Các phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính

Bản đồ địa hình có thể được thành lập bằng nhiều phương pháp. Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình như: phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, phương pháp biên vẽ từ bản đồ tỷ lệ lớn, phương pháp đo vẽ ảnh hàng không.

1. Thành lập bản đồ địa hình bằng đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa

– Khảo sát, thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế – kỹ thuật.

– Lập lưới khống chế trắc địa (lưới khống chế đo vẽ) làm cơ sở tọa độ để vẽ chi tiết, đảm bảo cho việc xác định vị trí của bản đồ trong hệ tọa độ nhà nước, bao gồm các công việc: gắn mốc ngoài thực địa trên các điểm đã thiết kế, đo nối tọa độ của các điểm với các điểm cấp cap đã có tọa độ trong hệ tọa độ nhà nước, tính toán bình sai kết quả đo, chuyển tọa độ của các điểm lưới lên bản vẽ.

– Đo đạc chi tiết ngoài thực địa: đặt máy đo đạc lần lượt tại vị trí các điểm của lưới khống chế đo vẽ để tiến hành đo vẽ chi tiết các đối tượng xung quanh điểm đặt máy. Các kết quả đo cùng dữ liệu có liên quan được tự động ghi vào bộ nhớ của máy.

– Nhập số liệu máy tính, tiền xử lý kết quả đo, xác định tọa độ của các điểm đo chi tiết, phân lớp đối tượng, dựng hình (nối các đối tượng dạng đường và ranh giới các đối tượng vùng). Kiểm tra chất lượng đo, đo bù hoặc đo bổ sung nếu đo sai hoặc thiếu.

– Biên tập bản đồ: biên tập nội dung, biên vẽ ký hiệu, ghi chú và thực hiện các trình bày cần thiết  theo quy định, quy phậm.

– Kiểm tra, sửa chữa bản vẽ, hoàn thiện hồ sơ, nghiệm thu sản phẩm đo đạc thực địa và bản gốc đo vẽ.

Ưu điểm:

+phản ánh trung thực, chính xác, chi tiết các đối tượng nội dung bản đồ cần thể hiện.

Nhược điểm:

 +chụi ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý khu vực đo vẽ.

 +năng suất lao động không cao do đó chỉ thực hiện công việc đo vẽ trên khu vực có diện tích nhỏ.

Ứng dụng:

+đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính tỉ lệ lớn trên quy mô diện tích không quá lớn, chủ yếu thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn ở các vùng dân cư, đặc biệt là khu vực đô thị có mật độ dân cư đông đúc, công trình nhiều.

+đo vẽ bổ sung, kết hợp với các phương pháp thành lập bản đồ khác.

+thực hiện các công việc đo vẽ cho bản đồ chuyên đề và các công tác đo đạc khác.

2. Thành lập bản đồ địa hình từ ảnh hàng không

– Khảo sát, thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật.

– Chụp ảnh hàng không: ảnh được chụp từ máy chụp ảnh chuyên dụng đặt trong máy bay.

– Lập lưới khống chế ảnh ngoại nghiệp. Các tờ ảnh sau khi bay chụp cần được xác định chính xác vị trí của nó trong hệ tọa độ mặt phẳng (x,y) và trong hệ độ cao nhà nước, nhờ lưới khống chế ảnh. Các điểm của lưới khống chế ảnh là những điểm được thiết kế, đánh dấu mốc trên mặt đất, và được nhận biết rõ trên ảnh. Tọa độ của những điểm này hoặc là đã có hoặc được xác định nhờ đo nối với điểm đã có tọa độ (gọi là đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp).

– Tăng dày khống chế ảnh nội nghiệp. Để phục vụ cho quá trình đo vẽ trên ảnh và nắn ảnh thì các điểm khống chế ảnh được xác định ngoài thực địa như trên là không đủ. Cần tiến hành tăng dày các điểm khống chế ảnh, tính toán tọa độ mặt phẳng và độ cao của những điểm này ở trong phòng nhờ những thiết bị đo vẽ ảnh.

– Điều vẽ ảnh: trong phương pháp thành lập bản đồ hàng không các đối tượng địa hình mặt đất được nhận biết và đo vẽ lên bản đồ chủ yếu dựa vào cơ sở giải đoán và đo vẽ hình ảnh trên ảnh. Quá trình xét đoán hình ảnh trên ảnh để nhận dạng đối tượng được gọi là điều vẽ ảnh. Điều vẽ ảnh được được tiến hành trong phòng trước, sau đó tiến hành điều vẽ ngoài trời để xác định tính đúng đắn của quá trình giải đoán trong phòng.

– Đo vẽ ảnh: được tiến hành theo các phương pháp

+phương pháp lập thể :ảnh chụp có độ phủ cùng hai tờ ảnh cùng hàng liền kề sẽ tạo thành một mô hình lập thể, phương pháp này được sử dụng cho mọi khu vực, mọi điều kiện địa hình.

+phương pháp tổng hợp bình đồ ảnh: phần địa vật được vẽ trên cơ sở bình đồ ảnh, phần dáng đất (độ cao) có thể đo vẽ trực tiếp trên thực địa, trên bình đồ địa vật.

+phương pháp đo vẽ ảnh số: đây là phương pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Địa vật và địa hình đều được đo vẽ lập thể trên cơ sở ảnh đã chuyển sang dạng số, trên trạm đo ảnh số.

– Biên tập và thành lập bản đồ gốc nhằm hoàn thiện, trình bày các nội dung trên bản đồ theo quy định, quy phạm.

– Kiểm tra, sửa chữa bản đồ, viết và hoàn chỉnh lý lịch bản đồ, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm.

Ưu điểm:

+loại bỏ khó khắn, vất vả của công tác ngoại nghiệp.

+cùng một lúc có thể đo vẽ được vùng rộng lớn, rút ngắn thời hạn sản xuất, hạ giá thành bản đồ.

Nhược điểm:

+độ chính xác bản đồ phụ thuộc vào chất lượng và độ chính xác đo vẽ, tỷ lệ ảnh chụp.

+quá trình đoán đọc có thể làm giảm độ chính xác các thông tin thể hiện trên bản đồ.

Ứng dụng:

+dùng thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1/2000 – 1/50000.

+thành lập một số bản đồ mang tính chất chuyên ngành tỷ lệ lớn như bản đồ địa chính hay bản đồ lâm nghiệp.

3. Thành lập bản đồ địa hình từ bản đồ địa hình tỉ lệ lớn hơn

  • Hiện nay thành lập bản đồ địa hình từ bản đồ địa hình tỉ lệ lớn hơn được thực hiện bằng hai dạng công nghệ: công nghệ truyền thống và công nghệ số.

    – Sơ đồ công nghệ biên vẽ bản đồ truyền thống

    – Sơ đồ quy trình công nghệ số biên vẽ bản đồ địa hình

    • Ưu điểm:

      +loại bỏ khó khăn vất vả của công tác ngoại nghiệp.

      +tận dụng các nguồn tư liệu bản đồ rút ngắn thời gian sản xuất bản đồ.

      +sử dụng các nguồn tư liệu phi đồ họa (dữ liệu thuộc tính).

      Nhược điểm:

      +độ chính xác bản đồ phụ thuộc vào độ chính xác của các bản đồ tư liệu.

      +quá trình tổng quát hóa nội dung bản đồ, biên tập bản đồ có thể làm sai lệch, giảm độ chính xác của các thông tin thể hiện trên bản đồ.

Bản đồ địa chính là loại giấy tờ được sử dụng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Để ghi nhận chính xác bản đồ các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan (đường giao thông, công trình thủy lợi, các vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo,…) thì bản đồ địa chính cần phải đo vẽ lại khi có thay đổi.

Khoản 3 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định việc đo vẽ lại bản đồ địa chính được thực hiện tại khu vực đã có bản đồ địa chính nhưng có biến động trong các trường hợp sau:

(1) Khu vực đất nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng và “dồn điền đổi thửa” làm thay đổi toàn bộ các bờ vùng, bờ thửa.

(2) Khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất để hình thành các khu trung tâm hành chính, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.

(3) Khu vực chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy nhưng đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa.

(4) Khu vực đã có bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp ảnh hàng không, phương pháp bàn đạc bằng máy kinh vĩ quang cơ trước ngày 05/7/2014, có tỷ lệ nhỏ hơn so với tỷ lệ cần phải đo vẽ theo quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

Xem thêm: Bản đồ địa chính là gì? Trích lục bản đồ địa chính được thực hiện thế nào? 

9 trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính

Chỉnh lý bản đồ địa chính giúp cho cơ sở dữ liệu đất đai luôn trong tình trạng mới nhất. Theo điểm 1.1 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong những trường hợp sau:

(1) Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới, trừ đối tượng chiếm đất là công trình, xây dựng và tài sản trên đất như cây trồng lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng.

(2) Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất, trừ đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất.

(3) Thay đổi diện tích thửa đất.

(4) Thay đổi mục đích sử dụng đất.

(5) Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý thửa đất.

(6) Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp.

(7) Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia.

(8) Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình.

(9) Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện dựa trên cơ sở sau:

- Các thay đổi về ranh giới, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp:

+ Có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, của Tòa án nhân dân.

+ Kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới thửa đất, mục đích sử dụng đất.

+ Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

+ Có thay đổi ranh giới thửa đất do sụt đất, sạt lở tự nhiên.

+ Cơ quan quản lý đất đai các cấp, người sử dụng đất phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính.

- Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa.

- Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng (các vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo) và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi.

Trên đây là những trường hợp chỉnh lý, đo vẽ lại bản đồ địa chính. Việc chỉnh lý, đo vẽ lại nhằm bảo đảm thông tin trong bản đồ địa chính được chính xác và được cập nhật theo thực tế.

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về bản đồ địa chính liên quan đến trường hợp của mình hãy bấm gọi ngay 1900.6199 và nói với các chuyên gia pháp lý của chúng tôi vấn đề của bạn.

>> Trích lục bản đồ địa chính là gì? Khi nào cần dùng bản trích lục?