Nên đăng ký bảo hiểm ở bệnh viện nào năm 2024

Theo quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 22 Luật BHYT, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

  1. Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2021 trong phạm vi cả nước;
  1. Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1/1/2016.

Bệnh viện Tai Mũi Họng là Bệnh viện hạng 1 tuyến tỉnh, chỉ khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú thông tuyến huyện. Do bà T. không cung cấp đầy đủ thông tin: số sổ BHXH, họ và tên, mã quyền lợi hưởng BHYT… nên BHXH tỉnh Long An không có cơ sở tra cứu hệ thống dữ liệu để trả lời cụ thể. Vì vậy, bà T. cần đối chiếu với quy định nêu trên để liên hệ cơ quan BHXH tại địa phương nơi thu BHXH xem xét, giải quyết theo quy định.

Danh sách Bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến xã và tuyến huyện tại Hà Nội được nêu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn 6152/HD-YT-BHXH năm 2023. Tải về

Nên đăng ký bảo hiểm ở bệnh viện nào năm 2024

Chi tiết Danh sách Bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến xã và tuyến huyện tại Hà Nội:

Tại đây

Danh sách Bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến thành phố và tuyến trung ương tại Hà Nội được nêu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Hướng dẫn 6152/HD-YT-BHXH năm 2023. Tải về

Nên đăng ký bảo hiểm ở bệnh viện nào năm 2024

Chi tiết Danh sách Bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến thành phố và tuyến trung ương tại Hà Nội: Tại đây

Nên đăng ký bảo hiểm ở bệnh viện nào năm 2024

Danh sách Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh BHYT tại Hà Nội 2024? (Hình từ Internet)

Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024 gồm những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT được sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024 như sau:

(1) Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.

(2) Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng 1, hạng 2 và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).

(3) Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng 1, hạng 2 và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.

(4) Trường hợp cấp cứu:

+) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

+) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.

(5) Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.

Cơ sở đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu phải đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định điều kiện của cơ sở đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu:

Điều 7. Điều kiện của cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 3 Thông tư này nếu chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì phải có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu, cung ứng, cấp phát thuốc trong phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập: Có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.
5. Riêng đối với Phòng khám đa khoa thì phải có ít nhất 02 (hai) chuyên khoa nội và ngoại; Đối với phòng khám đa khoa có khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em, ngoài 02 (hai) chuyên khoa trên, phải có chuyên khoa nhi.

Như vậy, cơ sở đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Cơ sở khám chữa bệnh phải có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.

- Cơ sở khám chữa bệnh sau nếu chưa có giấy phép hoạt động thì phải có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu, cung ứng, cấp phát thuốc trong phạm vi hoạt động chuyên môn:

+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

+ Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

+ Trạm y tế quân - dân y, Phòng khám quân - dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập: Có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.

- Riêng đối với Phòng khám đa khoa thì phải có ít nhất 02 (hai) chuyên khoa nội và ngoại;

- Đối với phòng khám đa khoa có khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em, ngoài 02 (hai) chuyên khoa trên, phải có chuyên khoa nhi.

Có bảo hiểm y tế được giảm bao nhiêu?

Hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác. Đối với các trường hợp người tham gia BHYT còn lại thì được nhận thanh toán của bảo hiểm y tế là 80%.nullMức hưởng bảo hiểm y tế mới nhất - VIN-BHXH.VNwww.vin-bhxh.vn › blog › muc-huong-bao-hiem-y-te-moi-nhatnull

Bảo hiểm y tế trái tuyến được bao nhiêu?

Từ năm 2021, nếu có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh thì mức hưởng BHYT sẽ được tăng từ 60% lên 100% và khi tự đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị trong phạm vi cả nước.nullMức hưởng BHYT sẽ tăng 100% khi đi khám, chữa bệnh trái tuyếnldld.quangbinh.gov.vn › Ban-in-507null

Mua bảo hiểm y tế tuyến huyện được khám ở đâu?

Người bệnh có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa/bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng tỉnh.7 thg 7, 2023nullKhám chữa bệnh đúng tuyến hưởng BHYT mới nhất năm 2023 - eBHebh.vn › bao-hiem-y-te › kham-chua-benh-dung-tuyennull

Bảo hiểm y tế tuyến tỉnh được khám ở đâu?

Còn trong địa bàn tỉnh thì chỉ thực hiện thông tuyến huyện. Điều này có nghĩa là: Nếu bạn đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện huyện hoặc Phòng khám đa khoa, hoặc trạm y tế cấp xã thì bạn cũng được đến KCB tại bất kỳ bệnh viện huyện, Phòng khám đa khoa, Trạm y tế xã nào trong địa bàn tỉnh đều được coi là đúng tuyến.nullThông tuyến huyện trong khám chữa bệnh BHYT - Bảo hiểm xã hộibaohiemxahoi.gov.vn › chuyen-trang-bhxh-bhyt › tu-van-hoi-dap › Pagesnull