Cây mục tiêu nghiên cứu đánh giá khách hàng năm 2024

Trong kinh doanh, doanh nghiệp thường phải đối mặt với nhiều quyết định khó khăn ở nhiều phòng ban khác nhau. Ví dụ, quyết định mở rộng vào thị trường mới, quyết định xây dựng chiến lược giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, quyết định thiếu căn cứ đúng đắn có thể gây hậu quả không mong muốn như sụt giảm doanh thu hoặc mất cơ hội quan trọng. Để tránh rủi ro này, doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu và thông tin quan trọng về thị trường để làm căn cứ đưa ra quyết định. Phó giám đốc phụ trách Nghiên cứu thị trường của Mibrand, ông Đỗ Ngọc Sơn, cho biết: "Nghiên cứu thị trường là kỹ năng bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp trong thế kỷ 21". Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể tự thực hiện nghiên cứu thị trường với chi phí hợp lý. Hãy cùng Mibrand tìm hiểu ở bài viết dưới đây

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu thị trường

A: Xác định đề bài và nội dung nghiên cứu nghiên cứu

Việc xác định mục tiêu nghiên cứu thị trường là cực kỳ quan trọng. Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ vấn đề kinh doanh mà họ đang gặp phải hoặc những quyết định quan trọng mà họ đang phân vân. Dựa trên vấn đề đó, doanh nghiệp cần đưa ra đề bài và nội dung nghiên cứu chi tiết, bao gồm các thông tin cần tìm hiểu để thực hiện nghiên cứu thị trường một cách chính xác và có ích.

B: Xác định đối tượng nghiên cứu

Sau khi có đề bài nghiên cứu chi tiết, doanh nghiệp tiến hành xác định đối tượng nghiên cứu, đó là nhóm hoặc cá nhân mà doanh nghiệp muốn tìm hiểu và thu thập thông tin từ họ.

Ví dụ

Công ty A, một nhà sản xuất và phân phối đồ gia dụng tiến hành đề bài nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu về sự chấp nhận và nhu cầu của khách hàng với sản phẩm mới của họ. Đối tượng nghiên cứu được xác định là khách hàng tiềm năng trong nhóm độ tuổi từ 25-35, tại Hà Nội, quan tâm đến các sản phẩm công nghệ cao và phong cách sống hiện đại. Với đề bài trên, nội dung nghiên cứu sẽ bao gồm các nội dung sau: Đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng thị trường đồ gia dụng tại Hà Nội, Đo lường mức độ yêu thích sản phẩm mới, Cảm nhận, so sánh của người tiêu dùng giữa sản phẩm mới và các sản phẩm cạnh tranh (tính năng, chất lượng, thương hiệu, thiết kế), Đánh giá khả năng dùng sử dụng sản phẩm so với sản phẩm của đối thủ, Nghiên cứu mức giá phù hợp,...

Bước 2: Thiết kế phương pháp nghiên cứu

  1. Chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp: Khi thiết kế phương pháp nghiên cứu, doanh nghiệp cần xác định phương pháp phù hợp để thu thập thông tin. Các phương pháp nghiên cứu thường sử dụng trong nghiên cứu thị trường được chia ra 2 nhóm phương pháp là định tính và định lượng. Trong khi nghiên cứu định tính cung cấp những thông tin sâu như ý thức, tư duy và hành vi của người tiêu dùng thì nghiên cứu định lượng giúp lượng hóa thông tin, qua đó xác định xu hướng, thị phần, ý kiến của đại chúng. Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm thu thập thông tin chính xác và đáng tin cậy.
  1. Xác định số lượng mẫu dữ liệu khảo sát: Sau khi đã chọn phương pháp nghiên cứu, doanh nghiệp cần xác định số lượng mẫu dữ liệu khảo sát cần thu thập. Điều này sẽ phụ thuộc vào quy mô của thị trường và mức độ đại diện mà doanh nghiệp muốn đạt được. Để đảm bảo tính đáng tin cậy và đại diện cho thực tế, việc lựa chọn mẫu dữ liệu phải được thực hiện cẩn thận.

Ví dụ

Với đề bài trên, ta có thể thực hiện quy trình nghiên cứu gồm 2 bước: Phỏng vấn 1-1 (định tính) và khảo sát bảng hỏi (định lượng)

  • Đối tượng nghiên cứu định tính: Khách hàng tiềm năng trong nhóm độ tuổi từ 25-35, tại Hà Nội, Khách hàng đang sử dụng các sản phẩm đồ gia dụng của nhóm doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh, Số lượng: 30 người
  • Đối tượng nghiên cứu định lượng: Khách hàng tiềm năng trong nhóm độ tuổi từ 25-35, tại Hà Nội, Khách hàng đang sử dụng các sản phẩm đồ gia dụng của nhóm doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh, Số lượng: 300 người
  1. Chuẩn bị bảng câu hỏi: Bước tiếp theo là chuẩn bị bảng câu hỏi cho quá trình khảo sát hoặc phỏng vấn. Bảng câu hỏi cần phải được xây dựng sao cho logic, chi tiết và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Nó cần bao gồm các câu hỏi mở, đóng và các tiêu chí đánh giá liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Việc chuẩn bị bảng câu hỏi cẩn thận sẽ giúp thu thập thông tin chính xác và đáng tin cậy từ nguồn dữ liệu.

Ông Đỗ Ngọc Sơn cũng đưa ra 1 số lời khuyên với các doanh nghiệp tự thực hiện bước này như sau:

  • Thứ nhất, Để tìm ra những thông tin cần nghiên cứu, doanh nghiệp có thể kết hợp áp dụng nhiều phương pháp định tính và định lượng, không có 1 cách nào cố định cho 1 đề bài nghiên cứu nào cả. Điều này phụ thuộc vào ngân sách, mức độ sâu của thông tin mà doanh nghiệp hướng đến.
  • Thứ 2, Doanh nghiệp có thể xem xét sự hợp tác với các chuyên gia hoặc công ty nghiên cứu thị trường để tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của họ. Ví dụ như việc thiết kế mẫu dữ liệu khảo sát, chuẩn bị các bảng câu hỏi phức tạp để đảm bảo tính nhanh, tính chuyên môn cũng như tốc độ thực hiện
  • Thứ 3, Bảng câu hỏi cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để tránh hiểu lầm hoặc khó hiểu cho người tham gia khảo sát

Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu

  1. Thực hiện thu thập dữ liệu theo phương pháp đã chọn: Sau khi đã thiết kế phương pháp nghiên cứu, doanh nghiệp tiến hành thu thập dữ liệu dựa trên phương pháp đã được chọn. Việc thu thập dữ liệu có thể bao gồm tiến hành khảo sát, phỏng vấn, quan sát hoặc thu thập dữ liệu thống kê từ các nguồn tin cậy. Đảm bảo tuân thủ quy trình thu thập dữ liệu và ghi chép chi tiết để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu.
  1. Kiểm soát chất lượng dữ liệu thu thập: Trong quá trình thu thập dữ liệu, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm soát chất lượng dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy. Kiểm tra lại các thông tin thu thập, xác minh tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu. Nếu phát hiện ra các sai sót hoặc thiếu sót, cần tiến hành khảo sát lại để đảm bảo chất lượng dữ liệu thu thập.
  1. Xử lý và phân tích dữ liệu thu được: Sau khi thu thập dữ liệu, doanh nghiệp tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu để trích xuất thông tin hữu ích. Quá trình này bao gồm việc sắp xếp, phân loại, mã hoá và đánh giá dữ liệu thu thập. Sử dụng các phương pháp và công cụ phân tích thích hợp để tìm ra mối liên hệ, xu hướng và thông tin quan trọng từ dữ liệu.
  1. Rút ra những phân tích, insight và xu hướng quan trọng từ dữ liệu: Sau khi đã phân tích dữ liệu, doanh nghiệp rút ra những phân tích, insight và xu hướng quan trọng từ dữ liệu thu thập. Những phân tích này có thể giúp hiểu rõ hơn về thị trường, nhu cầu khách hàng, đánh giá cạnh tranh và các yếu tố quan trọng khác. Dựa trên những thông tin này, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chiến lược và định hướng phát triển thị trường một cách hiệu quả và có căn cứ.

Ông Đỗ Ngọc Sơn cũng đưa ra 1 số lời khuyên với các doanh nghiệp tự thực hiện bước này như sau

  • Thứ nhất. Cần lên kế hoạch thu thập dữ liệu cụ thể theo ngày, giờ, thông báo đến các nhóm đối tượng khảo sát về thời gian khảo sát trước để họ có sự chuẩn bị,
  • Thứ 2. Trước khi thu thập dữ liệu, đơn vị nghiên cứu cần thực hiện huấn luyện khảo sát viên về các quy tắc và quy trình khảo sát, đồng thời cung cấp hướng dẫn rõ ràng và minh bạch.
  • Thứ 3. Mức độ dữ liệu kiểm tra lại nên là 15-25% tổng dữ liệu khảo sát.
  • Thứ 4. Với dữ liệu khảo sát, người phân tích cần tập trung vào những phân tích và insight quan trọng nhất liên quan đến mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.

Bước 4: Đưa ra những kết luận và đề xuất

  1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và đưa ra những phân tích sâu hơn: Sau khi đã phân tích dữ liệu và rút ra những insight quan trọng, doanh nghiệp cần tổng hợp kết quả nghiên cứu một cách tổng quan và chi tiết. Đưa ra những phân tích sâu hơn về các yếu tố quan trọng như nhu cầu khách hàng, xu hướng thị trường, đánh giá cạnh tranh, và các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
  1. Đưa ra những khuyến nghị và đề xuất cải tiến dựa trên kết quả nghiên cứu: Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích, doanh nghiệp cần đưa ra những khuyến nghị và đề xuất cải tiến. Các khuyến nghị này có thể bao gồm các biện pháp marketing, chiến lược kinh doanh, phân đoạn thị trường, tăng cường hỗ trợ khách hàng, hoặc cải thiện sản phẩm/dịch vụ. Đề xuất cải tiến được xây dựng dựa trên những thông tin chính xác và khách quan từ nghiên cứu thị trường, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Việc đưa ra kết luận và đề xuất mang tính chiến lược từ nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn rõ ràng về thị trường mới và định hướng phát triển.

Bước 5: Truyền đạt kết quả nghiên cứu và ứng dụng

  1. Tạo báo cáo nghiên cứu thị trường chất lượng cao: Sau khi hoàn thành nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần tạo ra báo cáo nghiên cứu thị trường chất lượng cao. Báo cáo này nên bao gồm các phần tử cần thiết như mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả phân tích, đề xuất giải pháp. Bằng cách tạo ra một báo cáo chất lượng, doanh nghiệp có thể truyền đạt một cách rõ ràng và thuyết phục những thông tin quan trọng từ nghiên cứu thị trường.
  1. Trình bày kết quả nghiên cứu một cách dễ hiểu và thuyết phục: Khi trình bày kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp cần sử dụng cách thức truyền đạt thông tin dễ hiểu và thuyết phục cho công chúng. Sử dụng đồ họa, biểu đồ, và ví dụ cụ thể để minh họa những phân tích và kết quả. Bên cạnh đó, sử dụng ngôn ngữ đơn giản và tránh sử dụng thuật ngữ chuyên ngành quá phức tạp để mọi người có thể nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng.
  1. Áp dụng những kết quả và khuyến nghị vào quyết định kinh doanh: Sau khi truyền đạt kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp cần áp dụng những kết quả và khuyến nghị vào quyết định kinh doanh. Các kết quả nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin quan trọng về khách hàng, thị trường và cạnh tranh, giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa sản phẩm/dịch vụ và nắm bắt cơ hội phát triển mới. Bằng cách áp dụng những kết quả và khuyến nghị vào quyết định kinh doanh, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả và đạt được thành công trong thị trường mới.

Ông Đỗ Ngọc Sơn cũng đưa ra 1 số lời khuyên với các doanh nghiệp tự thực hiện bước này như sau

  • Thứ nhất, Xác định mục tiêu và đối tượng của báo cáo để tập trung vào những thông tin quan trọng và phù hợp
  • Thứ 2, Chỉ Lựa chọn các số liệu, nhận định và insight quan trọng nhất để giải thích và chứng minh kết quả nghiên cứu

Thứ 3, Thảo luận và trao đổi với các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp để đảm bảo sự hiểu rõ và áp dụng kết quả nghiên cứu vào quyết định kinh doanh.

Như vậy, qua bài viết "5 Bước quan trọng để thực hiện một nghiên cứu thị trường thành công", chúng tôi đã cung cấp cho bạn một khung phương pháp cơ bản để tiến hành một dự án nghiên cứu thị trường. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và lý thuyết về nghiên cứu thị trường, từ đó tự tin và có sự chuẩn bị tốt hơn khi thực hiện dự án của mình. Để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hay bài viết quan trọng nào về nghiên cứu thị trường và báo cáo thị trường, hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những kiến thức mới nhất và các thông tin hữu ích trong tương lai