Cước dịch vụ viễn thông hạch toán như thế nào

Cước dịch vụ viễn thông hạch toán như thế nào

Hạch toán dịch vụ cước viễn thông

  • Thread starter mit
  • Ngày gửi 19/11/10

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly. You should upgrade or use an alternative browser.

  • 1

Dear all, Hiện tại em đang có một vướng mắc về hạch toán và kê khai thuế GTGT của dịch vụ viễn thông và rất muốn các cả nhà tư vấn: - NH A và Công ty B (công ty về viễn thông) liên kết với nhau để tạo ra một sản phẩm đồng thương hiệu, trong đó KH có tài khoản tại NHA có thể thanh toán cước viễn thông cho Công ty B. Tuy nhiên, công ty B yêu cầu NHA có trách nhiệm xuất hóa đơn GTGT cho KH thanh toán cước. Công ty B sẽ trả cho NHA một khoản tiền chiết khấu được trừ trên tổng số tiền hóa đơn mà NHA phải thanh toán cho Công ty B. Mặt khác công ty B yêu cầu ngay khi thu được tiền cước viễn thông từ KH, NHA phải trả 100% số tiền cước về TK của Công ty B mở tại NHA. Cuối tháng, Công ty B sẽ xuất Hóa đơn cho NHA (bao gồm cả phần chiết khấu), đồng thời thực hiện chuyển số tiền chiết khấu cho NHA. Như vậy về bản chất, NHA chỉ làm dịch vụ thu hộ cước cho Công ty B, và hưởng phí thu hộ. Tuy nhiên, do yêu cầu của Công ty B về việc NHA phải xuất Hóa đơn cho KH, và Công ty B đã trừ số tiền chiết khấu phải trả cho NHA trên tổng số tiền mà NHA phải trả cho Công ty B. Như vậy, tại NHA, mình sẽ hạch toán và xử lý hóa đơn như thế nào: + Cách 1: Ghi nhận như hình thức mua đứt bán đoạn. Khi mua, ghi nhận vào chi phí mua hàng (trừ chiết khấu) và được khấu trừ thuế đầu vào Khi bán, ghi nhận vào doanh thu bán hàng và thực hiện kê khai thuế đầu ra Tuy nhiên, cách này làm cho Tổng thu, và tổng chi của NHA đội lên rất nhiều, nhưng thực chất NHA chỉ thu được một tỷ lệ rất nhỏ trong hoạt động này. + Cách 2: chỉ hạch toán phần chênh lệch mà NHA được hưởng, không qua chi phí, doanh thu. Mặc dù NHA vẫn kê khai thuế đầu vào và đầu ra không. Mọi người tư vấn giúp em với nhé. Em cảm ơn cả nhà

Similar threads

  • Cước dịch vụ viễn thông hạch toán như thế nào

Nếu kê theo trên hoá đơn ko đúng đc, vì số tiền phải nộp họ chỉ lấy số tổng thanh toán trừ đi tiền đc khuyến mại thôi bạn ah, với lại số tiền thuế ko nhiều nên mình không khấu trừ mà đưa thẳng vào 642 luôn cũng đc pải ko mọi người

Cước dịch vụ viễn thông hạch toán như thế nào

  • 8

Ðề: Hoá đơn GTGT cho dịch vụ viễn thông?

hoá đơn được kê khai trong vòng 3 tháng. Bạn có thể cho hết vào chi phí 6422 (theo QĐ48) không kê klhai thuế cũng được. Bạn hạch toán như trên hoá đơn thôi vì khuyến mại họ chỉ thể hiện trên bảng kê chi tiết cước thôi mà.

Theo thông tư 129/2008/TT-BTC thì thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ bỏ sót em nhé

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 181/1998/TT-BTC NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Căn cứ Luật thuế Giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997; Căn cứ Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998, Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/7/1998, Thông tư số 164/1998/TT-BTC ngày 17/12/1998 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông; Để hạch toán thuế giá trị gia tăng (GTGT) phù hợp với việc tính thuế, kê khai, nộp thuế GTGT, Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT đối với hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông như sau:

I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.

1 - Thông tư này áp dụng cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam và các công ty hạch toán độc lập không trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam có hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông (sau đây gọi tắt là các công ty hạch toán độc lập có hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông).

- Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam và các công ty hạch toán độc lập có hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông phải tổ chức kế toán thuế GTGT theo chế độ hiện hành và quy định tại Thông tư này.

2 - Kế toán doanh thu bán hàng và giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào:

- Doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông được phản ánh vào Tài khoản 511 hoặc Tài khoản 512 theo giá bán chưa có thuế GTGT.

- Giá bán tem thư (bao gồm tem in và tem giấy, thẻ điện thoại) là giá đã có thuế GTGT. Kế toán phải xác định giá bán chưa có thuế và thuế GTGT đầu ra theo quy định tại Thông tư số 164/1998/TT-BTC ngày 17/12/1998 của Bộ Tài chính để phản ánh doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra phải nộp.

- Giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông và các hoạt động kinh doanh khác được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT (trường hợp có hóa đơn thuế GTGT hoặc hóa đơn đặc thù).

Trường hợp mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ không có hóa đơn GTGT thì phản ánh theo giá thanh toán, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

3 - Kế toán chia, điều chuyển doanh thu, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT phải nộp:

- Trường hợp các đơn vị có kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông với các đơn vị khác theo hình thức chia doanh thu phải kế toán tổng doanh thu phải chia và thuế GTGT đầu ra làm căn cứ xác định thuế GTGT phải nộp ở từng đơn vị. Đơn vị được chia doanh thu phải viết hóa đơn GTGT theo chế độ quy định và gửi cho đơn vị phải chia doanh thu để có chứng từ làm cơ sở hạch toán.

- Trường hợp điều chuyển doanh thu giữa các đơn vị phụ thuộc mà việc nộp thuế thu nhập được tập trung tại trụ sở chính thì chỉ điều chuyển doanh thu không có thuế GTGT, thuế GTGT đầu ra, đầu vào phát sinh ở đơn vị nào do đơn vị đó trực tiếp kê khai nộp thuế và kế toán.

- Hàng tháng các Bưu điện tỉnh và các công ty trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông, tính xác định và lập chứng từ về việc chuyển 40% số thuế GTGT phải nộp về Văn phòng Tổng công ty để làm quỹ điều hòa cấp cho các đơn vị theo quy định làm 02 liên: 01 liên lưu tại đơn vị, 01 liên gửi cho Văn phòng Tổng công ty. Khi Tổng công ty Bưu chính viễn thông điều hòa thuế GTGT phải nộp cho các Bưu điện tỉnh và các công ty trực thuộc Tổng công ty có chênh lệch âm (-) giữa số thuế GTGT đầu ra trừ (-) số thuế GTGT đầu vào thì phải lập chứng từ điều hòa thuế GTGT phải nộp làm 02 liên: 01 liên gửi cho các đơn vị và 01 liên lưu tại Văn phòng Tổng công ty.

II - TÀI KHOẢN KẾ TOÁN.

1 - Bổ sung Tài khoản 337 - Doanh thu cước phải chia: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cước phải chia, đã chia, còn phải chia trong trường hợp các đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông theo hình thức chia doanh thu với các đơn vị khác.

Nội dung, kết cấu của Tài khoản 337:

Bên Nợ: - Doanh thu cước đã chia cho các đơn vị;

- Doanh thu cước được hưởng.

Bên Có: Doanh thu cước phải chia.

Số dư bên Có: Phản ánh doanh thu cước chưa chia.

2 - Bổ sung Tài khoản 3386 - Phải trả tiền thu cước:

- Tài khoản này dùng để phản ánh số phải trả, đã trả và còn phải trả về tiền thu cước cho đơn vị khác (bao gồm doanh thu cước và thuế GTGT đầu ra).

- Trường hợp phải trả tiền thu cước cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc được phản ánh vào Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ", không phản ánh vào Tài khoản 3386.

Nội dung, kết cấu của Tài khoản 3386

Bên Nợ: Số tiền thu cước đã trả cho các đơn vị (bao gồm doanh thu cước và thuế GTGT đầu ra).

Bên Có: Số tiền thu cước phải trả (bao gồm doanh thu cước và thuế GTGT đầu ra).

Số dư bên Có: Số tiền thu cước còn phải trả.

III - KẾ TOÁN THUẾ GTGT.

1 - Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ có hóa đơn thuế GTGT dùng vào hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được phản ánh vào Tài khoản 133, ghi:

Nợ TK 152, 153, 154, 627, 642 ... (Theo giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331... (Tổng giá thanh toán).

2 - Khi phát sinh số thu về hoạt động dịch vụ Bưu chính viễn thông, kế toán phản ánh doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131, ... (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng.

3 - Trường hợp đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông theo hình thức chia doanh thu cho đơn vị khác, tại đơn vị phải chia doanh thu, ghi:

+ Khi phát sinh doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn đặc thù xác định giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu ra, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131, ... (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 337 - Doanh thu cước phải chia.

+ Khi xác định số tiền doanh thu cước đơn vị được hưởng theo tỷ lệ quy định, kế toán phản ánh doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông, ghi:

Nợ TK 337 - Doanh thu cước phải chia

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng.

+ Xác định số tiền doanh thu cước và thuế GTGT đầu ra về dịch vụ bưu chính viễn thông phải chia cho các đơn vị, khi chia doanh thu phải chia thuế GTGT đầu ra, thì khi nhận được hóa đơn GTGT của đơn vị được chia doanh thu cước, kế toán ghi:

Nợ TK 337 - Doanh thu cước phải chia (Phần chia doanh thu)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Phần chia thuế GTGT đầu ra)

Có TK 3386 - Phải trả tiền thu cước.

+ Khi trả tiền thu cước dịch vụ bưu chính viễn thông cho các đơn vị được chia, ghi:

Nợ TK 3386 - Phải trả tiền thu cước

Có TK 111, 112, ...

4 - Đối với đơn vị được chia doanh thu và được chia thuế GTGT đầu ra của dịch vụ bưu chính viễn thông, kế toán căn cứ tỷ lệ được chia đã quy định, tính xác định doanh thu cước được chia, thuế GTGT đầu ra để viết hóa đơn GTGT (01 bản lưu và 01 bản gửi cho đơn vị phải chia). Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán phản ánh doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT và thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 111, 112, ... (Tổng giá thanh toán- tổng tiền thu cước được chia)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Doanh thu cước được chia, giá chưa có thuế GTGT).

5 - Trường hợp điều chuyển doanh thu giữa các đơn vị phụ thuộc mà việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tập trung tại trụ sở chính thì chỉ điều chuyển doanh thu không có thuế GTGT:

+ Tại đơn vị phải điều chuyển căn cứ vào chứng từ, hóa đơn phản ánh số doanh thu cước dịch vụ bưu chính viễn thông phải điều chuyển cho các đơn vị phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng

Có TK 336 - Phải trả nội bộ.

+ Tại đơn vị nội bộ được điều chuyển doanh thu không có thuế GTGT của dịch vụ bưu chính viễn thông, kế toán căn cứ vào chứng từ, hóa đơn phản ánh doanh thu cước dịch vụ bưu chính viễn thông được điều chuyển, ghi:

Nợ TK 136, 111, 112,...

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng.

6 - Trường hợp bưu điện tỉnh, thành phố có số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào trong kỳ, thì theo chế độ thuế GTGT chỉ nộp 60% số thuế phải nộp tại cơ quan thuế tỉnh, thành phố, 40% số thuế phải nộp chuyển về Tổng Công ty Bưu chính viễn thông để làm quỹ điều hòa cấp cho các bưu điện tỉnh, thành phố có số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn thuế GTGT đầu vào. 40% số thuế GTGT phải nộp chuyển về Tổng Công ty để làm quỹ điều hòa, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 336 - Phải trả nội bộ (Chi tiết thuế GTGT phải nộp chuyển về Tổng Công ty).

Tại Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, kế toán phản ánh 40% số thuế GTGT phải thu ở các các bưu điện tỉnh, thành phố để làm quỹ điều hòa, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

7 - Trường hợp bưu điện tỉnh, thành phố có số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào thì được Tổng Công ty Bưu chính viễn thông cấp tiền từ quỹ điều hòa. Số tiền được Tổng công ty cấp từ quỹ điều hòa, kế toán bưu điện tỉnh, thành phố, ghi:

Nợ TK 136, 111, 112, ...

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

Số tiền Tổng Công ty Bưu chính viễn thông phải cấp từ quỹ điều hòa cho các bưu điện tỉnh, thành phố, kế toán Tổng Công ty ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 336, 111, 112.

IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1 - Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty thực hiện hạch toán kế toán thuế GTGT theo quy định tại Thông tư này.

2 - Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Các vấn đề khác về kế toán thuế GTGT không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.