Conversion la gì

Conversion rate vốn là một khái niệm phổ biến trong giới Marketing. Nghe thì nhiều nhưng bạn có thật sự hiểu rõ Conversion rate là gì chưa? Đặc biệt nếu bạn kinh doanh online, tuyệt đối không thể bỏ qua 16 cách tối ưu Conversion hay mà công ty thiết kế website Miko Tech đã tổng hợp ngay sau đây. Cùng theo dõi nhé.

Show

Xem thêm nội dung:

  • 7 nguyên tắc “vàng” khi thiết kế web responsive cần nắm rõ
  • Bật mí 103 thuật ngữ trong SEO phải biết khi SEO Website 2022
  • CTR trong quảng cáo Facebook & Adwords/ SEO là gì?

  • Conversion rate là gì?
    • Conversion là gì?
    • Conversion rate là gì?
    • Conversion Rate Optimization là gì?
  • Tại sao cần quan tâm Conversion rate trong Marketing
    • Biết được hiệu suất website
    • Cho thấy mức độ uy tín
    • Tăng nhiều lượt truy cập
    • Thúc đẩy doanh thu
    • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá
    • Một trong 5 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng
  • Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi
    • Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi
    • Công thức tính tỷ chuyển đổi trong SEO
    • Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi trong quảng cáo (Conversion Rate Facebook Ads)
  • Đâu là lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi bị thấp hay sụt giảm?
  • 16 cách tối ưu Conversion rate hiệu quả nhất
    • 1. Xác định đúng khách hàng tiềm năng
    • 2. Giảm thiểu rủi ro về 0
    • 3. Gây dựng niềm tin
    • 4. Thực hiện A/B Test 
    • 5. Thiết kế website chuyên nghiệp, thu hút
    • 6. Đơn giản hóa quá trình mua hàng và thanh toán
    • 7. Xây dựng Value Proposition rõ ràng và hấp dẫn
    • 8. Tạo lời kêu gọi kích thích hành động
    • 9. Trưng bày các chứng nhận đánh giá từ khách hàng 
    • 10. Xây dựng phễu bán hàng hợp lý
    • 11. Hạn chế sử dụng quá nhiều thuật ngữ
    • 12. Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
    • 13. Xác định nguyên nhân khiến khách hàng phân vân không mua hàng
    • 14. Loại bỏ các yếu tố gây phân tâm
    • 15. Cung cấp nội dung thông tin xác thực 
    • 16. Tạo các ưu đãi hấp dẫn hơn
  • 8 bước tối ưu Conversion rate

Conversion rate là gì?

Conversion là gì?

Conversion có nghĩa là chuyển đổi, được hiểu một cách đơn giản là chuyển từ thực thể ở trạng thái A chuyển sang B. 

Conversion la gì
Conversion là gì?

Trong Marketing chuyển đổi là:

  • Biến một khách truy cập website thành khách mua hàng (thực hiện hành vi mua hàng)/khách hàng tiềm năng (hoàn thành đăng ký thông tin).
  • Biến một khách hàng tiềm năng đến dự hội thảo thành khách hàng trả tiền.
  • Biến một khách viếng thăm cửa hàng thành khách mua hàng.

Chuyển đổi là cách gọi chung và tùy theo cách vận hành hoạt động Marketing của bạn, mà chuyển đổi được xác định cụ thể ra sao.

Chuyển đổi vĩ mô (macro)

  • Mua sản phẩm từ trang web
  • Yêu cầu báo giá
  • Đăng ký một dịch vụ

Chuyển đổi nhỏ (micro)

  • Đăng ký danh sách email
  • Tạo một tài khoản
  • Thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Conversion rate là gì?

Conversion Rate là một thuật ngữ phổ biến trong SEO, có nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi cho biết số lượng người dùng chuyển đổi trên tổng số khách truy cập.

Conversion Rate có thể được đánh giá thông qua yêu cầu liên lạc, các cuộc gọi, mua hàng, báo giá, sắp xếp cuộc hẹn,…

Conversion la gì
Conversion rate là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi rất quan trọng với các SEOer, đặc biệt là với những nhà đầu tư có sử dụng dữ liệu về lượng truy cập trang web để xác định những phương pháp tiếp thị khác nhau.

Xem thêm định nghĩa về Bounce rate là gì? 10 yếu tố ảnh hưởng cần cải thiện website

Conversion Rate Optimization là gì?

CRO là viết tắt của cụm từ Conversion Rate Optimization có nghĩa là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, là một chỉ số quan trọng trong SEO.

CRO thế hiện việc tối ưu hóa chuyển đổi khách hàng truy cập website trở thành khách hàng tiềm năng của công ty. Hay nói cách khác thì CRO là việc tối ưu hóa việc biến khách hàng từ landing page sang Conversion rate.

Làm cho CR cao hơn rất đáng mơ ước, nhưng phải đặt trong sự tương quan với ROI – kết quả sau cùng của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào.

Tại sao cần quan tâm Conversion rate trong Marketing

Biết được hiệu suất website

Conversion Rate trong bán hàng là gì? Trang web có tỷ lệ chuyển đổi cao nếu nhận được nhiều sự tương tác từ khách hàng như: gọi điện tư vấn, bình luận, chia sẻ, like,… Tỷ lệ chuyển đổi cao đồng nghĩa website của bạn đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và tiếp cận được với khách hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi cung cấp tỷ lệ người dùng truy cập vào trang giúp bạn đánh giá được mức độ thành công của trang Web. Đây cũng là cách để bạn xác định các lĩnh vực cũng như nhu cầu thị hiếu khách hàng để cải thiện hoạt động Marketing cho hiệu quả hơn. 

Cho thấy mức độ uy tín

Không phải bất cứ khách hàng nào khi truy cập vào website cũng đều thực hiện tương tác và đi đến quyết định mua hàng. Một website có tỷ lệ chuyển đổi cao mới đủ độ uy tín và khiến khách hàng tin tưởng, lựa chọn sản phẩm.

Tăng nhiều lượt truy cập

Conversion la gì
Tăng nhiều lượt truy cập

Trước khi chuyển đổi, bạn cần có lượng khách hàng truy cập hay khách hàng tiềm năng. Bởi vì đối với các website uy tín, ngoài có tỷ lệ chuyển đổi cao thì cần rất nhiều lượt truy cập từ khách hàng mới.

Thúc đẩy doanh thu

Tỷ lệ chuyển đổi cao sẽ thu hút nhiều người quan tâm đến website hơn. Khi khách hàng bị thu hút bởi nội dung và tìm thấy được lợi ích thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất cao, đồng nghĩa với việc doanh thu cũng sẽ tăng lên.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá

Hiểu rõ Conversion Rate là gì sẽ giúp người làm SEO, Marketing có thể đưa ra những đánh giá, phân tích về khách hàng, thị trường một cách hiệu quả và tìm ra phương án thích hợp cho website.

Conversion Rate là gì sẽ giúp người làm SEO, Marketing. Vậy làm Marketing là làm gì? SEO là gì trong Marketing? Tại sao Website cần phải tối ưu SEO? Xem ngay để hiểu rõ nhé.

Một trong 5 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Gần đây mình có biết thêm về mô hình 5 WAYS – 5 lực thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp (nhất là startup). Các yếu tố này bao gồm:

  • Số khách hàng tiềm năng
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Số lượng giao dịch trung bình
  • Doanh thu trung bình mỗi giao dịch
  • Tỷ suất lợi nhuận

Các chỉ số nhân với nhau sẽ ra kết quả về lợi nhuận, nên giá trị của 1 yếu tố thay đổi chỉ cần 10%, cũng có thể dẫn đến thay đổi về lợi nhuận cuối cùng tăng lên đáng kể.

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi

Conversion rate công thức tính: Tỷ lệ chuyển đổi (CR) = (Số người thực hiện hành vi chuyển đổi/Số người truy cập vào trang web)*100%

Ví dụ website của bạn có 1.000 lượt truy cập và 50 người đăng ký email quan tâm đến sản phẩm của bạn. Như vậy tỷ lệ chuyển đổi hôm nay sẽ là: (50/1.000)*100% = 5%

Công thức tính tỷ chuyển đổi trong SEO

Conversion la gì
Công thức tính Conversion rate

Từ công thức trên, ta thấy có một khó khăn lớn cho quản trị website trong việc tính toán tỷ lệ chuyển đổi nhất là những người đặt nhiều mục tiêu (goals) cho cùng một trang chuyển đổi.

Ví dụ: Nếu bạn đặt mục tiêu chuyển đổi cho 1 trang của bạn là số người click vào trang đó trên Google Adwords, thì cứ một lần truy cập của khách vào trang, bạn có một chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi lúc này của bạn là 100%.

Tuy nhiên, nếu như trên cùng trang website đó, bạn đặt thêm một mục tiêu chuyển đổi nữa là người dùng phải mua hàng của bạn, tức là có tới 2 mục tiêu chuyển đổi.

Nếu có một người truy cập website và trở thành khách hàng của bạn, thì tức là đã có 2 chuyển đổi được phát sinh. Khi đó, tỷ lệ chuyển đổi là 200%. Như vậy, sẽ rất khó khăn cho người quản trị website đánh giá được chi tiết các loại chuyển đổi.

Tìm hiểu chi tiết về khái niệm SEO là gì trong Marketing? để có một cái nhìn tổng quát nhất.

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi trong quảng cáo (Conversion Rate Facebook Ads)

Tỷ lệ chuyển đổi trong quảng cáo là số lượt chuyển đổi trung bình cho mỗi lần tương tác với quảng cáo, được hiển thị dưới dạng phần trăm.

Conversion Rate Advertising được tính đơn giản bằng cách lấy số lượt chuyển đổi chia cho tổng số lần tương tác với quảng cáo có thể theo dõi được cho một lượt chuyển đổi trong cùng khoảng thời gian.

Ví dụ: Nếu bạn có 125 lượt chuyển đổi từ 1.000 lần tương tác thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là 12,5%, bởi vì 50/1.000 = 12.5%.

Nếu bạn đang theo dõi nhiều hành động chuyển đổi hoặc bạn chọn “Mọi” lượt chuyển đổi thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn có thể lớn hơn 100% vì nhiều lượt chuyển đổi có thể được tính cho mỗi lần nhấp.

Sử dụng công cụ Theo dõi chuyển đổi để đo lường tỷ lệ chuyển đổi và cuối cùng sử dụng số liệu để giúp đưa ra các quyết định quảng cáo của bạn.

Đâu là lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi bị thấp hay sụt giảm?

Đôi khi các website có lượng truy cập khá lớn nhưng lượt chuyển đổi thu về thực sự lại rất thấp.

Conversion la gì
Những lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp hay sụt giảm

Vậy đâu là lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi bị thấp hay sụt giảm ngay cả khi có lượng traffic lớn:

  • Chọn sai đối tượng khách hàng hướng đến.
  • Nội dung Website mơ hồ, không rõ ràng, minh bạch, thiếu trung thực và thu hút sẽ không thể đem lại được uy tín cho doanh nghiệp bán hàng.
  • Thiết kế giao diện Website với màu sắc, hình ảnh quá đơn điệu, sơ sài không đủ ấn tượng và thu hút.
  • Tốc độ tải trang kém gây ảnh hưởng đến tâm trạng làm giảm trải nghiệm khách hàng
  • Thương hiệu của doanh nghiệp chưa có tên tuổi, chưa được định vị trên thị trường cũng là một nguyên nhân khiến tỷ lệ chuyển đổi không cao.
  • UX/UI không hỗ trợ người dùng

Nắm bắt được nguyên nhân sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và đề xuất những chiến lược hiệu quả thông qua 16 cách tối ưu Conversion rate dưới đây.

16 cách tối ưu Conversion rate hiệu quả nhất

1. Xác định đúng khách hàng tiềm năng

Ai là người bạn muốn họ sẽ xem thông tin và mua sản phẩm của bạn? Việc vẽ ra chân dung khách hàng và phân tích insight khách hàng sẽ giúp nội dung của bạn đặt đúng vị trí và trở nên thực sự hữu ích.

2. Giảm thiểu rủi ro về 0

Tất cả các giao dịch dù nhỏ hay lớn đều tiềm ẩn những rủi ro bên trong. Phần lớn những rủi ro sẽ do khách hàng tự chịu trách nhiệm, điều này sẽ là chướng ngại vật lớn trước khi khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn.

Vì vậy, giảm thiểu mọi rủi ro có khả năng xảy ra càng thấp khách hàng sẽ càng thấy an tâm khi lựa chọn. Doanh nghiệp có thể đảm bảo rủi ro thông qua chính sách bảo hành, hậu mãi,…

3. Gây dựng niềm tin

Ví dụ: Tôi đến chỗ bạn để giới thiệu chiếc Iphone 13 Promax mới ra mắt với giá 25 triệu với lý do là hàng xách tay nên có giá hời. Bạn sẽ mua chứ?

Đây có thể là một giao dịch “siêu hời” nhưng bạn lại không đủ thông tin để tin tưởng đó thực sự là hàng xách tay hay thực sự là Iphone 13 Promax.

Conversion la gì
Gây dựng niềm tin với khách hàng

Chuyên gia bán hàng Zig Ziglar từng nói rằng chỉ có 4 lý do khiến mọi người không mua hàng của bạn:

  • Người dùng không cần
  • Họ không có tiền
  • Cũng có thể không cần gấp
  • Họ không tin tưởng

Sự tin tưởng là một trong 4 yếu tố khiến khách hàng không lựa chọn sản phẩm của bạn. Vì vậy, bạn hãy cung cấp những yếu tố giúp khách hàng đặt niềm tin vào bạn để tăng tỷ lệ chuyển đổi dễ dàng hơn nhé.

4. Thực hiện A/B Test 

A/B testing (hay thử nghiệm phân tách) là một trong những kĩ thuật giúp tăng conversion rate của website, biến người truy cập thành khách hàng.

Conversion la gì
A/B Test

Khi bạn có hai ý tưởng tiêu đề nhưng không biết đâu mới là ý tưởng hay hơn, A/B Test sẽ giúp bạn quyết định qua các bước sau:

  • Bước 1: Bạn tạo hai phiên bản thay thế của trang (trang A và trang B). Mỗi phiên bản có một tiêu đề khác nhau.
  • Bước 2: Phần mềm A/B testing hướng 50% lượng traffic đến trang A và 50% đến trang B. Cả hai trang đều có lời kêu gọi hành động.
  • Bước 3: Và cuối cùng bạn hãy đếm xem có bao nhiêu người thực hiện hành động. Trang có nhiều chuyển đổi hơn (nhiều người thực hiện hành động hơn) sẽ được lựa chọn.

5. Thiết kế website chuyên nghiệp, thu hút

Thiết kế web chuẩn SEO chuyên nghiệp, ấn tượng với bố cục rõ ràng, màu sắc hài hòa sẽ dễ dàng thu hút khách hàng ghé thăm. Để tối ưu hóa giao diện Website, bạn có thể chú trọng vào các nút Button, khung popup, video, hình ảnh sinh động,…

6. Đơn giản hóa quá trình mua hàng và thanh toán

Hãy để những thao tác mua sắm trên website trở nên thật dễ dàng và nhanh chóng. Vì các thao tác mua sắm là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự chuyển đổi của khách hàng.

  • Cho người dùng biết những gì họ nên làm tiếp theo: Trong mỗi trang, bạn hãy luôn hướng dẫn người dùng thực hiện hành động bạn mong muốn.
  • Đừng cho người dùng quá nhiều lựa chọn: The Paradox of Choice, bạn càng đưa nhiều sự lựa chọn cho người dùng, thì khả năng cao họ chẳng chọn gì cả. Nếu bạn có nhiều sản phẩm, hãy tạo bộ lọc tốt hơn. Bộ lọc sản phẩm giúp khách hàng nhanh chóng tìm đến đúng sản phẩm họ cần mà không mất quá nhiều thời gian.
  • Yêu cầu họ điền càng ít mục càng tốt: Đơn hàng hay mẫu đăng ký trên website có càng nhiều mục cần phải điền thì càng ít người điền vào. Hãy thêm tính năng đăng kí thông qua tài khoản Facebook hoặc Google để giảm thiểu thời gian người dùng. Bạn đừng yêu cầu họ điền bất cứ điều gì không cần thiết.
  • Đừng ép người dùng subscribe mua hàng: Hãy để khách hàng đi đến trang thanh toán như một vị khách ghé qua trang web và tìm thấy điều mình muốn. Điều này sẽ tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn nhiều cho khách hàng.
  • Miễn phí vận chuyển: Giao hàng miễn phí là động lực mua hàng phổ biến nhất đối với 82% người tiêu dùng Anh và 80% với người Mỹ trong một nghiên cứu eConsultancy. Miễn phí vận chuyển sẽ giúp bạn có lợi thế hơn cả đối thủ cạnh tranh vì đôi khi tâm lý khách hàng chấp nhận chọn sản phẩm giá 15 đô và freeship hơn là sản phẩm giá 13 đô và tốn 2 đô tiền ship.

7. Xây dựng Value Proposition rõ ràng và hấp dẫn

Khách hàng không chỉ muốn biết họ sẽ có được gì từ sản phẩm bạn cung cấp, mà họ còn đặt ra câu hỏi rằng tại sao họ lại phải mua sản phẩm hay dịch vụ từ bạn.

Value propositiontuyên bố giá trị thường được sử dụng để tóm tắt lý do vì sao khách hàng tiềm năng nên mua hàng từ bạn chứ không phải là đối thủ.

Conversion la gì
Xây dựng Value Proposition rõ ràng và hấp dẫn

Nếu trang chủ hoặc trang sản phẩm chỉ hiển thị lời chào mừng hoặc chỉ liệt kê thông tin cơ bản công ty, sản phẩm thì website của bạn đã thực sự thiếu sót.

Thực tế, tập trung và liên kết mối liên hệ giữa Value proposition với các sản phẩm sẽ là công cụ tuyệt vời giúp in sâu giá trị thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Từ đó, tỷ lệ chuyển đổi của website cũng sẽ tăng lên nhanh chóng.

8. Tạo lời kêu gọi kích thích hành động

Khách hàng luôn có tâm lý không muốn bỏ lỡ điều gì có lợi, vì thế những lời kêu gọi mang tính khẩn cấp, khan hiếm.

Có 2 loại giới hạn về khan hiếm bạn có thể tạo:

  • Sự khan hiếm liên quan đến số lượng (còn lại 2 chỗ ở mức giá này)
  • Sự khan hiếm liên quan đến thời gian (ngày cuối cùng để mua)

Bên cạnh đó, bạn có thể đưa ra các phần thưởng hấp dẫn với thời gian, quà tặng miễn phí cho số lượng người mua đầu tiên hoặc giảm giá nếu họ hoàn tất giao dịch trong một khung thời gian nhất định.

9. Trưng bày các chứng nhận đánh giá từ khách hàng 

Hạn chế khi mua hàng trực tuyến là khách hàng không thể trực tiếp nhìn thấy, dùng thử sản phẩm. Vì vậy, mọi đánh giá từ những người đã từng sử dụng chính là nguồn thông tin hiệu quả để họ tham khảo.

Tỷ lệ chuyển đổi tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào những giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng. Nếu sản phẩm từ Website của bạn có lợi ích thực sự, khách hàng sẽ không ngần ngại quay lại và đánh giá tích cực về trang Web.

Sau đó, nhiều người dùng sẽ tìm đến nhờ đọc được đánh giá tích cực từ người đi trước và đánh giá từ khách trước là cách tăng tỷ lệ chuyển đổi Conversion Rate dễ dàng.

Vậy làm thế nào để bạn có được những đánh giá chân thực từ khách hàng? Hãy chủ động liên hệ đến khách hàng bằng việc chat trực tiếp hoặc tổ chức các chương trình đánh giá, nêu cảm nhận tặng voucher/tặng quà,…

10. Xây dựng phễu bán hàng hợp lý

Đôi khi điều giết chết conversion rate là bạn đang yêu cầu người dùng phải mua hàng, đăng kí hay làm bất cứ điều gì khác chứ không phải là đang cung cấp những trải nghiệm và thông tin hữu ích cho họ.

Conversion la gì
Phễu bán hàng

Đôi khi mọi người chỉ đang muốn tham khảo chứ không thực sự sẵn sàng tâm lý mua ngay bây giờ. Đặc biệt, đối với những món hàng càng đắt tiền khách hàng cần nhiều điều khác hơn là thông tin. Bạn có thể cung cấp bản dùng thử hoặc trải nghiệm miễn phí thay vì yêu cầu họ đăng kí hoặc mua hàng.

Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ cần đi chậm lại và xây dựng phễu bán hàng hợp lý để xây dựng niềm tin, phát triển mối quan hệ và chứng minh chuyên môn của mình.

11. Hạn chế sử dụng quá nhiều thuật ngữ

Khách hàng tìm kiếm thông tin vì họ chưa biết hay chưa hiểu rõ. Người đọc website của bạn không chỉ từ các công ty, các chuyên gia, mà là mọi người. Vì thế, đừng khiến họ phải băn khoăn với những thuật ngữ phức tạp, hàn lâm.

Xem thêm 103 thuật ngữ phổ biến trong SEO và 128 thuật ngữ thường dùng trong Marketing để hiểu rõ các thuật ngữ và giải thích chúng thật rõ ràng cho người dùng.

Hãy viết như những gì bạn nói. Cách tốt nhất để diễn đạt lại tất cả các lời tiếp thị trên website là hãy tưởng tượng bạn đang giải thích chúng cho chính bạn thân của mình. Bạn cần diễn đạt sao cho bạn của bạn có thể hiểu các thuật ngữ một cách rõ ràng nhất.

12. Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Khi bạn đã có một website tuyệt vời cùng những nội dung chất lượng thì một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp là thực sự cần thiết ngay lúc này.

Hãy để khách hàng cảm nhận sự quan trọng của họ. Giải đáp những thắc mắc, khó khăn trong quá trình mua sắm của khách hàng một cách nhanh chóng bởi một đội ngũ chăm sóc khách hàng thân thiện, vui vẻ và nhiệt tình.

13. Xác định nguyên nhân khiến khách hàng phân vân không mua hàng

Trong quá trình bán hàng trực tiếp, bạn có thể phát hiện ra sự do dự của khách hàng thông qua cử chỉ, biểu cảm hay qua các câu hỏi và dễ dàng giải quyết đúng các mối quan tâm của khách hàng.

Tuy nhiên, bán hàng online thì khó khăn hơn vì các yếu tố để xác định khá mơ hồ. Vì thế, bạn cần có những giải pháp cụ thể và ngay lập tức:

Bước 1: Tạo danh sách tất cả những lý do khiến khách hàng chần chừ.

Bước 2: Thêm thông tin về những lý do vào bài viết bán hàng (ở mục hỏi đáp về sản phẩm dịch vụ) để loại bỏ hoặc giảm bớt những lo ngại. Danh sách các câu hỏi gồm:

  • Sản phẩm giúp bạn giải quyết vấn đề như thế nào?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu sản phẩm không giải quyết được vấn đề của bạn?
  • Bạn thấy sản phẩm đắt hơn so với thương hiệu khác?

14. Loại bỏ các yếu tố gây phân tâm

Càng nhiều thao tác tùy chọn mà khách hàng phải giải quyết càng khiến họ phân tâm để đi đến bước chuyển đổi. Giảm các yếu tố gây phân tâm như: quá nhiều tùy chọn sản phẩm, liên kết, thông tin không có giá trị,… sẽ giúp bạn tăng Conversion rate.

Conversion la gì
Loại bỏ các yếu tố gây phân tâm

Đối với những gì không đóng góp cho việc chuyển đổi của trang và bạn hãy gỡ bỏ:

  • Hủy bỏ hoặc thu nhỏ menu
  • Lọai bỏ các sidebars và tiêu đề lớn
  • Tắt hình ảnh không liên quan
  • Cân nhắc loại bỏ điều hướng trên Landing page

15. Cung cấp nội dung thông tin xác thực 

Tất cả thông tin cung cấp trên website, hãy dẫn chứng bằng những bằng chứng cụ thể và xác thực:

  • Đánh giá của khách hàng (testimonial): Những khách hàng trước đó sẽ giúp bạn xác thực về chất lượng của sản phẩm. Càng nhiều người feedback tích cực về những giá trị mà họ nhận được, thì sản phẩm của bạn càng đáng tin.
  • Case study: Những case study thực tế về hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ là một thông tin hiệu quả giúp bạn gia tăng đáng kể Conversion rate.
  • Kết quả của các cuộc kiểm tra lâm sàng hay giám định khoa học: Các kết quả phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm từ viện nghiên cứu hay phòng thí nghiệm của trường đại học nổi tiếng sẽ giúp nâng cao tính chính xác của thông tin trên website. Loại thông tin thích hợp với sản phẩm mới ra mắt trên thị trường. Ví dụ như: đồ dùng công nghệ, thực phẩm bổ sung, thuốc,…
  • Đánh giá của bên thứ ba: Có một bài đánh giá sản phẩm của bạn từ một tạp chí thương mại, bài báo. Bạn hãy trình bày và gắn link đến bài đánh giá ngay.
  • Xác thực trên mạng xã hội: Nếu bạn có hàng ngàn khách hàng, hãy làm xây dựng mạng xã hội trở nên nổi tiếng. Không ai muốn trở thành con chuột bạch sử dụng dịch vụ mà bạn cung cấp đâu.
  • Hãy cho khách hàng thấy sản phẩm của bạn: Sử dụng video giới thiệu sản phẩm là một ý tưởng tuyệt vời. Không có gì tốt hơn một bản demo show cho khách hàng thấy những gì sản phẩm bạn có thể làm.

16. Tạo các ưu đãi hấp dẫn hơn

Trung bình 96% người truy cập một website sẽ rời đi mà không bao giờ chuyển đổi thành khách hàng.

Nếu bạn đang không biết khách hàng muốn những ưu đãi gì hãy tạo một cuộc khảo sát trên Landing pages. Việc khảo sát để hỏi mọi người rằng họ muốn bạn giúp gì để đáp ứng các ưu đãi một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo lợi ích cho hai bên.

8 bước tối ưu Conversion rate

Tham khảo 8 bước cơ bản tối ưu tỷ lệ chuyển đổi:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu của bạn
  • Bước 2: Thu thập dữ liệu
  • Bước 3: Phân tích dữ liệu
  • Bước 4: Phát triển giả thuyết (Hypothesis)
  • Bước 5: Thiết kế các biến thể (Design Variants)
  • Bước 6: Triển khai thử nghiệm Công nghệ
  • Bước 7: Chạy thử nghiệm của bạn
  • Bước 8: Phân tích kết quả(Analyze results)

Bạn có thể tham khảo thêm 20 mẹo tối ưu tốc độ website để tạo ấn tượng cho khách hàng ngay đây

Hiểu rõ Conversion rate là gì, công thức tính của cũng như 16 cách tối ưu Conversion rate sẽ giúp bạn nhanh chóng đo lường được hiệu quả các chiến dịch Marketing. Từ đó, bạn có thể đưa ra các chiến lược hiệu quả để tìm kiếm lượng khách hàng tiềm năng thực thụ. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới để Miko Tech cùng mọi người giải đáp nhé.

Post Views: 245