Các bào quan không phải tế bào nào cũng có

(1). Các đại phân tử sinh học: tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit và protein được gọi chung là các polime. (2). Vi khuẩn lam hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời nhờ sắc tố quang hợp phân bố trên màng sinh chất. (3). Ở tế bào nhân thực: nhân, ti thể và lục lạp là những bào quan chứa axit nucleic. (4). Lizoxôm là bào quan có màng kép trong tế bào động vật và tế bào thực vật. (5). Hồng cầu là tế bào không có nhân, được hình thành từ tế bào tủy xương (có một nhân), sau đó bị lizoxôm phân giải nhân để thực hiện chức năng. (6). Tế bào có nhiều nhân nhất là tế bào bạch cầu hoặc tế bào cơ, các tế bào này phân chia nhân nhưng không phân chia tế bào chất do màng tế bào không thắt eo nên hình thành khối đa nhân.

ở thực vật thì đúng là có lysosome thật nhưng ở nhưng loài TV và protista mà không có chúng thì không bào thực hiện luôn chức năng thủy phân

  • 7

bào quan bán tự sinh là gì? trong tế bào động vật, bào quan nào là bào quan bán tự sinh?

  • 8

Bào quan bán tự sinh là Ty thể hoặc Lục lạp Gọi là bán tự sinh bởi vì ty thể và lục lạp có DNA , ribosome => có khả năng tổng hợp protein , nhân đôi DNA độc lập với tế bào . Chúng hô hấp tạo năng lượng cho chính chúng và cho tế bào sử dụng , ở lục lạp còn có khả năng tổng hợp lipid , saccharide nhờ plastoglobulin đính chặt trên các hạt granum . Ở lục lạp và một số lạp thể khác có khả năng tích trữ tinh bột dưới dạng hạt tinh bột. Bằng chứng là khi tách ty thể hoặc lục lạp ra trong điều kiện invitro thì nó vẫn thực hiện hoạt động bình thường.

Nhưng bán phụ thuộc ( một nữa thì tự sinh sống , một nửa thì phụ thuộc vào tế bào ) vì người ta nhận thấy trên NST của tế bào chủ , sẽ có một số gene quy định tổng hợp protein cần cho ty thể hoặc lục lạp . Giả thiết vấn đề này có lẽ là do ty thể lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn cộng sinh , khi cộng sinh thì một phần vật chất di truyền của nó có lẽ sẽ được truyền vào trong nhân .

Không như lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt có đính nhiều hạt ribôxôm trên màng. Chúng có thể thông với nhau hoặc thông với mạng lưới nội chất trơn. Chức năng của chúng là tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. Lưới nội chất hạt phát triển ớ các tế bào tích cực tổng hợp prôtêin

1. Không bào, Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. 2. Lizôxôm

1. Không bào

Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc.

Chức năng của không bào khác nhau tùy theo từng loài sinh vật và từng loại tế bào. Tế bào thực vật thường có một không bào lớn hoặc nhiều không bào với các chức năng khác nhau. Một số không bào chứa chất phế thải độc hại. Không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa muối khoáng cùng nhiều chất khác nhau và hoạt động như chiếc máy bơm chuyên hút nước từ đất vào rễ cây. Không bào của tế bào cánh hoa được xem như túi đựng đồ mĩ phẩm của tế bào vì nó chứa nhiều sắc tố.

Một số tế bào động vật cũng có thể có không bào nhỏ. Các tế bào động vật có thể có các không bào tiêu hóa và không bào co bóp (có ở một số loại sinh vật đơn bào).

2. Lizôxôm

Lizôxôm cũng là một bào quan với một lớp màng bao bọc có chức năng phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat và lipit. Vì vậy, người ta còn ví lizôxôm như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào.

Lizôxôm chỉ có ở tế bào động vật

Loigiaihay.com

Tế bào nào trong các tế bào dưới đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? a) Tế bào biểu bì b) Tế bào hồng cầu c) Tế bào cơ tim d) Tế bào xương

Bào quan là thành phần cấu trúc hợp thành tế bào. Trong sinh học tế bào, thì mỗi tế bào là một đơn vị xây dựng nên cơ thể, do đó mỗi bào quan được xem là tiểu đơn vị. Ví dụ ở một tế bào người, thì có nhiều loại bào quan: màng tế bào, nhân, nhiễm sắc thể, v.v (hình đầu trang).

Tên gọi "bào quan" xuất phát từ quan niệm so sánh rằng một cơ thể (như một con gia súc) có nhiều loại cơ quan (như tim, phổi,và các cơ quan khác trong cơ thể) hợp thành; thì một tế bào - tương tự vậy - cũng có nhiều "cơ quan" nhỏ hợp thành. Do đó, trong nhiều ngôn ngữ nước ngoài, thì nội hàm này được gọi là "cơ quan nhỏ", như ở tiếng Anh là organelle (phát âm IPA: ), tiếng Đức là organell) dùng để chỉ một tiểu đơn vị chuyên ngành trong một tế bào có chức năng xác định. Mỗi bào quan thường được bao bọc bởi một lớp màng riêng.

Trước kia, người ta cho rằng sinh vật nhân sơ không có nội bào quan, nhưng do sự phát triển của các kĩ thuật nhiên cứu tế bào (đặc biệt là kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi điện tử), thì các sinh vật này cũng có nhiều loại bào quan bên trong như nhiễm sắc thể, ti thể, lục lạp,... tuy ít nhiều có tính chất nguyên thủy.