Có bao nhiều phương pháp tạo hỗn hợp trên động cơ xăng

Động cơ xăng hay động cơ Otto (lấy theo tên của Nikolaus Otto) là một dạng động cơ đốt trong, thông thường được sử dụng cho ô tô, máy bay, các máy móc di động nhỏ như máy xén cỏ hay xe máy cũng như làm động cơ cho các loại thuyền và tàu nhỏ.

Có bao nhiều phương pháp tạo hỗn hợp trên động cơ xăng

Động cơ xăng xe Mercedes V6 sản xuất năm 1996

Nhiên liệu của các động cơ xăng là xăng. Phổ biến nhất của động cơ xăng là động cơ bốn thì. Việc đốt cháy nhiên liệu được diễn ra trong buồng đốt bởi một hệ thống đánh lửa được tắt mở theo chu kỳ. Nơi đánh lửa là bugi có điện áp cao. Động cơ hai thì cũng được sử dụng trong các ứng dụng nhỏ hơn, nhẹ hơn, và rẻ tiền hơn nhưng nó không hiệu quả trong việc sử dụng nhiên liệu.

Động cơ Wankel cũng sử dụng xăng làm nhiên liệu. Nó khác với động cơ bốn thì hay động cơ hai thì ở chỗ nó không có pittông mà sử dụng rôto.

Một trong những thành phần của các động cơ xăng cũ là bộ chế hòa khí (hay còn gọi là piratơ), nó trộn xăng lẫn với không khí. Trong các động cơ xăng sau này, nó đã được thay bằng việc phun nhiên liệu.

Động cơ xăng được phát triển vào cuối thế kỷ 19 bởi Nikolaus August Otto, dựa trên một động cơ ba thì có công suất yếu hơn rất nhiều của Étienne Lenoir. Thay đổi cơ bản là thêm vào một thì nén khí. Thiết kế đầu tiên của Otto không có nhiều điểm tương tự với các động cơ ngày nay. Đấy là một động cơ ở ngoài không khí, tức là hỗn hợp khí và nhiên liệu nổ đẩy pittông bắn ra ngoài bay tự do và chỉ trên đường quay lại pittông (hay áp suất không khí) mới tạo ra công.

Năm 1876 Otto đăng ký bằng phát minh tại Đức cho một động cơ đốt trong bao gồm cả nguyên tắc bốn thì. Vì yêu cầu của người Pháp Beau de Rocha nên bằng phát minh của Otto bị hủy bỏ 10 năm sau đó ở Đức.

Gottlieb Daimler và Carl Benz tại Đức (1886) và Siegfried Marcus (1888/1889) ở Viên (Áo) đã độc lập với nhau chế tạo các xe cơ giới đầu tiên bằng một động cơ Otto.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Động_cơ_xăng&oldid=63989173”

Những chiếc xe hơi có thể sử dụng động cơ diesel hoặc động cơ chạy xăng. Trong bài viết trước DPRO đã giới thiệu về động cơ diesel.

Để tiếp nối, trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn hiểu về hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng- ưu và nhược điểm của 2 loại cụ thể.

Có bao nhiều phương pháp tạo hỗn hợp trên động cơ xăng
Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng trên ô tô

Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu trên động cơ ô tô chạy xăng

  • Cung cấp hỗn hợp hòa khí sạch(xăng + không khí) cho động cơ.
  • Đảm bảo lượng và tỷ lệ hòa khí phù hợp với các chế độ làm việc động cơ.

Phân loại

Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng có 2 loại:

  • Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí
  • Hệ thống nhiên liệu sử dụng phun xăng điện tử

Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

Cấu tạo và chức năng của một số bộ phận chính

  • Thùng xăng dùng để chứa xăng
  • Bình lọc xăng: Nằm ở giữa thùng nhiên liệu và bơm xăng có nhiệm vụlàm sạch xăng , lọc sạch cặn bẩn trong xăng. Lọc xăng phải được thay thế định kỳ để làm sạch.
  • Bơm xăng : Có nhiệm vụ hút xăng từ thùng xăng lên bộ chế hòa khí
  • Bộ chế hòa khí: có tác dụng hòa trộn xăng với không khí thành hòa khí để cung cấp cho động cơ
  • Bình lọc không khí: làm sạch không khí
  • Ống hút ,
  • Ống thải
  • Ống giảm thanh
  • Ống dẫn xăng,

Có bao nhiều phương pháp tạo hỗn hợp trên động cơ xăng
Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

Nguyên lí làm việc

Khi động cơ làm việc, xăng được bơm từ thùng lên chảy vào buồng phao của bộ chế hòa khí.

Ở kì nạp, piston đi xuống tạo độ chân không trong xi lanh, không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua bộ chế hòa khí. Tại đây chúng hút xăng trong buồng phao, hòa trộn với nhau tạo thành hòa khí đi theo ống hút, qua xu páp nạp và đi vào xylanh động cơ.

Có bao nhiều phương pháp tạo hỗn hợp trên động cơ xăng
Nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

Nguyên liệu sau khi cháy, giãn nở sinh công trong xylanh được xả ra ngoài qua ống xả và ống giảm thanh.

Hệ thống nhiên liệu sử dụng phun xăng điện tử

Hệ thống phun xăng điện tử có sử dụng một hệ thống thông minh đã được lập trình sẵn để điều chỉnh quá trình phun xăng vào trong động cơ phù hợp với từng chế độ tải trọng của động cơ

Cấu tạo

Hệ thống nhiên liệu sử dụng phun xăng điện tử có thêm một số bộ phận khác với hệ thống chế hòa khí như sau:

Có bao nhiều phương pháp tạo hỗn hợp trên động cơ xăng
Hệ thống nhiên liệu sử dụng phun xăng điện tử

  • Cảm biến: Dùng để cảm nhận sự thay đổi về các thông số của động cơ (nhiệt độ, số vòng quay…) nó biến thành tín hiệu điện xung gửi về ECU
  • Bộ điều khiển ECU: Nhận tín hiệu từ cảm biến để điều khiển vòi phun sao cho hòa khí có tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
  • Bộ điều chỉnh áp suất: Giữ áp suất xăng trong vòi phun được ổn định
  • Vòi phun: Ở Dạng van và được điều khiển bằng tín hiệu từ ECU động cơ
  • Bộ điều áp: có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất nhiên liệu vào vòi phun và duy trì áp suất dư trong đường ống nhiên liệu cũng như cách thức duy trì ở van một chiều của bơm nhiên liệu.

– Bộ giảm rung: Bộ giảm rung này dùng một màng ngăn để hấp thụ một lượng nhỏ xung của áp suất nhiên liệu sinh ra bởi việc phun nhiên liệu và độ nén của bơm nhiên liệu.

Nguyên lí làm việc

Khi động cơ làm việc, nhờ bơm xăng và bộ điều chỉnh áp suất, xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định.

Quá trình phun xăng của vòi phun được điều khiển bởi bộ điều khiển phun, ở kì nạp không khí được hút vào xilanh nhờ sự chênh lệch áp suất..

Có bao nhiều phương pháp tạo hỗn hợp trên động cơ xăng
Nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu sử dụng phun xăng điện tử

Bơm hút xăng từ thùng qua bầu lọc đi tới vòi phun, nhờ có bộ điều chỉnh áp suất nên xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định.

Quá trình phun xăng của vòi phun được điều khiển bởi bộ điều khiển phun. Nhờ những thông số về tình trạng và chế độ làm việc của động cơ nên tỷ lệ hoà khí luôn phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.

Phun xăng được chia làm 2 hình thức: phun trực tiếp vào buồng cháy và phun xăng trên đường ống nạp.

So sánh ưu nhược điểm của 2 loại hệ thống nhiên liệu

Ưu điểm, nhược điểm của chế hòa khí

Ưu điểm

  • Kết cấu đơn giản, chi phí thấp, dễ thay thế, bảo dưỡng và sửa chữa
  • Mang đến cảm giác về độ giật, độ bốc của động cơ.
  • Có thể điều chỉnh linh hoạt bằng tay trong nhiều trường hợp, dễ căn chỉnh.

Nhược điểm

  • Các mạch được điều khiển bằng cơ khí ở bộ chế hòa khí, nên thành phần hỗ hợp sẽ không thể tối ưu nhất, khả năng hòa trộn đều nhiên liệu với không khí không cao.
  • Thường xuyên tạo ra hiện tượng thừa, thiếu xăng tại buồng đốt.
  • Thành phần hỗn hợp không đáp ứng với các chế độ làm việc của động cơ.
  • Hỗn hợp nhiên liệu không thể phân bố đều cho các xy lanh của động cơ nhiều xy lanh.
  • Khá cồng kềnh, và thiếu thẩm mỹ.

Có bao nhiều phương pháp tạo hỗn hợp trên động cơ xăng
So sánh ưu nhược điểm của 2 loại hệ thống nhiên liệu

>> Xem Thêm

  • Cách âm chống ồn DPRO – Cách chọn vật liệu chuẩn và kỹ thuật thi công phù hợp

Ưu điểm, nhược điểm của phun xăng điện tử

Ưu điểm

  • Tiết kiệm nhiên liệu tối đa: Tại hệ thống phun xăng điện tử, từng xilanh sẽ có riêng một vòi phun và điều khiển thông qua bộ xử lý trung tâm bởi các xilanh nên sẽ cung cấp lượng xăng ổn định, đủ đều ở mọi chế độ.
  • Không xảy ra hiện tượng ngộp xăng, nếu xe bị đổ , nghiêng hay chết máy thì động cơ vẫn làm việc bình thường .
  • Nhiên liệu được cung cấp đủ ổn định nên xe luôn di chuyển êm ái nhất, các bộ phận sẽ có độ bền tốt hơn.
  • Cung cấp đủ nhiên liệu cho động cơ trong mọi chế độ và tải trọng, hiệu quả cao, quá trình cháy hoàn hảo, tăng hiệu suất động cơ.

Nhược điểm

  • Cấu tạo tương đối phức tạp, giá thành cao, chi phí bảo dưỡng cao, sửa chữa khó.
  • Có yêu cầu khắt khe về nhiên liệu

Kết luận

Với những thông tin mà DPRO cung cấp, hy vọng rằng các bạn đã nắm bắt được hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng cũng như loại động cơ sử dụng chế hòa khí và kim phun điện tử.

Với những so sánh về ưu, nhược điểm của từng loại, các bạn sẽ hiểu và có lựa chọn tốt nhất khi sử dụng động cơ xăng.