Di sản văn hóa vật thể ở hải phòng năm 2024

Tối 5/5/2024, tại Quảng trường Nhà hát Thành phố Hải Phòng đã diễn ra Chương trình Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Hải Phòng được UNESCO ghi danh góp phần giáo dục, nâng cao trách nhiệm bảo tồn, lan tỏa giá trị di sản cho các thế hệ về lòng yêu nước, tự hào với truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc của dân tộc nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng. Đây cũng là dịp biểu dương và ghi nhận sự đóng góp của các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân, ca nương trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị di sản văn hóa phi vật thể; qua đó nêu cao ý thức trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ, và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống cộng đồng.

(PLVN) - Tư tưởng nhân văn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, trước hết, thể hiện ở tư tưởng về con người, về con đường và mục tiêu giải phóng con người.

Theo bà Đỗ Thị Khánh Hương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa thành phố Hải Phòng, thành phố cùng một số địa phương khác có Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận là Ca trù và Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Hiện ở Hải Phòng, nghệ thuật Ca trù được hồi sinh mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, đặc biệt là giới trẻ với số lượng hội viên tham gia Câu lạc bộ Ca trù ngày một nhiều hơn.

Cùng với Ca trù, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt cũng có những dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hóa tinh thần của người Hải Phòng. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự tổng hòa giữa tôn giáo bản địa của người Việt. Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao…, thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam. Đây là một loại hình nghệ thuật truyền thống, được kết hợp từ nhiều yếu tố, như âm nhạc, cách trình diễn, lời ca và trang phục. Những màn trình diễn tái hiện lại hình tượng của các vị thánh hạ trần và gần gũi cuộc sống của con người. Qua tài năng của các nghệ nhân, loại hình nghệ thuật cổ truyền này được thổi vào một sức sống mới, phản ánh hơi thở của cuộc sống hiện đại.

Theo bà Đỗ Thị Khánh Hương, chương trình Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Hải Phòng được UNESCO ghi danh góp phần giáo dục, nâng cao trách nhiệm bảo tồn, lan tỏa giá trị di sản cho các thế hệ về lòng yêu nước, tự hào với truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc của dân tộc nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng. Đây cũng là dịp biểu dương và ghi nhận sự đóng góp của các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân, ca nương trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị di sản văn hóa phi vật thể; qua đó nêu cao ý thức trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ, và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống cộng đồng, cho hôm nay và các thế hệ mai sau.

Di sản văn hóa vật thể ở hải phòng năm 2024
Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng (áo xanh) tặng hoa các nghệ nhân và ca nương.

Theo Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù Hải Phòng, đây là năm thứ hai thành phố tổ chức trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể của thành phố được UNESCO ghi danh. Chương trình là dịp để các nghệ nhân kết nối gần hơn với công chúng và quảng bá, giới thiệu rộng rãi tới nhân dân, du khách những giá trị văn hóa đã trường tồn cùng dân tộc, thành phố.

Chị Hà Minh Thư, du khách đến từ Hà Nội cho biết rất ấn tượng với chương trình trình diễn Ca trù và Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Các nội dung trong chương trình đều mang hơi thở của cuộc sống hiện đại do đó rất cuốn hút, nhất là các tiết mục trong phần Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Nhiều người Việt Nam quen với âm nhạc, hình thái biểu diễn của tín ngưỡng này trong dịp đầu xuân, tuy nhiên, rất ít người biết về nguồn gốc và giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian này.

(PLO)- Đại diện UNESCO đã trao bằng công nhận Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) - Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên thế giới liên tỉnh - thành phố đầu tiên ở Việt Nam tại Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Tối 11-5, tại Quảng trường Trung tâm Chính trị Hành chính, Khu đô thị Bắc sông Cấm, Hải Phòng tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' và trao bằng công nhận Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên thế giới.

Di sản văn hóa vật thể ở hải phòng năm 2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương cùng tham dự Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương cùng tham dự.

Phát biểu khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho rằng đây là một Lễ hội có dấu ấn đặc biệt.

"Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2024 có dấu ấn đặc biệt, bởi thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh cùng nhau đón nhận Quyết định của UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, là di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam. Hải Phòng cùng với Quảng Ninh sẽ xây dựng Chương trình hành động, nhằm bảo tồn, phát huy tối đa giá trị đối với di sản Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà"- Chủ tịch UBND TP Hải Phòng khẳng định.

Di sản văn hóa vật thể ở hải phòng năm 2024
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng phát biểu khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024

Theo ông Nguyễn Văn Tùng, nhân dân Hải Phòng rất chú trọng xây dựng các công trình văn hóa, các cơ sở tâm linh, tín ngưỡng có giá trị văn hóa cho muôn đời sau. Chính vì vậy, hiện nay, Hải Phòng đã có 132 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt; có 21 bảo vật quốc gia được công nhận, được xếp trong tốp đầu của cả nước.

"Với truyền thống lịch sử - văn hóa - con người Hải Phòng, cùng với những di sản văn hóa đã được vinh danh sẽ là tiền đề là động lực quan trọng để thành phố phấn đấu Hải Phòng đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thực sự trở thành động lực phát triển của cả nước"- Chủ tịch UBND TP Hải Phòng khẳng định.

Di sản văn hóa vật thể ở hải phòng năm 2024
Ông Jonathan Wallace Baker, trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại chương trình

Tại chương trình, đại diện UNESCO đã trao bằng công nhận Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - Quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên thế giới liên tỉnh - thành phố đầu tiên ở Việt Nam.

Ông Jonathan Wallace Baker, trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng, vinh dự này là cơ hội thiết lập một thương hiệu du lịch quốc tế, cũng đặt ra trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân trong bảo tồn, phát huy tốt giá trị Di sản thiên nhiên thế giới.

Di sản văn hóa vật thể ở hải phòng năm 2024
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cùng lãnh đạo 2 tỉnh, thành phố Hải Phòng - Quảng Ninh cùng đón nhận bằng công nhận Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - Quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên thế giới
Di sản văn hóa vật thể ở hải phòng năm 2024
Ông Nguyễn Văn Tùng (bên phải), Chủ tịch UBND TP Hải Phòng và ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đón nhận bằng công nhận Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - Quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên thế giới
Di sản văn hóa vật thể ở hải phòng năm 2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tặng hoa chúc mừng lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Hải Phòng, Quảng Ninh và đại diện UNESCO tại Việt Nam

"Danh hiệu Di sản Thế giới góp phần nâng cao hơn về danh tiếng cũng như mang lại nhiều cơ hội lớn dành cho Hải Phòng, bởi sự quan tâm đặc biệt của công chúng, của đối tác, của các nhà đầu tư và du khách.

Chúng ta càng hiểu hơn rằng hợp tác chính là yếu tố then chốt để khu vực di sản này tỏa sáng. Các định hướng phát triển cũng như tăng trưởng du lịch đi đôi với kế hoạch quản lý chặt chẽ, phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan để đảm bảo sự phân bổ nguồn lực thỏa đáng và tăng cường nghiên cứu sẽ góp phần đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển khu di sản"- Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nói.

Sau phần trao danh hiệu UNESCO là Chương trình nghệ thuật ‘Hải Phòng bừng sáng miền di sản’, với 3 chương: Chương 1 - “Khúc nguyệt cầm của biển”, “Hải Phòng - Rạng rỡ tháng Năm” và “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”.

Di sản văn hóa vật thể ở hải phòng năm 2024
Tiết mục văn nghệ tại Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024
Di sản văn hóa vật thể ở hải phòng năm 2024
Sân khấu của Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 là sân khấu lớn nhất Hải Phòng từng thực hiện với cảm hứng hình tượng bông hoa phượng bừng nở

Chương trình được dàn dựng công phu, hoành tráng với sân khấu nổi bật, ấn tượng, tổng thể sân khấu lấy cảm hứng từ hình tượng bông hoa phượng bừng nở, tạo cảm quan thưởng ngoạn ở nhiều góc độ khác nhau về thành phố Hải Phòng vươn lên mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, nêu bật dấu ấn trọng đại, thành tựu quan trọng trong hành trình xây dựng, phát triển thành phố.

Di sản văn hóa vật thể ở hải phòng năm 2024
Màn pháo hoa tầm cao rực rỡ khép lại chương trình Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024

Kết thúc chương trình là màn bắn pháo hoa tầm cao, khép lại một đêm hội được người Hải Phòng coi là ‘đêm giao thừa thứ 2’ trong năm.

Hải Phòng có những di sản văn hóa gì?

Hải Phòng là vùng đất có hệ thống hàng trăm di tích dày đặc, trong đó nổi bật có 2 di tích quốc gia đặc biệt là Danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà và Di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.nullHai di tích quốc gia đặc biệt của Hải Phòng - Báo Xây dựngbaoxaydung.com.vn › hai-di-tich-quoc-gia-dac-biet-cua-hai-phong-344786null

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận?

Di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam Di sản văn hóa vật thể có thể kể đến chính là những công trình kiến trúc, cảnh quan, tác phẩm nghệ thuật, hoặc những hiện vật có giá trị cho đến ngày nay. Nói về di sản văn hóa vật thể, tại Việt Nam có 5 di sản văn hóa UNESCO công nhận cho đến hiện tại.nullTổng hợp các di sản văn hóa được UNESCO công nhận tại Việt Namheritagevietnamairlines.com › di-san-van-hoa-duoc-unesco-cong-nhannull

Các di sản văn hóa là gì?

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm, tổ chức hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.nullDi sản văn hóa – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Di_sản_văn_hóanull

Hải Phòng có những ai nổi tiếng?

Hải Phòng có rất nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng, điển hình như trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh....

Đặng Văn Minh(1910 - 2000) ... .

Trần Quang Diệu (1902 - 1930) ... .

Trần Đình Quý (1906 -1945) ... .

Trần Công Thái (? - 1933) ... .

Thi Sơn (Lý Đình Trác) (1878 - 1958) ... .

Phạm Văn Phóng. ... .

Phạm Văn Ngọ (? - 1933).