập sẽ xin rời khỏi EU.

Những khó khăn trong tương lai của EU

Hiện nay, EU đang rơi vào cuộc khủng hoảng mô hình liên kết và hội nhập sâu sắc. Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu (2009), do hệ lụy từ cuộc khủng hoảng nợ công của các nước như: Hy Lạp, Ai Len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia… gây ra. Tiếp đến là cuộc khủng hoảng khủng bố do lực lượng Hồi giáo cực đoan IS (2015 – 2017) gây ra ở rất nhiều nước tại châu Âu như: Pháp, Bỉ, Đức, Anh, Tây Ban Nha… Các cuộc khủng hoảng nhập cư với hàng triệu người từ châu Phi – Trung Đông vượt biên trái phép qua đường biển, đường bộ đổ vào các nước: Đức, Pháp, Italia, Anh, Hy Lạp…

Brexit vì sao người anh chọn con đường này

Tiến trình đàm phán Brexit và những vấn đề đặt ra

Tiến trình đàm phán

Các cuộc đàm phán về việc nước Anh rời khỏi EU đã chính thức được khởi động từ ngày 19/6/2017. Đến nay, các cuộc đàm phán được tiến hành qua hai giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 (bắt đầu từ ngày 19/6/2017 và kết thúc trong tháng 12/2017): Trong giai đoạn này diễn ra khoảng 6 cuộc đàm phán, 2 bên đã xác định xong các nguyên tắc cho việc nước Anh rời khỏi EU.

Giai đoạn 2 (bắt đầu từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2019): Trong giai đoạn này, 2 bên tập trung đàm phán về các nội dung có liên quan đến các quan hệ chính trị, kinh tế (thương mại, đầu tư, tài chính…) và các lĩnh vực khác. Tháng 11/2018, hai bên (Anh và EU) đã đạt được các thỏa thuận để bắt đầu tiến trình phê chuẩn của các Hội đồng và Nghị viện hai bên. Việc phê chuẩn này dự kiến sẽ được hoàn thành trước ngày 29/3/2019, thời hạn mà Anh chính thức rời khỏi EU.

Trong quá trình đàm phán, nhiều nội dung được đưa ra tranh luận, cụ thể như:

- Vấn đề xác định biên giới cứng hoặc mềm ở Bắc Ailen. Tiếp đến là việc nước Anh phải đền bù cho EU khoảng từ 50 - 60 tỷ Euro. Đó là các khoản tiền mà nước Anh phải có nghĩa vụ đóng góp hàng năm cho EU, bao gồm tiền thuế, tiền trả lương cho 1 triệu công dân Anh hiện đang sinh sống ở EU…

- Các khung khổ pháp lý, điều khoản, luật pháp, hiệp ước, hiệp định, trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên sau khi Anh rời khỏi EU, cụ thể là xem xét lại khoảng 12.000 văn bản mà hai bên đã thỏa thuận ký kết.

- Về vấn đề lao động, 3 triệu người EU hiện đang sinh sống, làm việc tại Anh và 1 triệu người Anh ở EU.

- Việc nước Anh có tiếp tục tham gia hay xin ra khỏi thị trường chung châu Âu về Hiệp định thuế quan của EU, những nội dung có liên quan đến thương mại, đầu tư, dịch vụ, tài chính…

- Về các nội dung trong hợp tác an ninh, quân sự, quốc phòng, chống khủng bố, nhập cư…
Rõ ràng, khi được kết nạp vào EU, các nước đã phải chờ đến 10, 15, thậm chí 20 năm mới được xét duyệt và phê chuẩn là thành viên chính thức của EU nhưng khi xin ra khỏi EU, thời gian đàm phán chỉ có 2 năm, như vậy là quá ngắn với một "cuộc chia ly". Vì vậy, 2 bên đã phải đàm phán kéo dài thêm thời gian quá độ 21 tháng (từ 1/4/2019 – 31/12/2020), cùng bàn thảo và đạt được sự đồng thuận cho tất cả các vấn đề trong tương lai.

Kết quả, sau cuộc họp kéo dài 5 giờ ở phố Downing ngày 14/11/2018, Thủ tướng Anh Theresa May đã dành được sự ủng hộ của nội các (vốn đã chia rẽ sâu sắc) với bản dự thảo thỏa thuận Anh rời khỏi Brexit. Theo bà Theresa May, các bộ trưởng trong Chính phủ của Bà đã có một “quyết định tập thể” đồng thuận thông qua thỏa thuận Brexit sơ bộ mới đạt được ở Brussels (Bỉ). Các nhà lãnh đạo EU cũng đã bày tỏ những cảm xúc đặc biệt sau Hội nghị thượng đỉnh ngày 25/11/2018. Chỉ trong vòng nửa giờ, 27 nhà lãnh đạo các nước thành viên EU đã đồng ý phê chuẩn bản hiệp ước dày 585 trang, bao gồm 185 điều khoản, 3 nghị định thư và rất nhiều phụ lục về việc nước Anh rời khỏi EU. Chặng đường tiếp theo là Chính phủ Anh phải đệ trình văn kiện dày 585 trang lên Hạ viện Anh phê chuẩn, khả năng sẽ diễn ra cuộc bỏ phiếu cũng không kém phần khốc liệt ở Hạ viện Anh vào tháng 12/2018.

Nếu Hạ viện Anh thông qua, coi như nước Anh đã hoàn thành xong thủ tục “ly hôn” Brexit, rút khỏi EU. Còn về phía EU, nghị viện 27 nước thành viên cần phải phê chuẩn, sau đó Nghị viện châu Âu phải bỏ phiếu thông qua. Nếu thuận lợi thì coi như các thủ tục của cả hai bên Anh và EU đã hoàn tất việc Anh chính thức rút khỏi EU.

Những hệ lụy khi Anh rời khỏi EU

- Các hiệu ứng tài chính: Việc bỏ phiếu ủng hộ Anh rời khỏi EU sẽ mở ra một thời kỳ bất định cho nền kinh tế Anh đối với các mối quan hệ với châu Âu trong tương lai. Một sự bất định về mặt tài chính, chính trị và thương mại.

Với kế hoạch đã dự kiến, Ngân hàng Anh Quốc sẵn sàng “bơm 250 tỷ bảng Anh” để dập tắt cơn sốt trên các thị trường. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng có thể vào cuộc khi cơn bão lặng đi, để đảm bảo sự vận hành của hệ thống ngân hàng. Có nhiều khả năng là những cá nhân và tổ chức vay tiền của nước Anh trên các thị trường tài chính sẽ được yêu cầu trả lãi suất cao hơn, để bù đắp cho sự bất định này. Các doanh nghiệp khác ở châu Âu có thể cũng sẽ phải chịu số phận tương tự trong bối cảnh này.

- Gia tăng căng thẳng về chính trị và kinh tế: Những người ủng hộ Anh rời khỏi EU tuyên bố, họ muốn thông qua ngay các luật hạn chế quyền tự do đi lại của người dân và quyền lực của Tòa án Tư pháp châu Âu, đồng thời tiến hành các cuộc đàm phán về tương lai quan hệ thương mại và đầu tư với EU, trước khi bắt đầu các thủ tục rời khỏi EU. Điều mà các nước khác của châu Âu đã từ chối, theo lời của Wolfgang Schäuble, Bộ trưởng Tài chính Đức: “Ở là ở. Đi là đi.” Đủ để khơi dậy những căng thẳng chính trị mạnh mẽ.

- Dấu hiệu biểu lộ một châu Âu đang “hấp hối”: Những cuộc trưng cầu dân ý là kết quả của những cuộc chiến nội bộ trong lòng cánh hữu của nước Anh, giữa một bên là những người theo phái tự do và một bên là những người theo chủ nghĩa dân tộc. Những người theo chủ nghĩa dân tộc này trong chiến dịch vận động đã in ảnh một dòng người liên tục những người di dân Syria, cam kết từ chối không để họ nhập cảnh vào Vương Quốc Anh. Sự kiện Brexit đã đưa phe cực đoan và phân biệt chủng tộc nhất của tầng lớp chính trị vào vị trí quyền lực. Tồi tệ hơn, sự kiện Brexit là sự biểu lộ của một châu Âu đang “hấp hối”, vì sai lầm của các nhà lãnh đạo.

Triển khai thực hiện một liên minh ngân hàng, thiết lập một chức Bộ trưởng Bộ Tài chính của khu vực đồng Euro, thành lập một thượng nghị viện châu Âu... tất cả những đề xuất mang tính kỹ thuật và thể chế nói trên không xác định được một dự án cho châu Âu. Các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu không còn đề xuất, nhằm làm cho châu Âu có sức thu hút, quyến rũ và huy động được các nguồn lực. Họ cũng ngạc nhiên khi phải đối mặt với sự nổi lên của những người theo chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc. Họ là những người phải chịu trách nhiệm và thậm chí sự kiện Brexit dường như không đánh dấu một sự thức tỉnh.

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Văn Lịch, Nguyên nhân dẫn đến Brexit và những bài học kinh nghiệm, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 9 (192), 2016;
2. Lưu Ngọc Trịnh, “ Brexit tác động và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 8 (191), 2016;
3. Đào Bảo Ngọc Anh, “EU và những tác động hậu trưng cầu dân ý Brexit”,
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 6 (189), 2016;
4. Mai Liên, “Thủ tướng Anh Theresa May trình bày chiến lược đàm phán Brexit”, vov.vn;
5. Tôn Thất Thông, “Brexit từ góc nhìn lịch sử EU”, Tạp chí Thời đại mới, số 36, tháng 9/2017;
6. Các website: vov.vn, baotintuc.vn,vovwworld, vtv.vn.

In bài viết

tài chính nông nghiệp Brexit đàm phán kịch bản hệ lụy

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Brexit vì sao người anh chọn con đường này

    Suy thoái khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ không làm giảm lạm phát?

  • Brexit vì sao người anh chọn con đường này

    Quốc gia thứ 14 phê chuẩn Hiệp định RCEP tạo nên cơn sốt thị trường

  • Brexit vì sao người anh chọn con đường này

    Standard Chartered: Quá trình phục hồi kinh tế Việt Nam đã cho thấy tín hiệu lan tỏa

Tin nổi bật

Brexit vì sao người anh chọn con đường này

Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế

Brexit vì sao người anh chọn con đường này

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản công phù hợp với thực tiễn

Brexit vì sao người anh chọn con đường này

Điểm lại sự kiện nổi bật của ngành Tài chính tháng 8/2022

Brexit vì sao người anh chọn con đường này

Điểm lại chính sách tài chính có hiệu lực từ tháng 8/2022

Brexit vì sao người anh chọn con đường này

Tham vấn kinh nghiệm quốc tế về cải cách quản lý nợ công