Cách lừa

Southern California Edison không nhận tiền trả hóa đơn từ các ứng dụng của đệ tam nhân và không bao giờ đòi hỏi phải trả hóa đơn ngay qua điện thoại.

Các dịch vụ và ứng dụng trả tiền qua máy điện thoại cầm tay như Zelle, MoneyPak và những ứng dụng khác đem lại cho người sử dụng sự tiện lợi và dễ dàng. Những ứng dụng này cũng nhanh chóng trở thành công cụ yêu thích của những kẻ lừa đảo qua điện thoại giả danh là nhân viên của Southern California Edison — mặc dù SCE không chấp nhận tiền trả hóa đơn từ các ứng dụng của đệ tam nhân và một số ứng dụng sử dụng cảnh báo dạng mở thêm cửa sổ pop-up mới.

Cô Luz DeLeon, giáo viên lớp bốn ở Huntington Park, đang dạy học qua Zoom do những hạn chế của COVID-19 thì nhận được cuộc gọi từ những kẻ mạo danh SCE. Họ cho biết đồng hồ điện của cô có vấn đề và cô sẽ bị cắt điện sau 30 phút — trừ khi cô trả tiền đặt cọc ngay lập tức bằng Zelle.

Cô DeLeon cho biết: “Tôi đã rất hoảng loạn. Tôi nói, đừng cắt điện! Tôi cần phải làm gì?’” Vài tuần trước đó, cô không kết nối được internet khi đang cho học sinh làm bài kiểm tra và cô không muốn bị gián đoạn dịch vụ một lần nữa.

Cô DeLeon đã được chuyển máy đến một người phụ nữ nói tiếng Tây Ban Nha, bà này đảm bảo rằng cô ấy sẽ được hoàn lại tiền. Họ nói rằng xe của hãng đang trên đường đến nhà cô để sửa chữa, vì vậy cô DeLeon phải gửi tiền ngay, trực tiếp cho một người được cho là “quản lý SCE.” Họ hướng dẫn từng bước về cách sử dụng Zelle cho đến khi cô gửi cho họ $495.

Mãi về sau, chị gái của cô mới nói rằng: "Chị nghĩ rằng em đã bị lừa.” Sau đó, cô DeLeon đã liên lạc với SCE và xác nhận rằng đó là cuộc gọi từ những kẻ mạo danh.

Các hướng dẫn an toàn về COVID-19 tiếp tục giữ nhiều người dân Miền Nam California ở nhà vào ban ngày, tạo nhiều cơ hội cho những kẻ lừa đảo qua điện thoại. Các khoản hoàn tiền trong mùa thuế và các chi phiếu kích thích kinh tế của năm nay từ American Rescue Plan (Kế Hoạch Cứu Dân Hoa Kỳ), cũng có thể khiến hoạt động lừa đảo qua điện thoại gia tăng.

Tỷ lệ lừa đảo qua điện thoại được báo cáo cho SCE mỗi tháng năm nay (khoảng 1,700 vụ), tăng 30% so với cùng quãng thời gian năm ngoái (khoảng 1,300 vụ). Tính đến lúc này, khách hàng của SCE báo cáo đã bị lừa hơn $264,000, trong đó khoảng 34% (khoảng $88,000) bị mất khi dùng các ứng dụng trả tiền qua máy cầm tay.

Bà Meghan Fintland, giám đốc phụ trách Quan Hệ Người Có Ảnh Hưởng tại Early Warning Services (Dịch Vụ Cảnh Báo Sớm), cơ quan điều hành mạng lưới của Zelle, cho biết: “Chỉ nên sử dụng các dịch vụ và ứng dụng này để gửi tiền cho người mà quý vị biết và tin tưởng. Những ứng dụng này giống như việc bỏ tiền mặt vào phong bì rồi bỏ vào hộp thư.”

Zelle sử dụng cảnh báo dạng cửa sổ pop-up trong quá trình giao dịch để xác minh xem người sử dụng có biết người nhận tiền hay không. Zelle cũng thúc đẩy chương trình phổ biến cho công chúng Pay It Safe (An Toàn khi Trả Tiền) trên trang mạng của mình và trong video này.

Ông Darryl Turner và vợ là bà Lynette ở Murrieta cho biết: “Cứ khi nào nghe nói ‘cần phải trả ngay bây giờ’, thì nên cảnh giác.” Vợ chồng ông nhận vài cuộc gọi lừa đảo mỗi tuần; điều thường xảy ra với các vị cao niên. Hai ông bà đều trên 70 tuổi.

Một vài tuần sau khi các kỹ thuật viên thật của SCE đến nâng cấp đồng hồ đo, một kẻ lừa đảo đã gọi cho họ tự xưng là từ SCE và nói rằng nhà Turner phải trả $495 cho đồng hồ đo mới nếu không sẽ bị cắt dịch vụ. Ông Turner nói: “Người gọi muốn chúng tôi trả ngay lập tức bằng Zelle.” Nhận thấy đây là một vụ lừa đảo, họ đã từ chối và báo cáo cuộc gọi cho SCE.

Những khách hàng là mục tiêu của lừa đảo hóa đơn tiện ích nên xác nhận tình trạng trả hóa đơn của mình hoặc báo cho SCE về vụ lừa đảo bằng cách gọi số 1-800-655-4555. Khách hàng cũng có thể gửi email cho SCE theo địa chỉ hoặc điền vào mẫu báo lừa đảo trên mạng của SCE.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tình hình tội phạm lừa đảo qua mạng Internet ngày càng gia tăng. Nhằm giúp bạn đọc tránh bị lừa đảo, LuatVietnam sẽ điểm danh 8 chiêu trò lừa đảo phổ biến qua mạng cần cảnh giác.

1. Điểm danh 8 chiêu trò lừa đảo cần cảnh giác

- Nhận quà từ bạn nước ngoài làm quen qua mạng

Các đối tượng lừa đảo tự giới thiệu là người nước ngoài, kết bạn, liên lạc để tạo mối quan hệ với nạn nhân thông qua mạng xã hội.

Một thời gian nói chuyện, cảm thấy đã tạo được lòng tin ở đối phương, đối tượng lừa đảo sẽ thông báo muốn gửi tiền, quà từ nước ngoài về Việt Nam. Sau đó, yêu cầu người bị hại phải nộp tiền để nhận quà với các lý do khác nhau như cước vận chuyển, thuế, phí… vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp rồi chiếm đoạt.

Xem thêm video: Cảnh giác nhận quà từ bạn ngoại quốc và bẫy lừa đảo

- Tự xưng là cơ quan chức năng gọi điện thông báo điều tra

Các đối tượng lừa đảo thường giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc giả mạo Cổng thông tin điện tử của Công an để thông báo chủ thuê bao có liên quan đến các vụ án đang bị điều tra.

Sau đó, khai thác các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và yêu cầu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của bị hại vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp với lý do để phục vụ công tác điều tra rồi chiếm đoạt.

Xem thêm: 3 cách nhận biết các cuộc gọi lừa đảo, mạo danh

- Hack Facebook nhắn tin mượn tiền

Đây là chiêu lừa đảo đã quá quen thuộc trong những năm gần đây, các đối tượng lừa đảo thường lập hoặc chiếm đoạt quyền quản trị tài khoản của người nào đó rồi nhắn tin lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền.

Xem thêm: Bị lừa trên Facebook, làm thế nào để đòi lại tiền?

- Thông báo trúng thưởng tiền, tài sản có giá trị

Kẻ lừa đảo sẽ gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng xe máy, điện thoại, đồng hồ hoặc tiền mặt… có giá trị lớn. Sau đó, yêu cầu người bị hại nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng.

- Gửi link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng

Thủ đoạn thường thấy là gửi tin nhắn SMS giả mạo của ngân hàng để lừa khách hàng truy cập vào đường link giả, sau đó yêu cầu cung cấp các thông tin bảo mật như tên, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, thông tin thẻ,...

khi có được các thông tin này, đối tượng sẽ rút tiền trong tài khoản của nạn nhân.

- Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng

Các đối tượng lừa đảo cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến tài khoản ngân hàng. Tiếp đó, yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với khoản lãi cắt cổ.

Xem thêm: Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có lấy lại được không?

- Kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo

Đây là chiêu trò lừa đảo phát triển rầm rộ trong vài năm gần đây. Các đối tượng lập ra các website đầu tư tài chính, các ứng dụng có giao diện tương tự đầu tư tài chính quốc tế, rồi sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thu hút, lôi kéo nhiều người tham gia.

Các sàn tiền ảo, đầu tư tài chính này cam kết người chơi sẽ được hưởng mức lãi suất cao nhưng lại an toàn, có thể rút vốn bất kỳ lúc nào, không cần đầu tư trí tuệ, thời gian.

Sau một thời gian, sàn giao dịch thông báo dừng hoạt động để bảo trì hoặc lỗi không truy cập được, khách hàng không đăng nhập để rút tiền trong tài khoản mới biết mình đã bị lừa.

Xem thêm: Cảnh báo khi đầu tư qua các sàn tiền ảo, ngoại hối trái phép

- Lợi dụng dịch bệnh để gửi link độc hoặc lừa bán thuốc giả

Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng lừa đảo gửi thư điện tử và tệp đính kèm hoặc liên kết dẫn đến các nội dung về cập nhật tình hình dịch bệnh.

Khi mở tệp đính kèm hay nhấp vào liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc, từ đó để lộ thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng.

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn dùng thủ đoạn khác là tung tin giả về các sản phẩm không rõ nguồn gốc nhưng lại có khả năng phòng ngừa vi rút Covid-19 khiến nhiều người cả tin mua hàng.

>> Gọi ngay tổng đài 1900.6199  để được hướng dẫn xử lý tình huống bị lừa đảo qua mạng.

chieu tro lua dao pho bien qua mang

2. Cách phòng tránh lừa đảo để không bị mất tiền

Để không mắc bẫy lừa đảo từ các đối tượng xấu, cần lưu ý những điều sau:

- Cảnh giác với các cuộc điện thoại từ số máy lạ, đặc biệt là các số máy có đầu số nước ngoài.

- Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì.

- Không truy cập vào các đường link gắn kèm trong nội dung tin nhắn lạ; không thực hiện thao tác trên điện thoại theo các cú pháp được hướng dẫn bởi người lạ.

- Không mua, bán, cho mượn Giấy chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng, các loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, phát.

- Giữ bí mật, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, thông tin về tài khoản ngân hàng... cho bất kỳ người lạ nào gọi đến.

- Không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội, kể là của người thân, bạn bè.

Cần gọi điện xác nhận nếu người nhận không nghe máy hoặc viện lý do không tiện nói chuyện thì kiên quyết không chuyển khoản để tránh trường hợp người thân, bạn bè bị hack tài khoản mạng xã hội.

- Không chuyển, nộp tiền cho bất kỳ tài khoản cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết rõ họ là ai. Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác; hạn chế công khai ngày sinh, số Căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên không gian mạng.

- Không tin vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng với yêu cầu nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng.

- Khi tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền “chuyển nhầm” thì không được sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân. Đồng thời, chỉ làm việc và liên lạc với ngân hàng để giải quyết vấn đề.

- Không để các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, sàn giao dịch ngoại hối, tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

3. Bị lừa rồi có cách nào đòi lại tiền không?

Người bị hại chắc chắn rất khó để tự mình đòi lại tiền từ những kẻ lừa đảo. Vì vậy, ngay sau khi biết mình bị lừa, người bị hại nên tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết.

Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn trình báo công an;

- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Nếu đến trực tiếp trụ sở Công an tố cáo, người bị hại mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

Ngoài ra, người bị hại cũng có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an địa phương.

Sau khi tiếp nhận tố giác và điều tra, nếu tìm được kẻ lừa đảo, cơ quan chức năng sẽ xử lý thích đáng và tìm cách trả lại tiền cho người bị lừa đảo.

4. Kẻ lừa đảo sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

khi chiếm đoạt tài sản dưới 02 triệu và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt, người thực hiện hành vi lừa đảo sẽ bị phạt hành chính.

Mức phạt hành chính với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác là phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

Trường hợp xử lý hình sự, người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó, tùy vào số tiền chiếm đoạt cũng như các tình tiết liên quan, người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị áp dụng mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc thậm chí là tù chung thân.

Trên đây là những thông tin về 08 chiêu trò lừa đảo phổ biến qua mạng cần cảnh giác. Với những trường hợp cụ thể, bạn có thể gọi 1900.6199 để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.