Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

* Khái niệm

– Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

– Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiêu phẩm…

– Báo chí tồn tại ở hai dạng:

+ Dạng viết [báo viết]

+ Dạng nói [đọc, thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh và truyền hình]

+ Ngoài ra còn các loại báo hình, kèm theo lời dẫn giải, thuyết minh.

2.1 Các phương tiện diễn đạt

– Về từ vựng: Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú,  và có thể nói, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng.

– Về ngữ pháp: Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác.

– Về các biện pháp tu từ: Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp. Trong báo nói, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, khúc chiết; ở báo viết chú ý đến khổ chữ, kiểu phối hợp màu sắc,…

2.2 Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

– Tính thông tin thời sự: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Ngôn ngữ phải chính xác.

– Tính ngắn gọn: Văn báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu cho sự ngắn gọn là bản tin, đặc biệt là loại tin vắn, tin nhanh, quảng cáo,…

– Tính sinh động, hấp dẫn: Muốn thu hút sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc.

– Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết [ ở báo nào? ngày nào?]

– Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong văn bản có tính thời sự.

a] Bản tin: gồm thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp thông tin cho người đọc. Bản tin thường theo một khuôn mẫu là: nguồn tin – thời gia – địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả.

b] Phóng sự: cung cấp tin tức hưng mở rộng phần tường thuật chi tiết, mô phỏng bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, hấp dẫn sinh động hơn.

c] Tiểu phẩm: giọng văn thân mật, dân dã, mỉa mai nhưng hàm chứa những kiến thức, những quan điểm, chính kiến về cuộc sống.

Ngoài những thể loại báo chí ta tìm hiểu ở trên phần một, còn nhiều thể loại báo chí khác như: phỏng vấn, thời sự, bình luận, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc, hòm thư góp ý,…

* Phân loại

– Nếu phân loại báo chí theo phương tiện: báo nói, báo viết, báo điện tử,..

– Nếu phân loại báo chí theo định kỳ xuất bản: báo hàng ngày [nhật báo], báo hằng tuần [tuần báo], báo hàng tháng [nguyệt san].

– Nếu phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội: báo Lao động, báo kinh tế, báo an ninh, báo đời sống và pháp luật, báo văn hóa, báo văn nghệ, ..

– Nếu phân loại theo đối tượng độc giả: báo Nhi đồng, báo Phụ nữ, báo thanh niên, báo thiếu niên tiền phong, …

Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về việc sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ ngôn ngữ bản tin, ngôn ngữ phóng sự, ngôn ngữ tiểu phẩm,… và mỗi thể loại báo chí đều có những quy ước khác nhau.

* Chức năng của ngôn ngữ báo chí:

– Cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng.

– Đồng thời, nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

* Phạm vi của ngôn ngữ báo chí: Do phạm vi thông tin rộng rãi trên nhiều mặt của hoạt động xã hội. Ngôn ngữ báo chí vì thế không bị giới hạn ở một lĩnh vực nào cả. Có thể nói, nó bao gồm hầu hết các phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội.

* Cách sử dụng ngôn ngữ báo chí:

– Ngữ âm – chữ viết: người nói phải phát âm rõ ràng, nói chuẩn, tôn trọng người nghe, người viết phải viết đúng quy cách

– Ngữ pháp: câu văn rõ ràng, chính xác, thường dùng một số khuôn mẫu ngữ pháp nhất định.

– Từ ngữ: dùng vốn từ toàn dân, ngôn ngữ đa dạng phù hợp với thể loại bài viết, có thể dùng ngôn ngữ chuyên ngành.

– Biện pháp tu từ: sử dụng phù hợp với từng thể loại

– Bố cục: trình bày rõ ràng, dễ tiếp thu.

– Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và của dư luận

– Quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,…

Các phương tiện diễn đạt

a] Về từ vựng

– Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng.

b] Về ngữ pháp

– Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác.

– VD: Câu ngắn trong tin vắn, câu dài với những kết cấu phức hợp như trong phóng sự, hay câu gần gũi với lời nói hằng ngày như trong tiểu phẩm.

c] Về các biện pháp tu từ

– Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.

– Biện pháp tu từ giúp việc diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại.

– Ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, khúc chiết; chú ý đến khổ chữ, kiểu chữ phối hợp với màu sắc, hình ảnh… để tạo điểm nhấn trong thông tin.

Ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:

a] Tính thông tin thời sự:

– Là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực xã hội.

– Để đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ báo chí phải chính xác, nhất là những thông tin về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện…

b] Tính ngắn gọn

– Tiêu biểu cho ngắn gọn là bản tin, tin vắn, tin nhanh, quảng cáo…

– Giúp người đọc nắm bắt được nhanh thông tin cần thiết.

c] Tính sinh động hấp dẫn

– Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc.

– Thể hiện ở cách dùng từ và đặt câu, và trước hết là ở tiêu đề.

Trang chủ » Lớp 11 » Soạn văn 11 tập 1

Câu 1: Trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1

Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí [tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn] thể hiện trong bản tin sau:

Ngày 3 -2, tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ đón nhận quyết định của Bộ văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi, huyệ Tri Tôn. Đây là di tích cấp quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Ô Tà Sóc là vùng sơn lâm rộng khoảng 5km2 thuộc núi Giài. Với hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở, từ năm 1962 đến 1967, nơi đây là căn cứ của Tỉnh ủy An Giang, sau đó là căn cứ dự phòng của tỉnh...

  [Theo báo Lao động, số 35/2004]

Bài làm:

   Bản tin An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cách mạng quốc gia Ô Tà Sóc thể hiện phong cách ngôn ngữ báo chí:

- Tính thông tin thời sự:  cập nhật chính xác rõ ràng

   + Thời gian: ngày 3/2.

   + Địa điểm: xã Lương Phi, huyện Tri Ôn, tỉnh An Giang.

   + Sự kiện: công nhận di tích lịch sử.cấp quốc gia

   + Cơ quan cấp, nơi được nhận.

- Tính ngắn gọn, giàu thông tin: chỉ gồm có hai câu nhưng chứa đựng đủ thông tin để người đọc hiểu.

 - Tính hấp dẫn: giới thiệu về danh sách danh lam thắng cảnh, các hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở,… thu hút sự chú ý của những người đã từng đến đây. Đồng thời kích thích sự tò mò khám phá của những người chưa từng đến nơi đây.

=> Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí [tiếp theo]

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 1 trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1, soạn câu 1 trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1, trả lời câu 1 trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1, phong cách ngôn ngữ báo chí

Lời giải các câu khác trong bài

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

I. KHÁI QUÁT
1. Khái niệm: 
Phong cách ngôn ngữ báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Đó là vai của những nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo.
2.Phân loại phong cách ngôn ngữ báo chí 
– Dạng viết: bài báo, mẩu tin, mẩu quảng cáo…
– Dạng nói: bản tin hàng ngày, quảng cáo, thông tin…
II. CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH BÁO CHÍ:
1. Chức năng ngôn ngữ
Ngôn ngữ văn bản báo có hai chức năng:
– Chức năng giao tiếp lí trí: Giao tiếp lí trí được thực hiện thông qua tính thông báo và phản ánh sự việc, sự kiện mang tính thời sự xảy ra trong đời sống.
– Chức năng phát động: Ngoài chức năng giao tiếp lí trí, một chức năng mang tính đặc thù của ngôn ngữ báo đó là động viên, khích lệ người đọc, người nghe thực hiện một nhiệm vụ nào đấy.
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo
– Tính chiến đấu, thuyết phục, giáo dục: Báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Nó là diễn đàn của quần chúng lao động đấu tranh chống lại những gì phi đạo đức, trái pháp luật, bảo vệ công lí… nhằm làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chính vì vậy báo chí là diễn đàn công khai của toàn thể nhân dân đấu tranh cho một mục đích cao cả và tốt đẹp đó là xây dựng một xã hội công bằng và văn minh.
– Tính thời sự cập nhật: Báo chí luôn luôn phản ánh những vấn đề hiện tại mang tính bức thiết nhất. Nếu đề cập những vấn đề của quá khứ hay tương lai thì bài báo đó cũng muốn hướng người đọc đi vào giải quyết những vấn đề hiện tại đang được đặt ra một cách khách quan. Ví dụ: 
– Tính kích thích hấp dẫn: Phong cách báo đặc biệt chú trọng vào vấn đề lôi cuốn độc giả quan tâm tìm hiểu sự việc. Do vậy từ đầu đề đến cách kết cấu và cách dùng từ ngữ đều mang tính hấp dẫn, gợi trí tò mò và ý muốn tìm hiểu của người nghe, người đọc. Tính kích thích hấp dẫn thể hiện ngay trong cách đặt tên đầu đề các bài báo. Ví dụ: ca dao… cạo, Công ti trách nhiệm… vô hạn!…
– Tính ngắn gọn: do dung lượng tờ báo có giới hạn và do tính chất tức thời, nhanh chóng của người đọc nên bài báo phải đo đếm từng chữ. Những chữ còn bỏ được sẽ không được phép xuất hiện. Trường hợp bài dài phải đăng liên tiếp trong nhiều kì để đảm bảo cho tính phong phú của thông tin trong một tờ báo.
III. ĐẶC ĐIỂM:
1.Về từ ngữ
Từ ngữ trong ngôn ngữ báo mang các đặc điểm sau đây:
– Phong cách ngôn ngữ báo sử dụng lớp từ ngữ mang đậm màu sắc biểu cảm, gợi hình, gợi cảm, giàu hình ảnh và mang đậm màu sắc tu từ. Ví dụ: Hội chứng Việt Nam, leo thang chiến tranh, chảy máu chất xám v.v.
– Phong cách báo luôn có xu hướng đi tìm cái mới trong cách dùng từ: người viết báo thường dựa vào các từ ngữ, các quán ngữ có sẵn để tạo nên các đơn vị, cách thức diễn đạt mới giàu tính hình ảnh và tính biểu cảm. Ví dụ: kiện tướng à kiện tướng đào đất, kiện tướng bơi lội…ổ gà à ổ voi, đường đủ mọi loại ổ v.v.
– Phong cách báo dùng nhiều từ viết tắt để đảm bảo tính thông tin cao trong một khuôn khổ không gian trình bày nhất định và giúp cho việc tiếp thu được thuận lợi. Ví dụ: ĐCS, CBCNV v.v.
2. Về cú pháp
Trong phong cách ngôn ngữ báo mặt cú pháp của nó có những đặc điểm sau đây:
Sử dụng nhiều câu khuyết chủ ngữ nhằm làm cho nội dung thể hiện được ngắn gọn, cô đúc và tăng cường sức thuyết phục qua tính khách quan và tính mệnh lệnh của nó.
Ví dụ: Cần phải xem lại tình trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay,....

Sử dụng câu có thành phần khởi ngữ để nêu bật thông tin. Loại câu này xuất hiện nhiều nhất là ở các đầu đề văn bản.
Ví dụ: Tùng Sơn -Hiện tượng dễ dãi của xã hội,...

Sử dụng những câu đơn kèm theo lời trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ: Dưới đầu đề Việt Nam: Một con hổ nhỏ mới? Báo Béclin ra ngày 31/12/91 nhận xét rằng…
Đặc điểm nổi bật của cú pháp phong cách ngôn ngữ báo là việc kết hợp chặt chẽ các hình thức cú pháp mang tính khuôn mẫu với yếu tố diễn cảm được thể hiện dưới những kiểu cú pháp hết sức phong phú và đa dạng.
– Phong cách ngôn ngữ báo sử dụng nhiều phương tiện và biện pháp tu từ nhằm đem lại cho văn bản tính cụ thể, tính gợi cảm và tính hấp dẫn cao.
Cần đặc biệt lưu ý rằng một số truyện ngắn, thơ đăng trên báo nhưng không thuộc phong cách ngôn ngữ báo mặc dù nó nằm trong hệ thống tài liệu đọc nhanh và mang tính thời sự sâu sắc.
Học xong bài "Phong cách ngôn ngữ báo chí" trên lớp, các em hãy nhớ đến từng đặc điểm nổi bật của phong cách này để có thể trả lời được thành thạo câu hỏi: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gì ? 

 

Tìm đọc thêm:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Truyền kì mạn lục 
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

 

Video liên quan

Chủ Đề