Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Dự báo mới về sản lượng cà phê toàn cầu của ICO đã thấp hơn 0,1 điểm % so với dự báo trước đó. Xét theo khu vực, sản lượng của châu Phi dự kiến sẽ không thay đổi ở mức 18,68 triệu bao trong niê vụ cà phê 2020-2021. Sản lượng ở châu Á và châu Đại Dương được dự báo sẽ giảm 1,1% so với 49,45 triệu bao trong niên vụ 2019-2020, xuống còn 48,93 triệu bao trong niên vụ 2020-2021.

Sản xuất của Mexico và Trung Mỹ dự kiến giảm 2,1% ở mức 19,19 triệu bao.

Mức giảm này là do một số quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng bởi các cơn bão Eta và Iota trước đó và khu vực đang phải khắc phục những thiệt hại gây ra cho sản xuất cà phê của năm hiện tại cũng như niên vụ tới.

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Brazil

Sản lượng cà phê dự kiến tăng 2% ở khu vực Nam Mỹ lên 82,8 triệu bao, so với 81,2 triệu bao trong niên vụ 2019-2020. Tuy nhiên, sản lượng của Brazil cho niên vụ tiếp theo 2021-2022, vốn đã bắt đầu dự kiến sẽ giảm đáng kể bởi sản lượng giảm theo chu kỳ của cà phê arabica và về ảnh hưởng bởi lượng mưa dưới mức trung bình

Lượng mưa trong tháng 4 tại Brazil thấp hơn trung bình tại phần lớn các khu vực trồng cà phê. Tình hình tệ nhất diễn ra tại Guaxupé (miền nam bang Minas Gerais) và Franca (bang São Paulo), nơi lượng mưa lũy kế lần lượt thấp hơn trung bình lịch sử là 26% và 30,5%.

Ngân hàng Rabobank dự báo sản lượng cà phê Brazil đạt 56,2 triệu bao, trong đó 36 triệu bao là cà phê arabica (giảm 26,5% so với niên vụ 2020-2021). Hoạt động thu hoạch cả cà phê arabica và robusta dự kiến tăng nhanh trong tháng 5.

Indonesia

Vụ thu hoạch 2021 tại Indonesia đã bắt đầu với dự báo đạt 9,4 triệu bao robusta và 1,3 triệu bao arabica. Xuất khẩu cà phê của nước này trong năm 2021 ước đạt 7 triệu bao.

Do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê của Indonesia trong 7 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2020-2021 chỉ đạt tổng cộng 1,439 triệu bao, giảm tới 25,83% so với cùng kỳ của niên vụ cà phê trước đó. Trong quý I năm nay Indonesia đã phải nhập một lượng cà phê đáng kể từ Brazil để bổ sung cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng trong nước

Honduras

Bộ phận Nông nghiệp nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê Honduras trong niện vụ hiện tại 2020-2021 tăng 11,42% so với niên vụ trước, lên tổng cộng 6,24 triệu bao.

Tuy vậy, vẫn chưa thể sánh được những năm sản lượng đạt kỷ lục với hơn 10 triệu bao arabica, chiếm tới hơn 70% lượng tồn kho được chứng nhận của ICE-New York. Đặc biệt, hậu quả để lại vẫn còn nặng nề của hai cơn bão Eta và Iota liên tiếp hồi năm ngoái.

Và còn nhiều các quốc gia xuất khẩu, tạo nên nguồn cung cho loại mặt hàng này.

Tiêu thụ

Về tiêu thụ cà phê của niên vụ 2020-2021, ICO cho rằng sự lắng xuống của đại dịch COVID-19 làm giảm bớt những hạn chế liên quan và tăng triển vọng phục hồi kinh tế, người tiêu dùng đang lấy lại niềm tin qua đó tác động tích cực đến xu hướng tiêu dùng cà phê toàn cầu.

Tiêu thụ trong nhập khẩu các nước cũng như tiêu thụ nội địa ở các nước xuất khẩu dự kiến sẽ tăng tương ứng là 2,3% và 1,0% trong niên vụ 2020-2021.

ICO đã nâng dự báo tiêu thụ cà phê thế giới lên mức 167,58 triệu bao trong niên vụ 2020-2021, tăng 1,9% so với 164,43 triệu bao của niên vụ cà phê 2019-2020. Đồng thời dự báo này đã được nâng lên đáng kể so với ước tính 166,3 triệu tấn, tăng 1,3% được ICO đưa ra vào tháng trước.

Như vậy, thặng dư cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021 dự kiến sẽ giảm xuống còn 2,02 triệu bao so với với 4,50 triệu bao trong niên vụ trước đó.

Trong đó, tiêu thụ cà phê ở châu Phi dự kiến sẽ tăng 2,1% lên 12,27 triệu bao. Tiêu thụ tại châu Á và châu Đại Dương được dự báo sẽ tăng 1,3% lên 36,70 triệu bao. Tiêu thụ tại khu vực Mexico và Trung Mỹ dự kiến tăng 0,7% ở mức 5,36 triệu bao. Ngoài ra, tiêu thụ ở châu Âu và Bắc Mỹ sẽ tăng lần lượt 1,8% và 3,7%. Tiêu thụ của Nam Mỹ dự kiến sẽ tăng 1,2%.

Theo số liệu của ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 4/2021 đạt 11,40 triệu bao, giảm 4,5% so với tháng 3 năm 2021 nhưng tăng 1% so với tháng 4 năm 2020. Tính chung xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 7 tháng đầu niên vụ cà phê 2020-2021 (từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021) đạt 77,52 triệu bao, tăng 4,1% so với 74,49 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2019-2020.

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Sự gia tăng xuất khẩu toàn cầu từ đầu niên vụ 2020-2021 đến nay chủ yếu được thúc đẩy bởi mức giá tương đối cao và các biện pháp hạn chế di chuyển do đại dịch COVID-19 được nới lỏng.

Tuy nhiên, việc thiếu container cho các chuyến hàng vẫn là mối quan tâm lớn đối với thương mại cà phê toàn cầu.

Trong 7 tháng đầu niên vụ cà phê 2020-2021, xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu tăng 4,8% lên 70,42 triệu bao so với 67,2 triệu bao của cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cà phê rang giảm 6,3% đạt 403,767 bao, trong khi cà phê hòa tan giảm 2,4% xuống 6,68 triệu bao.

Tổng xuất khẩu cà phê arabica trong 7 tháng đầu niên vụ 2020-2021 tăng 9% so với niên vụ trước, đạt 49,88 triệu bao. Sự gia tăng này chủ yếu đến từ xuất khẩu cà phê arabica của Colombia và arabica Brazil, với mức tăng lần lượt là 8,8% và 18,3%, đạt 9,07 triệu bao và 27,68 triệu bao.

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Ngược lại, xuất khẩu các lô hàng robusta toàn cầu trong 7 tháng đầu niên vụ 2020-2021 giảm 3,8% so với cùng kỳ niên vụ 2019-2020, xuống còn 27,64 triệu bao.

Việt Nam nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới ghi nhận sự sụt giảm 14,3% trong 7 tháng đầu niên vụ 2020-2021, đạt 14,78 triệu bao. Xét theo khu vực, xuất khẩu cà phê của châu Á và châu Đại Dương giảm 6,5% xuống 22,94 triệu bao trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021.

Trong khi xuất khẩu của Việt Nam giảm như đã nói ở trên, các lô hàng của Indonesia tăng 17,1% lên 4,25 triệu bao. Xuất khẩu từ Ấn Độ nhà sản xuất lớn thứ ba của khu vực, ghi nhận mức tăng 6,43% lên 3,01 triệu bao.

Trái lại, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi trong 7 tháng đầu niên vụ 2020-2021 giảm 4,1% xuống 7,37 triệu bao, do các chuyến hàng từ Ethiopia, Côte d’Ivoire và Madagascar giảm lần lượt 25,6%, 46,3% và 55,7%. Riêng Uganda nhà xuất khẩu lớn nhất khu vực tăng 16,2% lên 3,4 triệu bao.

So với 7 tháng đầu niên vụ cà phê 2019-2020, xuất khẩu từ Mexico và khu vực Trung Mỹ cũng giảm 8,9% xuống 8,27 triệu bao, do các nước trong khu vực vẫn chưa phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề của bão Iota và Eta. Đáng chú ý, các chuyến hàng từ Honduras, nhà xuất khẩu lớn nhất của khu vực giảm 14,2% xuống 2,94 triệu bao; trong khi từ Nicaragua giảm 14,3% xuống 1,4 triệu bao. Xuất khẩu của Guatemala giảm 9,41% xuống còn 1,59 triệu bao. Tổng xuất khẩu của El Salvador và Panama cũng giảm lần lượt 18,8% và 34,4%.

Trong khi đó, xuất khẩu khu vực Nam Mỹ từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021 đã tăng khá mạnh 17,3% so với cùng kỳ niên vụ trước lên 38,93 triệu bao.

Trong giai đoạn này, xuất khẩu cà phê từ Brazil đã tăng 21,7% lên 28,72 triệu bao. Xuất khẩu từ Colombia tăng 8,6% lên 8,14 triệu bao. Peru ghi nhận xuất khẩu ổn định ở mức 1,8 triệu bao; trong khi xuất khẩu của Ecuador giảm 4,7% xuống 257.383 bao so với 270.009 bao trong 7 tháng đầu niên vụ 2020-2021.

Diển biến giá

Trong tháng 5/2021, chỉ số giá cà phê tổng hợp của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đạt trung bình 134,78 US Cent/pound, tăng 10,4% so với tháng trước và tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Qua đó đánh dấu tháng tăng giá thứ 7 liên tiếp và cũng là tháng có giá trung bình cao nhất sau mức giá 137,68 US Cent/pound ghi nhận được vào tháng 2/2017.

Xu hướng tăng vững chắc của giá cà phê qua 8 tháng đầu niên vụ 2020-2021 cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường từ mức giá thấp bắt đầu vào niên vụ cà phê 2017-2018, qua đó mang lại thu nhập cao hơn cho người trồng cà phê.

Đà tăng giá đã được thúc đẩy bởi sự sụt giảm dự kiến trong sản xuất tại các nước xuất khẩu chính như Brazil trong niên vụ 2021-2022.

Hơn nữa, triển vọng về nhu cầu cũng tươi sáng hơn khi các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 đang được dỡ bỏ tại các thị trường tiêu thụ lớn với các chương trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 đang tạo ra niềm tin lớn hơn đối với người tiêu dùng vào sự phục hồi kinh tế và nhu cầu trở về mức bình thường.

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Cuối tháng 5, giá cà phê robusta và arabica trên thế giới tăng trở lại. Các thị trường tiêu thụ cà phê lớn châu Âu và Mỹ tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội đã hỗ trợ giá tăng, trong khi lượng xuất khẩu từ hai nhà sản xuất hàng đầu thế giới Việt Nam và Brazil chậm. Brazil tập trung vào thu hoạch cà phê arabica vụ mới.

Trên sàn giao dịch London, ngày 28/5, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng tháng 7/2021, tháng 9/2021 và tháng 11/2021 cùng tăng 3,3% so với ngày 29/4, lên mức 1.517 USD/tấn, 1.538 USD/tấn và 1.555 USD/tấn.

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Trên sàn giao dịch New York, ngày 28/5 giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 7/2021 và tháng 9/2021 tăng lần lượt 7,7% và 7,9% so với ngày 29/4, lên mức 155,35 US Cent/pound và 157,3 US Cent/pound; kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 8,3% so với ngày 29/4, lên mức 160,1 US Cent/pound. Theo thống kê của trang Business Insider, đây là mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Dự báo

Với việc dư cung được giảm trong niên vụ 2020-2021 được xem là yếu tố tích cực hỗ trợ giá cà phê. Thêm vào đó, thậm chí nguồn cung niên vụ 2021-2022 được dự báo thâm hụt nguồn cung, dự báo giá cà phê tiếp tục phục hồi trong thời gian tới do nhu cầu tăng cao trong khi sản lượng giảm do chịu tác động của thời tiết cực đoan.

Bloomberg đưa tin, nguồn cung cà phê niên vụ 2021-2022 sẽ thiếu hụt khoảng 11,6 triệu bao do sản lượng của Brazil giảm. Trong đó, thế giới sẽ thiếu hụt 7,5 triệu bao cà phê arabica. Giá cà phê có thể tiếp tục nhận được hỗ trợ, kết thúc nhiều năm liên tiếp chịu áp lực dư cung

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Thị trường Việt Nam

Sản xuất

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu, hiện năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, trung bình 2,6 tấn/ha nhân đối với cà phê robusta và 1,4 tấn/ha nhân đối với cà phê arabica. Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích cà phê được chứng nhận bền vững; đứng thứ hai về xuất khẩu và chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu.

Theo ICO, Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới, ghi nhận sự sụt giảm 14,3% trong 7 tháng đầu niên vụ 2020-2021, đạt 14,78 triệu bao. Xét theo khu vực, xuất khẩu cà phê của châu Á và châu Đại Dương giảm 6,5% xuống 22,94 triệu bao trong giai đoạn từ tháng 10/2020 đến tháng 4/ 2021.

Hạt cà phê robusta của Việt Nam có nhiều điểm sáng khi phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu có xu hướng tăng lên do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Sự quan tâm thị trường Liên minh châu Âu (EU) đối với các loại cà phê chất lượng cao đang mang lại cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu cà phê. Các thị trường ngách Đông Âu, đặc biệt là

Ba Lan đang ngày càng gia tăng nhiều cửa hàng cà phê, là nơi ngành cà phê Việt Nam nên hướng đến trong thời gian tới.

Ngoài ra, việc một số nông dân rầm rộ rao bán đất nương rẫy cũng gây ảnh hưởng đến sản lượng và nguồn cung cà phê trong những niên vụ tới. Theo Báo Lao Động, do dịch COVID-19 kéo dài, giá cả nông sản xuống thấp nhiều năm qua trong đó có cà phê và hồ tiêu, nhiều người dân ở tỉnh Gia La không mặn mà với đất nương rẫy, họ sẵn sàng rao bán đất cho các đầu nậu thu gom đất để phân lô bán nền.

Tiêu thụ

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 5/2021 đạt 135 nghìn tấn, trị giá 248 triệu USD, tăng 2,2% về lượng và tăng 0,7% về trị giá so với tháng 4/2021, so với tháng 5/2020 tăng 3,7% về lượng và tăng 12,6% về trị giá.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê ước đạt 720 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, giảm 11,4% về lượng và giảm 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 .Đại dịch COVID-19 khiến sức tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm. Trong khi đó, cước vận tải biển tăng cao khiến xuất khẩu cà phê của Việt Nam gặp khó khăn.

Niên vụ cà phê 2020-2021 chỉ còn 4 tháng xuất khẩu, nhưng ách tắc trong lưu thông đã làm trì trệ hoạt động thông quan mặt hàng.

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Diễn biến giá

Theo Cục Xuất nhập khẩu, tháng 5/2021, giá cà phê robusta trong nước tăng theo giá thế giới. Ngày 28/5, giá cà phê robusta tăng từ 1,2-2,1% so với ngày 30/4.

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Mức tăng cao nhất là 2,1% tại huyện Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk; mức tăng thấp nhất 1,2% tại huyện Đắk Hà tỉnh Kon Tum. Giá cà phê phổ biến ở mức 32.800-34.000 đồng/ kg. Tại cảng khu vực TP HCM, giá cà phê robusta loại R1 tăng 1,7% so với ngày 30/4/2021, lên mức 35.200 đồng/kg.

Dự báo

Theo Bộ NN&PTNT vùng cà phê Tây nguyên ở Việt Nam đã bước vào mùa mưa năm nay, sẽ hỗ trợ tốt cho cây cà phê phát triển vụ mới với dự đoán sản lượng tăng nhẹ. Tuy nhiên, giá phân bón tại thị trường trong nước và quốc tế dự kiến tăng trong năm 2021 và 2022 sẽ là thách thức đối với những người trồng cà phê.

Tình trạng thiếu container rỗng trên các chuyến tàu từ Châu Á sang Châu Âu và Mỹ vẫn rất trầm trọng, các hãng vận tải đang trong tình trạng quá tải đặt chỗ và hàng hóa vận chuyển đang bị chậm trễ do hạn chế về năng lực vận chuyển trước nhu cầu tăng cao. Tình trạng thiếu container rỗng dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong những tháng tới.

Việc tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội tại các thị trường tiêu thụ lớn ở Châu Âu, Châu Mỹ kỳ vọng hỗ trợ giá tăng, trong khi lượng xuất khẩu từ hai nhà sản xuất hàng đầu Brazil và Việt Nam có phần chậm lại.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khẳng định sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp kích thích kinh tế hiện hành, góp phần hỗ trợ rất đáng kể cho sức tiêu thụ hàng hóa nói chung và sự hồi phục giá cà phê robusta sàn London

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam vụ tới (bắt đầu từ ngày 1/10/2021) sẽ tăng 6,31% so với vụ hiện tại, đạt 30,83 triệu bao (gồm 29,68 triệu bao robusta và 1,15 triệu bao arabica).

Dung lượng cà phê tại Mỹ và thị phần của Việt Nam

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế cho biết nhập khẩu cà phê của Mỹ trong quý I/2021 đạt 367 nghìn tấn, trị giá 1,42 tỷ USD, giảm 3,3% về lượng, nhưng tăng 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Quý I/2021, Mỹ giảm nhập khẩu chủng loại cà phê trừ cà phê rang và loại bỏ caffein (HS 090111) với mức giảm 2,7% về lượng nhưng tăng 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 322,5 nghìn tấn, trị giá 1,05 tỷ USD.

Ngược lại, Mỹ tăng nhập khẩu cà phê rang, không bao gồm cà phê đã khử caffein (HS 090121) với mức tăng 9,1% về lượng và tăng 12,8% về trị giá, đạt 24,2 nghìn tấn, trị giá 300,3 triệu USD.

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Quý I/2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ đạt 3.865 USD/tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ tăng ở hầu hết các thị trường cung cấp, nhưng giảm từ Việt Nam

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Trong quý I/2021, Mỹ tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường Brazil, Colombia, Guatemala, nhưng giảm nhập khẩu từ Việt Nam, Honduras. Số liệu thống kê cho thấy, Mỹ nhập khẩu cà phê từ Brazil đạt 130,5 nghìn tấn, trị giá 327,32 triệu USD trong quý I/2021, tăng 22% về lượng và tăng 23,8% về trị giá so với quý I/2020.

Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 35,56% trong quý I/2021, cao hơn so với 28,18% trong quý I/2020.

Ngược lại, Mỹ giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong quý I/2021, mức giảm 36,4% về lượng và giảm 38,4% về trị giá so với quý I/2020, đạt xấp xỉ 29,5 nghìn tấn, trị giá 1,84 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 8,03% trong quý I/2021, thấp hơn so với 12,21% trong quý I/2020.

Đánh giá tình hình chung thị trường cafe

Ở trên là bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường cà phê trong nước và thế giới. Để đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư chuẩn xác nhất.