Dmitri Mendeleev - Nhà hóa học - Nga

Dmitri Ivanovich Mendeleev năm 1834 tại thị trấn Tobolsk, Siberia, Nga. Ông được biết đến rộng rãi nhờ khám phá về định luật tuần hoàn và sử dụng để xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Mendeleev là con út trong gia đình đông con. Năm 1848, khi nhà máy bị phá hủy do hỏa hoạn, gia đình ông chuyển đến St. Peterbourg để các con được tiếp cận giáo dục tốt hơn.

Mendeleev ghi danh vào Viện Sư phạm Main ở St. Peterbourg và tốt nghiệp năm 1855. Năm 20 tuổi, Mendeleev cho thấy tiềm năng khi xuất bản các bài báo nghiên cứu ban đầu. Do mắc bệnh lao, ông thường phải làm việc trên giường. Tốt nghiệp với kết quả hàng đầu khóa, nhưng ông không được lòng nhiều người do tính khí nóng nảy, thiếu kiểm soát.

Khi tốt nghiệp, ông giảng dạy khoa học ở các thành phố của Nga như Simferopol và Odessa, nhưng trường học sau đó bị đóng cửa vì chiến tranh. Ông trở lại St. Peterbourg để hoàn thành bằng thạc sĩ về hóa học. Từ năm 1859 đến 1861, Mendeleev được cử ra nước ngoài nghiên cứu. Việc này đã định hình con đường sự nghiệp của ông như một nhà khoa học.

Dmitri Mendeleev - Nhà hóa học - Nga

Dmitri Mendeleev năm 1897. Ảnh: Wikipedia

Mendeleev đã xây dựng định luật tuần hoàn, theo đó các nguyên tố có thể được sắp xếp theo trọng lượng nguyên tử và tổ chức thành nhóm có cùng thuộc tính hóa học, vật lý. Bên cạnh việc tạo ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ông còn biết rằng một số nguyên tố khác tồn tại nhưng chưa được phát hiện.

Mendeleev công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đầu tiên năm 1869. Nhiều người khác từng nghiên cứu độc lập về tính tuần hoàn của các nguyên tố nhưng chưa hoàn thiện. Mặc dù có những người tiên phong trước đó, Mendeleev vẫn được xem là người công bố bảng tuần hoàn phổ biến đầu tiên.

Vài tháng sau công bố của Mendeleev, nhà hóa học người Đức Julius Lothar Meyer ra mắt bảng tuần hoàn gần y hệt. Tuy cả hai được nhiều người công nhận phát minh ra bảng tuần hoàn, Mendeleev được xem là góp công lớn hơn nhờ dự đoán về tám nguyên tố.

Dmitri Mendeleev - Nhà hóa học - Nga

Dmitri Ivanovich Mendeleev (Mendeleyev hay Mendeleef; tiếng Nga: Дми́трий Ива́нович Менделе́ев, đọc theo tiếng Việt là Men-đê-lê-ép) (sinh ngày 8 tháng 2 năm 1834 – mất ngày 2 tháng 2 năm 1907), là một nhà hoá học và nhà phát minh người Nga.

Mendeleev được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hoàn chỉnh nhất được sử dụng cho đến ngày nay. Bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev hay Bảng tuần hoàn là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện.

Tiểu sử


Mendeleev sinh tại làng Verhnie Aremzyani, gần Tobolsk, là con của Ivan Pavlovich Mendeleev và Maria Dmitrievna Mendeleeva. Mendeleev là con út trong số 14 anh chị em. Khi 13 tuổi, sau khi cha ông qua đời và nhà máy của mẹ bị phá huỷ bởi hoả hoạn. Mendeleev theo học trung học tại Tobolsk.

Năm 1850, khi ấy gia đình Mendeleev chuyển tới Saint Petersburg trong cảnh nghèo túng. Cũng trong năm này, ông vào học tại Viện Sư phạm Main. Sau khi tốt nghiệp, vào năm 1855, Mendeleev mắc bệnh lao khiến ông phải chuyển tới Bán đảo Krym ở bờ biển phía bắc của Hắc Hải. Tại đây, ông dạy học tại Trường trung học số 1 Simferopol với chức danh giáo viên khoa học. Năm 1857, khi sức khỏe hồi phục, ông trở lại Saint Petersburg.

Ngày 4 tháng 4 năm 1862 ông hứa hôn với Feozva Nikitichna Leshcheva, lễ cưới tiền hành vào ngày 27 tháng 4 năm 1862 tại nhà thờ của Trường Cao đẳng Cơ khí Nikolaev ở Saint Petersburg.

Năm 1863, Mendeleev trở thành Giáo sư Hoá học tại Viện Công nghệ Nhà nước Saint Petersburg và Đại học Nhà nước Saint Petersburg. Năm 1867, Ông được bổ nhiệm tại Đại học St. Petersburg và giảng dạy hóa học vô cơ. Đóng góp của ông tại Saint Pertersburg trở lên đậm nét khi đưa thành phố này trở thành trung tâm nghiên cứu hóa học được quốc tế công nhận.

Năm 1876, ông đã gặp và say mê Anna Ivanova Popova; năm 1881, ông cầu hôn và dọa sẽ tự tử nếu Popova từ chối. Đầu năm 1882, ông đã ly dị Leshcheva một tháng sau khi cưới Popova. Theo luạt lệ, ông vẫn là một tội đồ vì nhà thờ Nga Orthodox yêu cầu chỉ được kết hôn lại sau thời gian ít nhất 7 năm khi ly dị. Cuộc hôn nhân của ông gây tranh cãi cũng là một phần nguyên nhân khiến ông không được chấp nhận vào Viện Hàn lâm Khoa học Nga dù vẫn là người nổi danh trong khoa học.

Ngày 17 tháng 8 năm 1890, ông rời Đại học Saint Petersburg. Năm 1893, ông được chỉ định làm giám đốc của Tổ chức Đo lường và giữ vị trí này đến khi qua đời.

Từ laser, tàu vũ trụ, năng lượng đến những bí mật của nền văn minh Maya, các nhà khoa học Nga đều tìm ra kết quả khiến thế giới thay đổi theo cách không tưởng.

Dmitri Mendeleev - Nhà hóa học - Nga
Nghiên cứu của các nhà bác học Nga đã đánh dấu những cột mốc quan trọng trong khoa học thế giới. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Năm 1869, nhà khoa học người Nga Dmitri Mendeleev đã tạo ra bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học - “cánh tay phải” của các chuyên gia nghiên cứu.

Đến năm 2019, Liên Hợp Quốc đã kỷ niệm 150 năm bảng tuần hoàn hoá học và tặng khám phá của Dmitri Mendeleev một cái tên mỹ miều: “Cửa sổ của vũ trụ”.

Dmitri Mendeleev bắt đầu nghi ngờ về mối quan hệ giữa các nguyên tử khối từ khi còn là sinh viên. Thậm chí ông còn ám ảnh với những phát hiện nhỏ lẻ của mình: “Tôi không có giấc ngủ ngon suốt nhiều ngày khi dành thời gian tìm hiểu nguyên lý kỳ diệu.

Sau khi thiếp đi do quá mệt mỏi, một giấc mơ đã hiện ra và tôi có thể tưởng tượng bảng tuần hoàn khá hoàn chỉnh”.

Dmitri Mendeleev - Nhà hóa học - Nga
Dmitri Mendeleev thành công trong việc nghiên cứu Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Vào giữa thế kỷ 19, chỉ có khoảng 63 nguyên tố được biết đến, song hiện nay, 118 nguyên tố đã có tên trong bảng tuần hoàn. Phần bổ sung mới nhất, nguyên tố oganesson, được đặt theo tên của nhà khoa học hạt nhân người Nga Yuri Oganesyan - người đã hỗ trợ khám phá một số nguyên tố quan trọng.

Giải mã nền văn minh Maya

Nhà ngôn ngữ và dân tộc học người Nga Knorozov đã giải mã chữ viết của nền văn minh Maya khi chưa đầy 30 tuổi. Đáng chú ý, ông chưa bao giờ đặt chân đến nơi tồn tại của bộ tộc bí ẩn nhưng vẫn đủ khả năng xuất bản một bài báo vào năm 1952 và tuyên bố về thành tích của mình.

Dmitri Mendeleev - Nhà hóa học - Nga
Knorozov chưa từng đặt chân đến Trung Mỹ nhưng vẫn giải mã được ngôn ngữ của nền văn minh Maya. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Công trình của Knorozov đã được phiên dịch qua ngôn ngữ khác nhau và dẫn đến các cuộc thảo luận khoa học trong nhiều thập kỷ.

Sau đó, đoàn khoa học Liên Xô do Knorozov dẫn đầu đã tiếp tục nghiên cứu, giải mã những bí ẩn lịch sử khác như chữ rongorongo của Đảo Phục Sinh và chữ Indus.

Sự phát triển của tia laser

Trước khi các nhà khoa học phát triển thành công tia laser, 2 nhà vật lý Liên Xô Nikolay Basov và Alexander Prokhorov đã nghiên cứu nguyên tắc cho hoạt động của quá trình khuếch đại sóng điện từ bằng phát xạ kích thích. Kỹ thuật này có hiệu quả cao và đến nay nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các loại laser và dải quang phổ khác nhau.

Phản ứng hạt nhân

Giới khoa học Nga đạt được những thành tựu đầu tiên về hạt nhân khi Igor Kurchatov nghiên cứu về ứng dụng của năng lượng nguyên tử. Hoạt động của ông khi lãnh đạo dự án vũ khí hạt nhân đã giúp khởi động nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại thành phố Obninsk vào năm 1954.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân hiện đại tiếp tục phụ thuộc vào nghiên cứu của 2 nhà vật lý, khoa học Liên Xô – Andrey Sakharov và Igor Tamm. Họ đã cùng phát triển khái niệm tokamak – một thiết bị sử dụng từ trường mạnh để hạn chế plasma và tạo ra năng lượng nhiệt hạch có kiểm soát - cơ sở phát triển lò phản ứng ngày nay.

Thám hiểm vũ trụ

Năm 1895, nhà khoa học khiếm thính người Nga Konstantin Tsiolkovsky đã dự đoán về sự phát triển và tương lai của vệ tinh nhân tạo. Đến năm 1903, ông công bố phương trình tên lửa Tsiolkovsky, mô tả hành trình của tên lửa trong không gian mà các kỹ sư hàng không vẫn đang sử dụng.

Dmitri Mendeleev - Nhà hóa học - Nga
Nhà khoa học khiếm thính Konstantin Tsiolkovsky đưa ra loạt dự đoán chính xác cho tương lai của ngành thám hiểm vũ trụ. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Nga