Đại học Quốc gia Hoa Lạc rộng bao nhiêu?

Nếu như một lần ghé thăm diễn đàn Đại học quốc gia Hà Nội trên mạng bạn nhận ra ngay topic nào được nhiều bạn SV quan tâm nhất. Đó chính là chủ đề “Bao giờ chúng ta được lên Hòa Lạc học”. Với những lời phỏng đoán về quy mô cũng như điều kiện học tập, có gì khác so với môi trường hiện tại? Trường nào sẽ xuất quân về khu mới đầu tiên.?

Với diện tích khoảng 1.000 ha, dự án gồm 13 dự án thành phần. Theo dự tính ban đầu, dự án sẽ kéo dài trong vòng 13 năm (2003-2015), tổng nhu cầu vốn đầu tư ước tính khoảng 7.230,8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách do nhà nước cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác.

 

Đại học Quốc gia Hoa Lạc rộng bao nhiêu?

Khi ĐH Quốc gia HN tại Hòa Lạc hoàn thành, mọi việc sẽ hoàn toàn khác. SV sẽ không còn phải lo kiếm tìm nhà trọ mỗi khi mùa nhập học. Mỗi buổi sáng đi học, hay vào giờ tan tầm, SV không phải chịu cảnh chen chúc trên xe bus, đi xe máy không nhanh bằng…đi bộ mỗi khi giao thông ùn tắc trong nội thành. Theo như dự án QG-HN 05 do Trung tâm Nội trú Sinh viên – ĐHQGHN làm chủ đầu tư sẽ có 5 khu “khách sạn” KTX để đáp ứng tới 41.000 chỗ ở cho SV học tập. Theo quy hoạch chi tiết khi khu KTX hoàn thành sẽ có khoảng 80% tổng số sinh viên được ở trong các phòng tiêu chuẩn cao khép kín từ 4 đến 6 sinh viên/phòng. Mỗi sinh viên được sử dụng riêng biệt một giường ngủ độc lập với tầng trên để ngủ. Phần dưới bố trí tủ, bàn ghế học tập cho chính sinh viên đó. Sinh viên sẽ không phải ngồi học trên giường mà có bàn ghế học tập riêng và có thể sử dụng các trang thiết bị học tập hiện đại… Như vậy, tuy ở chung phòng nhưng mỗi sinh viên sẽ có những khoảng không gian riêng để học tập và sinh hoạt mà không lo ảnh hưởng tới bạn cùng phòng.Theo đúng như tiến độ công trình, đến đầu năm 2010, sẽ có 3 trường tiến quân lên đó đầu tiên: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Khoa sư phạm (tiền thân của Trường Đại học Giáo dục trong tương lai) và Trường ĐH Công nghệ. Và dự tính đến năm 2015, toàn bộ ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ chuyển lên khu mới.

Đại học Quốc gia Hoa Lạc rộng bao nhiêu?

Thiết kế của ĐH Quốc gia HN sẽ lấy hồ nước và khu hiệu bộ làm tâm, các trường thành viên sẽ bao xung quanh. Các khu KTX cũng được phân tán sao cho việc đi lại của SV đến giảng đường, đến các khu thực hành và vui chơi thuận lợi nhất” – Thầy Phạm Quang Hưng – PGĐ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết.“Từ trung tâm của ĐH Quốc gia HN bây giờ đi lên khu mới chưa đến 30km (mất khoảng 25 phút đi xe bus). Khi đường Láng – Hòa Lạc được mở rộng sẽ có một hệ thống tàu điện hiện đại thì mất khoảng 20 phút từ Cầu Giấy để lên khu Hòa Lạc. Với diện tích 1000ha xấp xỉ bằng quận Cầu Giấy, toàn khu ĐH Quốc gia HN sẽ có một hệ thống giao thông riêng. SV có thể sử dụng các phương tiện cá nhân như xe đạp, xe máy, hoặc sẽ có các tuyến xe bus riêng trong trường để đi chuyển giữa các giảng đường.

Đại học Quốc gia Hoa Lạc rộng bao nhiêu?

Các khu giảng đường sẽ được thiết kế rất linh hoạt. Có những khu giảng đường lớn để SV có thể học những môn chung. Sẽ không còn tồn tại những bộ bàn ghế “bất động”, cồng kềnh như hiện nay. Các bộ bàn ghế được làm theo kiểu “khắc nhập” vừa có thể học cả lớp, vừa có thể học nhóm nhỏ. Sẽ không cảnh “chạy thể dục ngoài đường”, không phải đi học nhờ sân như một số trường thành viên của ĐH Quốc gia đang làm. Khu thể dục thể thao mới không những sẽ đáp ứng việc rèn luyện sức khỏe của SV mà còn là những sân thi đấu quốc tế sẵn sàng phục vụ những sự kiện thể thao lớn trong khu vực và thế giới. Hơn thế, một khu trung tâm GD Quốc phòng cũng đã được triển khai. SV sẽ không còn phải lên các trường trường quân sự để học, không phải ngồi tập “bắn súng” trên mô hình. Sẽ có một khu thao trường riêng để cho SV có thể tập bắn súng thật, rèn luyện các nội dung của bộ mon GDQP một cách tốt nhất.

Đại học Quốc gia Hoa Lạc rộng bao nhiêu?

DCIM104MEDIADJI_0047.JPG

Tham gia quy hoạch và thiết kế ĐHQGHN tại Hòa Lạc gồm các công ty của Pháp, Úc và Mỹ. Khu ĐHQGHN tại Hòa Lạc có những nét rất riêng biệt, vừa hiện đại, cừa mang những nét truyền thống của Việt Nam. Tuy rộng cả nghìn ha, nhưng toàn bộ ĐH là một Thành phố “mở” hoàn toàn, không có tường rào bao quanh, hệ thống đường thông suốt toàn bộ “Thành phố đại học”. Tuy vậy những vẫn đề an ninh sẽ được đảm bảo một cách tốt nhất.Còn về chất lượng đào tạo? Theo như PGĐ ĐH Quốc gia HN Phạm Quang Hưng thì: “Chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu của ĐH Quốc gia HN khi chuyển lên khu mới tại Hòa Lạc. Tại đây, với các trang thiết bị hiện đại, các viện nghiên cứu, khu thực hành, thực nghiệm liên thông sẽ đáp ứng đủ nhu cầu học đi đôi với thực hành của SV. Hơn thế, cùng với khu Công nghệ cao Hòa Lạc nằm ngay bên cạnh trường, tương lai của những SV tốt nghiệp sẽ rộng mở”.


PGĐ ĐHQGHN Phạm Quang Hưng – phụ trách công tác xây dựng tại Hòa Lạc khẳng định: “Tất cả chúng tôi đang nỗ lực không mệt mỏi để đẩy nhanh tiến độ thi công của dự án đồ sộ này. Trong đó không chỉ có trách nhiệm, mà là cả tâm huyết của rất nhiều người, đặc biệt là những người “trồng người” như chúng tôi dành cho một thế hệ sinh viên mới trong tương lai. Chúng tôi tin rằng khu ĐH Quốc gia Hà Nội trên Hòa Lạc sẽ là một “thành phố đại học” sánh ngang với các thành phố ĐH ở Hàn Quốc hay Nhật Bản”.Xung quanh ĐHQGHN là các khu trung cư cao cấp. Đặc biệt, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cũng đang được triển khai, xây dựng bên cạnh “Thành phố đại học”. Sinh viên sẽ là trung tâm, các bạn sẽ có một môi trường học tập có giá trị tầm cỡ quốc tế.

 

 

Đại học Quốc gia Hoa Lạc rộng bao nhiêu?

 

Đại học Quốc gia Hoa Lạc rộng bao nhiêu?

 

 

Đại học Quốc gia Hoa Lạc rộng bao nhiêu?



Bước ngoặt trong xây dựng ĐHQGHN tại Hòa LạcCó thể nói, năm 2017 là một năm đặc biệt liên quan đến Hòa Lạc khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 21/12/2017 về việc chuyển giao Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc từ Bộ Xây dựng sang ĐHQGHN. Bên cạnh đó, trong năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có 3 buổi làm việc về Dự án này, trong đó hai lần làm việc trực tiếp với ĐHQGHN và một lần họp Thường trực Chính phủ đồng thời đã có kế hoạch ưu tiên bố trí vốn và tạo cho phép ĐHQGHN xây dựng cơ chế về vốn ĐTXD ĐHQGHN tại Hòa Lạc đặc thù để triển khai dự án, điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với Dự án.

Đại học Quốc gia Hoa Lạc rộng bao nhiêu?

Ngày 25/1/2018, tại Hòa lạc, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh đã đại diện cho 2 cơ quan kí kết văn bản chuyển giao Dự án Đầu tư xây dựng ĐHQGHN từ Bộ Xây dựng sang cho ĐHQGHN

Ngày 18/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1907/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hoà Lạc. Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hoà Lạc sẽ bao gồm 21 dự án thành phần với quy mô khoảng 65.000 học sinh, sinh viên; diện tích sử dụng đất 1.000 ha, khu tái định cư 114 ha; tổng mức đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng (chưa bao gồm dự phòng và lãi vay). Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tập trung chiếm 37,96%; vốn trái phiếu Chính phủ là: 14,48%; từ chuyển đổi quyền sử dụng đất nội thành là: 7,44%; vốn ODA và tín dụng ưu đãi là: 22,75%; nguồn vốn khác là: 17,37%. Thời gian thực hiện trong 13 năm từ 2013 đến 2025, được phân kỳ thành 3 giai đoạn: Giai đoạn I (2013-2016), Giai đoạn II (2017-2020), Giai đoạn III (2021-2025).

Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc được giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, với kế hoạch vốn dựa trên ngân sách nhà nước cấp trực tiếp. Sau 9 năm do Bộ Xây dựng triển khai, tính đến thời điểm hiện tại, Dự án đã phê duyệt quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết 1/2000 và đã phê duyệt 4/21 dự án thành phần; giải phóng khoảng 75% diện tích; xây dựng được 5 toà nhà và 6 tuyến đường, đang triển khai 3 tuyến đường và chuẩn bị khởi công khu Zone 4 thuộc dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên QG-HN07. Tổng số vốn đầu tư luỹ kế từ 2003 đến nay khoảng 1.900tỷ đồng (đạt 8% tổng mức đầu tư). Như vậy, so với kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1907/QĐ-TTg, dự án tiếp tục bị chậm tiến độ nghiêm trọng do không được bố trí đủ vốn để triển khai.

Đại học Quốc gia Hoa Lạc rộng bao nhiêu?
Đại học Quốc gia Hoa Lạc rộng bao nhiêu?

Với mong muốn tăng cường sự chủ động, phát huy nội lực của đơn vị, đồng thời huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với ĐHQGHN ngày 12/9/2017, ĐHQGHN đã kiến nghị Chính phủ chuyển giao thực hiện dự án từ Bộ Xây dựng về ĐHQGHN và đã được Thủ tướng chấp thuận đồng ý (Thông báo kết luận Số: 464/TB-VPCP ngày 05/10/2017 của Văn phòng Chính phủ). Việc bàn giao dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu Quý trong tháng 1 năm 2018. Đây là bước ngoặt quan trọng đối với toàn thể cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên toàn ĐHQGHN, với kỳ vọng dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dự án, đặc biệt là về nguồn vốn, ngày 16/10/2016 Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với ĐHQGHN, trong đó Thủ tướng đã kết luận đối với các nội dung liên quan đến dự án như sau:

“- Chính phủ sẽ xem xét, cân đối nguồn ngân sách để tăng cường đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Trên cơ sở quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 1907/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2013, tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc để sớm đưa vào sử dụng.

– Cho phép Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng các hạng mục khác trong Dự án từ nguồn vốn xã hội hóa, các nguồn vốn tài trợ, nguồn vốn đầu tư từ thành phố Hà Nội và nguồn vốn tự tích lũy của đơn vị” – (trích Thông báo kết luận Số: 378/TB-VPCP ngày 23/11/2017 của Văn phòng Chính phủ).

Tại cuộc họp Thường trực của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển ĐHQGHN, ĐHQGTPHCM và Đại học Đà Nẵng, Thủ tướng đã đồng ý nhiều chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển 03 đại học thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu trong nước và khu vực, trong đó, Thủ tướng đồng ý về chủ trương vay ODA khoảng 300 triệu từ tổ chức quốc tế để đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm cấp bách cho ba khu đô thị đại học. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các địa phương và các cơ quan liên quan khẩn trương xem xét lại các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và xây dựng các công trình thiết yếu để đề xuất việc sử dụng nguồn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 để hỗ trợ Dự án. (Thông báo kết luận số 542/TB -VPCP ngày 22/11/2017 của Văn phòng Chính phủ). Như vậy, ĐHQGHN là một trong những đơn vị đầu tiên được Chính phủ ưu tiên sử dụng ngân sách dự phòng và vốn vay ODA để triển khai dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc. Đây là 2 ưu tiên đặc biệt của Chính phủ cho Dự án.

Hiện nay, ĐHQGHN đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để triển khai các hoạt động trên: ĐHQGHN đã lập đề xuất Chính phủ vay vốn ODA với số tiền 150 triệu USD để đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm, cấp bách tại khu đô thị ĐHQGHN làm cơ sở kêu gọi đầu tư, phát triển đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc; xây dựng cơ chế đặc thù cho Dự án nhằm huy động các nguồn vốn bên ngoài đầu tư cho Dự án. Bên cạnh đó, ĐHQGHN cũng đã yêu cầu các đơn vị chủ động lập quy hoạch chi tiết 1/500 các dự án thành phần đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc đồng thời phối hợp cùng ĐHQGHN tìm nguồn kinh phí xây dựng các công trình của từng đơn vị.

Trong năm 2018, với vai trò là Chủ đầu tư mới cơ quan quyết định đầu tư của dự án, ĐHQGHN dự kiến sẽ tiến hành điều chỉnh lại cục bộ quy hoạch cục bộ tỉ lệ xây dựng 1/2000 của dự án, trong đó sẽ bổ sung một số đơn vị mới và điều chỉnh một số vị trí các dự án thành phần; thực hiện lập quy hoạch chi tiết 1/500 các dự án thành phần đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc; đề xuất Chính phủ chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng tái định cư và phê duyệt Đề án ”Đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm, cấp bách tại khu đô thị ĐHQGHN” sử dụng nguồn vốn ODA; thúc đẩy triển khaitrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án đầu tư xây dựng dự án Trường Đại học Việt Nhật sử dụng nguồn vốn ODA; xây dựng quy chế đặc thù xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc để tạo điều kiện huy động, kêu gọi hợp tác đầu tư từ các nguồn vốn khác ngoài vốn ngân sách nhằm thúc đẩy dự án.

Đại học quốc gia cơ sở Hòa Lạc rộng bao nhiêu?

Với diện tích hơn 1.113ha, đại học này trở thành cơ sở giáo dục rộng nhất trong số hơn 200 trường đại học công lập, tư thục tại Việt Nam hiện nay. Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) ở Hòa Lạc nằm trên đất của huyện Thạch Thất, cách trung tâm Hà Nội 30km.

Đại học Quốc gia Hòa Lạc bao nhiêu hả?

ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc có diện tích 1.000ha, bằng diện tích của cả quận Cầu Giấy. Các hạng mục công trình đang được đẩy mạnh xây dựng để thực hiện mục tiêu đưa nơi này thành đô thị đại học thuộc nhóm hàng đầu châu Á và thế giới.

Đại học Quốc gia rộng bao nhiêu?

Các công trình chung.

Khu đô thị đại học quốc gia rộng bao nhiêu?

Quy mô sử dụng đất khoảng 1.113,7 ha trong đó khu dự án Đai học quốc gia Hà Nội là 887,9 ha, các cơ sở nghiên cứu cao cấp là 112,1 ha, khu tái định cư là 113,7 ha.