Cách hạch toán kế toán trong ngành du lịch năm 2024

Kế toán nhà hàng, khách sạn là một trong những ngành có đặc thù phát triển dịch vụ của con người. Để thực hiện các nghiệp vụ theo phương pháp hạch toán kế toán doanh nghiệp, kế toán phải nắm chắc phương pháp hạch toán => Đây là phương pháp hạch toán kế toán nhà hàng, khách sạn phổ biến thường dùng, cụ thể như sau:

1. Hạch toán kế toán nhà hàng, khách sạn theo phương pháp kê khai thường xuyên

Các đơn vị nhà hàng, khách hạng hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, cụ thể như sau:

1.1. Tập hợp chi phí TK 621

– Căn cứ vào hóa đơn mua vào; Kế toán thực hiện công việc tính toán TK 152, TK 156 và hạch toán, ghi:

Nợ TK 152, 156

Nợ TK 133

Có TK 331, 111, 112,…

– Căn cứ vào định mức và mỗi lần xuất hóa đơn về số lượng bán ra của doanh thu bán hàng, hạch toán chi phí NVL trực tiếp, ghi:

Nợ TK 621

Có TK 152, 111, 112,…

– Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154, ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 632 (Phần chi phí NVL trên mức bình thường)

Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp

* Lưu ý: Nếu các khoản chi không có chứng từ, Kế toán lập các bảng kê hàng hóa không có hóa đơn theo Mẫu 01/TNDN; Đồng thời phải chứng minh được các khoản chi này là có thật để đưa vào mục chi phí.

1.2. Tập hợp chi phí Tài khoản 622

– Chi phí nhân công cho đầu bếp, phụ bếp, ghi:

Nợ TK 622

Có TK 334

– Kết chuyển chi phí TK 622 theo mỗi lần tập hợp giá thành dịch vụ cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (Chi phí trên mức bình thường)

Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

1.3. Tập hợp chi phí Tài khoản 627

– Chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao CCDC (Chén, bát, ly, tách, bàn, ghế,…) và các chi phí khác tập hợp vào TK 627, ghi:

Nợ TK 627

Nợ TK 133 (Nếu có)

Có TK 331, 111, 112,…

– Cuối kỳ, ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 632: Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ (Chi phí trên mức bình thường không tính vào giá thành dịch vụ)

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung

1.4. Hạch toán Tài khoản 154

– Tập hợp giá thành, ghi:

Nợ TK 154

Có TK 621, 622, 627

– Nếu xuất hóa đơn, bàn giao dịch vụ cho Bên mua, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 154

– Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng (Nội bộ), ghi:

Nợ TK 641, 642

Có TK 154

2. Hạch toán kế toán nhà hàng, khách sạn theo phương pháp kiểm kê định kỳ

2.1. Hạch toán Tài khoản 611

– Kết chuyển trị giá NVL, CCDC tồn kho vào đầu kỳ kế toán (Theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước), ghi:

Nợ TK 61; Mua hàng (TK 6111: Mua NVL)

Có TK 152: NVL

Có TK 153: CCDC

– Khi mua NVL, CCDC; Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá gốc NVL, CCDC mua vào được phản ánh vào TK 611 không có thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 611: Mua hàng (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331: Phải trả cho người bán (TK 3311)

– Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241,…

Có TK 611: Mua hàng (TK 6111)

(Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, Kế toán phải xác định trị giá thực tế NVL tồn kho vào cuối kỳ kế toán và trị giá thực tế NVL, CCDC xuất vào sử dụng hoặc xuất bán).

– Kết chuyển trị giá thực tế NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ (Theo kết quả kiểm kê), ghi:

Nợ TK 152: NVL

Nợ TK 153: CCDC

Có TK 611: Mua hàng (TK 6111)

2.2. Hạch toán Tài khoản 631

– Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ thì vào bên: Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”, ghi:

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất

Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

– Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 63: Giá thành sản xuất

Nợ TK 632: Phần vượt trên mức bình thường

Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp

– Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào Tài khoản giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất

Nợ TK 632: Phần vượt trên mức bình thường

Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

– Tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào Tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,… vào cuối kỳ kế toán, ghi:

Công việc của kế toán nhà hàng khách sạn Kế toán nhà hàng khách sạn nghe qua tưởng chừng như hạch toán rất dễ vì bạn nghĩ rằng nó là dịch vụ đơn thuần và đưa hết vào doanh thu dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế khi làm kế toán tại nhà hàng khách sạn lại không hề đơn giản như bạn nghĩ. Vậy kế toán nhà hàng khách sạn phải làm thế nào mới đúng. 1.Đặc điểm chung trong doanh nghiệp dịch vụ nhà hàng khách sạn Trước hết bạn phải phân biệt rõ hai lĩnh vực đó là kế toán khách sạn, nhà nghỉ và kế toán tại nhà hàng. Không thể gộp chung hai lĩnh vực này vào là một được bởi vì – Kế toán tại khách sạn nhà nghỉ Khách sạn nhà nghỉ là một lĩnh vực không phức tạp như kế toán nhà hàng nhưng kế toán cũng cần chuận bị các kiến thức sau: + Hóa đơn bán ra nó đơn thuần là ghi nhận doanh thu dịch vụ + Hóa đơn mua vào nó đơn thuần là chi phí quản lý doanh nghiệp như: Chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiền internet… + Với kế toán khách sạn nhà nghỉ thì việc theo dõi và phân bổ CCDC là rất quan trọng và cần sự cẩn thận bởi vì nhà hàng khách sạn khi mới thành lập có rất nhiều công cụ dụng cụ cần phân bổ tính vào chi phí + Việc theo dõi và tính khấu hao TSCĐ cũng là một trong những công việc mà kế toán phải quan tâm Với lĩnh vực này chỉ cần theo dõi được những yếu tố trên là bạn đã lập được báo cáo chính xác. – Kế toán tại khách sạn Nhà hàng là một mô hình mà hiện nay các doanh nghiệp mở ra kinh doanh nhiều. Tuy nhiên làm kế toán nhà hàng không đơn giản như làm kế toán khách sạn, nhà nghỉ. Nếu bạn muốn làm tốt công việc kế toán ở nhà hàng cần lưu ý một số vấn đề như sau: + Xác định được nhà hàng đó chuyên cung cấp các món ăn gì? vì mỗi một nhà hàng kinh doanh một số món ăn riêng biệt của họ. Để từ đó kế toán mới xây dựng được định mức nguyên vật liệu chính của một số món ăn của nhà hàng đó. + Các chi phí chung như chi phí điện nước, Gas cần được phân bổ chung + Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn vậy cần phải xây dựng được giá thành của các món ăn để khi xuất hóa đơn làm thế nào cho lợi nhuận phù hợp. + Xây dựng bảng lương theo ca vì thông thường tại nhà hàng nhân viên thường làm theo ca như vậy nó sẽ hợp lý hơn và thực tế hơn. + Từ việc tập hợp được chi phí trên tính và kết chuyển chi phí và lập báo cáo tài chính Cách hạch toán chi phí trong kế toán khách sạn Ngành nghề kinh doanh khách sạn khá phổ biến và rất hay gặp trong thực tế, vì thế, kế toán khách sạn tưởng chừng đơn giản nhưng các bạn làm kế toán lại rất hay gặp và mỗi người sẽ có các cách hạch toán chi phí khác nhau tùy theo năng lực và kinh nghiệm mỗi người. Theo kinh nghiệm bản thân, có 2 luồng quan điểm về cách hạch toán chi phí trong khách sạn: 1/ Cách 1: có tính giá thành cho hoạt động khách sạn: Kế toán dùng TK 632 để theo dõi Hạch toán như sau: – CP NVL trực tiếp: là cp NVL trang bị cho phòng, buồng ngủ như xà phòng, trà, giấy vệ sinh, bàn chải đánh răng,nước phục vụ theo tiêu chuẩn, kem, dầu gội đầu,…: Hạch toán vào TK 621 (theo QD15) hoặc TK 154 ( theo QD 48) CP NC trực tiếp : bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả và các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ phòng, buồng: Hạch toán vào TK 622 (theo QD15) hoặc TK 154 (theo QD 48) – CP SX chung : bao gồm lương của người quản lý trực tiếp, lương của nhân viên phục vụ như lễ tân, CP công cụ, khấu hao TSCĐ và các CP khác bằng tiền: Hạch toán vào TK 627 (theo QD15) hoặc TK 154 ( theo QD 48) Với hạch toán theo qd 15, cuối tháng thêm bút toán kết chuyền: Nợ 154/ Có 621, 622, 627 Cả 2 QĐ đều kết chuyển vào giá vốn: Nợ 632/ có 154 Bàn thêm về nước uống ngoài tiêu chuẩn, Thông thường thì các khách sạn sẽ setup cho mỗi phòng (trong mini bar) là 1 chai nước/khách/ngày, cái này gọi là nước uống trong tiêu chuẩn (đã tính trong giá cho thuê phòng) Nếu nước uống ngoài tiêu chuẩn (khách dùng thêm) có thu thêm tiền thi phần thu này hạch toán: Nợ 1111/ Có 5111, Có 33311, và Nợ 632/ có 156 , 152 của giá gốc nước thu thêm 2/ Cách 2: không tính giá thành cho hoạt động khách sạn: Kế toán không theo dõi các chi phí giá vốn trực tiếp bằng TK 632, mà tất cả các chi phí phát sinh đều phản ảnh vào 2 tài khoản chi phí bán hàng (641 theo QD15, 6421 theo QD48) và tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (642 theo QD15, 6422 theo QD48). Cả 2 cách thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi lỗ) đều như nhau vì hạch toán TK chi phí nào thì cũng đều là chi phí cả, “đi đâu thì cũng về La Mã”. Chính vì thế, cách hạch toán thứ 2 tuy không đúng, không đầy đủ theo nguyên tắc kế toán như cách 1 nhưng kết quả thuế là như nhau, và khi quyết toán thuế vẫn ok. Và cũng vì lẽ đó, trong thực tế các kế toán làm khách sạn nhỏ và vừa, để đơn giản thì thường sử dụng cách 2. ST