Điều kiện sống thích hợp của tôm ở độ ph bao nhiêu

Điều kiện sống thích hợp của tôm ở độ ph bao nhiêu

Tóm tắt các bước chăm sóc tôm nuôi và kiểm soát dịch bệnh

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, thời gian tới, ảnh hưởng của thời tiết, nhất là tình trạng nắng nóng gay gắt và xuất hiện những cơn mưa trái mùa sẽ làm cho môi trường ao nuôi biến động xấu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và làm tôm nuôi dễ bộc phát bệnh (do tác nhân gây bệnh cơ hội tấn công) gây thiệt hại cho người dân.

Vì vậy, trong tình hình hiện nay, tùy vào điều kiện cụ thể, người nuôi cần áp dụng đồng bộ một số giải pháp về quản lý, chăm sóc ao nuôi tôm như sau:

a) Quản lý môi trường nước:

Tôm sống thích hợp trong điều kiện môi trường: pH = 7,5 – 8,5; nhiệt độ = 28 – 30 oC; Ôxy ≥ 5ppm; độ mặn = 10 – 25‰; độ kiềm = 80 – 120 ppm; H2S ≤ 0,03 ppm; NH3 ≤ 0,1 ppm; độ trong = 30 – 40 cm,… Vì vậy, hàng ngày nên đo các thông số môi trường, nhất là pH, Ôxy, nhiệt độ, độ kiềm…

Nếu ngoài ngưỡng cho phép cần tìm ra nguyên nhân để xử lý kịp thời. Luôn giữ mức nước nuôi hợp lý (không thấp hơn 1,2 m đối với ao nuôi CN-BCN và 0,5 m đối với ruộng nuôi tôm - lúa, QCCT), tránh ánh sáng chiếu xuống tận đáy và biến động nhiệt độ ngày đêm lớn dễ làm tôm bị “sốc”, là cơ hội để mầm bệnh tấn công gây hại. Khi thay nước cần chú ý đến sự chênh lệch giữa các yếu tố môi trường nước bên trong và ngoài ao nuôi.

Định kỳ 7 – 10 ngày dùng vôi nông nghiệp (CaCO3), Dolomite – CaMg(CO3)2, liều lượng 100 – 300 kg/ha nhằm ổn định chất lượng nước và bổ sung khoáng cho tôm. Sự lắng đọng lâu ngày của phù sa, phân tôm, thức ăn thừa và xác bã sinh vật làm cho đáy ao ô nhiễm, sản sinh khí độc (H2S, NH3) gây hại cho tôm. Vì vậy, cần định kỳ dùng chế phẩm sinh học, Zeolite hay các sản phẩm chứa hoạt chất Yucca nhằm mục đích hỗ trợ phân hủy chất đáy và giải phóng khí độc, tạo môi trường sạch để tôm sinh sống. * Lưu ý bổ sung men vi sinh vào ao nuôi cần ủ với mật đường và sục khí trong vòng 3-6 tiếng trước khi đánh xuống ao.

Quá trình nuôi có thể gặp trường hợp độ trong nước quá thấp hoặc quá cao. Khi độ trong quá cao (>40 cm) chứng tỏ ao thiếu dinh dưỡng, tảo kém phát triển, không có lợi cho tôm. Trường hợp này cần bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón phân vô cơ (NPK, DAP, Urê) hoặc các chế phẩm gây màu nước có bán trên thị trường. Khi độ trong quá thấp (<20 cm) phần lớn là do mật độ tảo quá dày, dễ tàn làm dơ nước; pH, Ôxy biến động ngày đêm lớn cũng không tốt cho tôm. Trường hợp này nếu điều kiện cho phép (nguồn nước dự trữ tốt) thì nên thay nước (20 – 30%) hoặc dùng Formol (5-7 ml/m3) hoặc BKC (0,1 – 0,2 ml/m3) để diệt bớt tảo và sau 2 – 3 ngày dùng chế phẩm sinh học liều cao nhằm phân hủy xác tảo cũng như sinh vật khác lắng tụ đáy ao. Độ trong hay màu nước là yếu tố phản ánh khá chính xác chất lượng nước trong ao nuôi. Khi màu nước thích hợp (xanh vỏ đậu, vàng xanh, vàng nâu…) thì thông thường các yếu tố môi trường như: pH, Ôxy, nhiệt độ, độ kiềm, khí độc… cũng dao động trong khoảng thích hợp. Do vậy, có thể hiểu rằng quản lý chất lượng nước chỉ đơn giản là việc duy trì màu nước luôn ổn định. Tuy nhiên, việc này không phải dễ dàng đối với bất kỳ người nuôi nào.

Điều kiện sống thích hợp của tôm ở độ ph bao nhiêu

Hình 1. Thường xuyên kiểm tra đánh giá sức khỏe tôm nuôi

b) Quản lý thức ăn

Trong nuôi tôm, việc bổ sung thức ăn nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng phát triển trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, yêu cầu trong việc cho ăn là không để xảy ra tình trạng dư thừa (gây lãng phí và ô nhiễm môi trường) hay thiếu thức ăn (làm tôm chậm lớn). Do vậy, quản lý thức ăn phải được đặc biệt quan tâm hàng đầu.

Thức ăn cho tôm phải đáp ứng về cả số lượng lẫn chất lượng. Lượng thức ăn trong ngày phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: giai đoạn phát triển (tôm lớn ăn nhiều hơn khi còn nhỏ), tình trạng sức khỏe (tôm đang bệnh hay lột xác ăn ít hơn lúc bình thường), diễn biến thời tiết (lạnh hoặc nóng quá tôm cũng giảm ăn), thời điểm cho ăn (ban đêm ăn nhiều hơn ban ngày) và chất lượng nước (môi trường nước xấu tôm có xu hướng giảm ăn),… Vì vậy, người nuôi cần theo sát diễn biến tình hình trong ao nuôi để xác định lượng thức ăn hợp lý. Bên cạnh đó, thức ăn cho tôm phải đạt chất lượng tốt. Ngoài yêu cầu dinh dưỡng (đặc biệt là hàm lượng đạm), thức ăn phải đảm bảo màu sắc, mùi vị đặc trưng; độ tan, độ kết dính, kích cỡ phù hợp; tỷ lệ bụi thấp… Tuyệt đối không dùng thức ăn bị nấm mốc, ôi thiu, giảm chất lượng cho tôm ăn.

Trong khẩu phần ăn nên thường xuyên bổ sung men tiêu hóa, acid amin thiết yếu (Lysine, Methionine…), vitamine (C, D, A,…), khoáng chất (Ca, P,…), Bêta-Glucan,… để giúp tôm sinh trưởng nhanh và chống chịu tốt đối với sự tác động tiêu cực của môi trường cũng như mầm bệnh.

Ngoài ra, cho ăn và kiểm tra sàng ăn đúng giờ sẽ giúp việc xác định sức ăn của tôm chính xác, nhờ đó công tác quản lý thức ăn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

c) Quản lý tác nhân gây bệnh  

Tác nhân gây bệnh có nguy cơ lây nhiễm trong ao nuôi xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại có hai nguồn chính, đó là: nguồn nội tại (có sẵn trong ao do cải tạo không kỹ) và nguồn ngoại nhập (mầm bệnh có từ nước lấy vào nuôi, con giống, vật trung gian truyền bệnh, con người, dụng cụ, chim phát tán,…). Như vậy, để quản lý tốt tác nhân gây bệnh cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học xuyên suốt từ khi chuẩn bị ao đến khi thu hoạch. Cụ thể:

- Cải tạo ao nuôi đúng kỹ thuật (sên vét bùn, phơi đáy ao, bón vôi);

- Có rào chắn xung quanh khu nuôi ngăn chặn vật truyền bệnh trung gian xâm nhập;

- Nước lấy vào ao nuôi phải qua giai đoạn lọc, lắng và sát trùng kỹ lưỡng; Hoặc phải có ao lắng để xử lý nước,

- Con giống thả nuôi đạt chất lượng, đảm bảo sạch bệnh;

- Thức ăn, chất mang vào ao không mang mầm bệnh;

- Định kỳ đánh men vi sinh, xi phong nền đáy ao

- Thường xuyên sát trùng dụng cụ nuôi. Hạn chế tối đa người không phận sự (nhất là người lạ, người đi từ nơi có dịch bệnh) ra vào khu nuôi. Thực hiện biện pháp khử trùng đối với người có khả năng tiếp xúc môi trường ao nuôi.

Phù Vĩnh Thái CCTSKG

Cách đây ít ngày Dr.Tom có chia sẻ cho quý bà con về cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm. Hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ về độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng giúp bà con có thêm kiến thức để vận dụng vào quá trình quản lý ao nuôi một cách hiệu quả nhất.

Vậy độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu?

So với tôm sú, tôm thẻ chân trắng thích nghi với độ mặn thấp hơn. Ở độ mặn thấp (5 – 15 ‰) tôm sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với độ mặn cao. Đó là do ở độ mặn thấp thấp sẽ khiến sự trao đổi (protein) trong cơ thể tôm tốt hơn và khi độ mặn thấp thì tôm bắt buộc phải sử dụng tổng acid amin tự do (free amino acid pool) để bù vào sự thay đổi thể tích tế bào vì thế mà thời gian nuôi tôm ngắn và có thể nuôi được ở mật độ cao.

Điều kiện sống thích hợp của tôm ở độ ph bao nhiêu

Nắm bắt được ảnh hưởng của độ mặn trong ao nuôi tôm sẽ giúp tôm sinh trưởng, phát triển đều

Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng từ 5 – 15‰ , khi độ mặn tăng quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây hại phát triển dẫn đến các dịch bệnh như: các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, phát sáng và EMS… đặc biệt là ảnh hưởng đến chu kỳ lột vỏ của tôm nuôi.

Môi trường thuận lợi nhất cho tôm thẻ sinh sản và phát triển: nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, độ mặn tốt nhất 10 – 15‰, độ pH từ 7,5 – 8,5 độ trong 30 – 40cm, nước có màu xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc màu mận chín.

Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp

Thông thường, tôm giống được sản xuất ở độ mặn trên 20 ‰, do đó, khi mua tôm giống về bà con cần phải hạ độ mặn cho tôm. Để tránh gây sốc, tiến hành 3 giờ hạ độ mặn một lần, mỗi lần không quá 2 ‰ để nắm được độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng và lưu ý:

– Trong tháng nuôi đầu tiên, điều chỉnh độ mặn phù hợp với tôm nuôi từ 5 – 15 ‰, giữ độ mặn không thấp hơn 7 – 8‰ nhằm giảm tối đa việc gây sốc cho tôm nuôi.

– Tháng thứ 2 nên pha thêm nước ngọt vào ao để hạ độ mặn xuống dần nhưng không được dưới 5‰.

– Cấp nước cho ao nuôi từ ao lắng diện tích chiếm từ 15 – 20% và độ sâu tối thiểu là 1,5 m. Nước phải để lắng và được xử lý ít nhất 7 ngày trước khi cấp nước vào cho ao nuôi thịt.

Tham khảo thêm bài viết: cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng

– Thường xuyên sử dụng PCR xét nghiệm bệnh trên tôm để phát hiện kịp thời các bệnh nguy hiểm như: đốm trắng, đầu vàng, phân trắng, hoại tử gan tụy cấp tính,… Đây là dòng sản phẩm đến từ Tập đoàn GeneReach với thiết kế đơn giản chỉ cần cho mẫu thử và ấn Start và đợi kết quả trên màn hình.

Điều kiện sống thích hợp của tôm ở độ ph bao nhiêu

Tham khảo sử dụng máy PCR di động Pockit Xpress của GeneReach để sàng lọc bệnh tôm

– Quan sát, theo dõi đáy ao thường xuyên, sử dụng chế phẩm vi sinh EM-Tom VS Rhodo để xử lý đáy, làm sạch nguồn nước.

– Tảo phát triển quá mức dẫn đến bệnh đóng rong ở rêu nên sử dụng vi sinh để diệt tảo, thay nước để giảm mật độ tảo.

– Bổ sung thêm men tiêu hóa có lợi G Biotic cho tôm, giúp cải thiện hệ miễn dịch, giúp tôm kích thích bắt mồi, tăng trưởng và sinh trưởng đều.

–  Độ mặn thay đổi sẽ tác động đến các yếu tố khác thay đổi theo như độ pH, độ kiềm và hàm lượng oxy trong ao nuôi. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý.

– Trong trường hợp tôm lột vỏ chậm cần bổ sung khoáng chất và vitamin C, khoáng chất vào thức ăn hoặc tạt xuống ao nuôi để thúc đẩy tôm lột vỏ nhanh và cứng.

THẢM KHẢO CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỘ MẶN AO NUÔI TÔM

Với những chia sẻ vừa rồi về độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng trên đây sẽ giúp bà con có thêm những kiến thức bổ ích về tôm thẻ, từ đó áp dụng vào thực tiễn vào trang trại của mình. Dr.Tom khuyến cáo bà con nên nuôi tôm an toàn sinh học – nói không với kháng sinh, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Chúc bà con nuôi tôm thành công!

XEM THÊM >> Kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

Tìm kiếm liên quan:

  • độ mặn thích hợp nuôi tôm sú
  • cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm
  • ảnh hưởng của độ mặn đến tôm
  • nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
  • nâng độ mặn trong ao nuôi tôm

[kkstarratings]