Có bắt buộc phải lập phiếu kế toán không năm 2024

Phiếu kế toán là một loại giấy tờ được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán. Phiếu kế toán đóng vai trò giúp quản lý và hạch toán một cách chi tiết và chính xác nhất. Phiếu kế toán là một hình thức của chứng từ kế toán và do người kế toán lập ra.

Đây cũng chính là căn cứ để kế toán doanh nghiệp hạch toán các nghiệp vụ kế toán vào sổ hoặc vào nhật ký chứng từ.

Có bắt buộc phải lập phiếu kế toán không năm 2024

Phiếu kế toán là gì? Tải mẫu phiếu kế toán mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Tải mẫu phiếu kế toán mới nhất hiện nay?

Hiện nay, Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định biểu mẫu Phiếu kế toán cụ thể.

Việc lập Phiếu kế toán do kế toán lập ra, để hạch toán những nghiệp vụ kế toán không có chứng từ đi kèm. Có thể tham khảo mẫu phiếu kế toán dưới đây:

Có bắt buộc phải lập phiếu kế toán không năm 2024

Tải mẫu phiếu kế toán: Tại đây

Kế toán cần đảm bảo yêu cầu và nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Kế toán 2015 quy định:

Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Điều 5 Luật Kế toán 2015 cũng quy định về các yêu cầu đối với kế toán như sau:

Yêu cầu kế toán
1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.

Các quy định này cũng giúp đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong việc quản lý tài chính của tổ chức, giúp người quản lý, người sử dụng lao động có được cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của tổ chức, từ đó có thể đưa ra các quyết định liên quan đến vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Những người nào không được làm kế toán?

Căn cứ theo Điều 52 Luật Kế toán 2015 quy định về những người không được làm kế toán cụ thể như sau:

Những người không được làm kế toán
1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, những cá nhân thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên sẽ không được phép đảm nhận vị trí kế toán.

Căn cứ theo Tiết c Khoản 1 Điều 12 Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:

"c) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán".

Bà Huệ hỏi, đối với các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt có giá trị dưới 20 triệu đồng bao gồm cả thuế GTGT, ngoài hoá đơn GTGT (điện tử) hợp lệ, công ty bà có cần phải yêu cầu bên cung cấp dịch vụ xuất phiếu thu (mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC) hay không?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định: "3. Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán".

Tại Điểm c Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định: "c) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm".

Căn cứ vào các quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp của bà có phát sinh các chi phí dịch vụ ăn uống bằng tiền mặt thì khi chi tiền mặt, doanh nghiệp phải lập phiếu chi có đầy đủ chữ ký theo đúng quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật.

Về các tài liệu khác kèm theo chứng từ kế toán, do phải tùy thuộc vào nội dung, tính chất của giao dịch kinh tế phát sinh giữa doanh nghiệp với đối tác nên Thông tư số 200/2014/TT-BTC không có quy định về tài liệu cụ thể khác kèm theo phiếu chi khi thực hiện thanh toán.

Vì vậy, ngoài hóa đơn GTGT (điện tử) hợp lệ thì doanh nghiệp có thể đề nghị nhà cung cấp dịch vụ cung cấp 1 liên phiếu thu của đơn vị đó có đầy đủ chữ ký theo quy định để làm cơ sở cho việc đối chiếu, xác minh, kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp.