Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày

Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày.

Hiện nay, ô nhiễm chất thải nhựa, nhất là túi ni lông ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta đang trong tình trạng báo động. Ước tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng và thải ra ít nhất một túi ni lông, trong khi đó, mỗi hộ ở thành thị có thể sử dụng từ 3 đến 6 túi ni lông/ngày, đây là một con số rất lớn. Nếu tình trạng “xả” túi ni lông bừa bãi vẫn cứ diễn ra hàng ngày mà không có các biện pháp ngăn ngừa, xử lý, thì trong thời gian không xa, môi trường nước ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề.

Túi polyetylen (PE) hay còn gọi là túi ni lông được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 50 của Thế kỷ trước do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh. và đến nay chưa xác định chính xác được thời gian nó phân hủy. Tuy nhiên, các nhà môi trường, khoa học gia đều cho rằng quá trình túi ni lông phân hủy có thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Dù đã phân huỷ và lẫn vào đất thì chất nhựa PE sẽ làm đất bị trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng .

Không kể những tác hại môi trường mà các thế hệ sau phải gánh chịu, túi ni lông còn gây ra nhiều tác hại trước mắt, trực tiếp vào người sử dụng. Làm tắc các đường dẫn nước thải gây ngập lụt cho đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh… Bao bì ni lông cũng đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ con người vì nó chứa chì, cadimi… (có trong mực in tạo mầu trên các bao bì) có thể gây tác hại cho não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi. Vấn đề đối với túi ni lông là chúng không phân huỷ thành các chất vô hại, phân huỷ rất chậm trong môi trường tự nhiên và là chất thải tồn tại lâu dài.

Để đối phó với nguồn ô nhiễm này, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp hạn chế và thậm chí cấm hẳn việc phát túi ni lông cho khách hàng, nhưng ở Việt Nam thì chưa. Luật Môi trường Việt Nam đã có mục quy định về vấn đề này, nhưng chúng ta vẫn chưa thể ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Hy vọng trong thời gian tới Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp có thể nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Một số đề xuất biện pháp giảm thiểu và tái sử dụng túi ni lông

1. Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế 

Để có thể hạn chế và xa hơn là cấm sử dụng túi ni lông (loại mỏng dùng một lần), trước hết phải xác định loại hình túi đựng hàng có thể thay thế túi ni lông ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ đưa ra chính sách nhằm định hướng người bán lẻ cũng như người tiêu dùng chuyển từ sử dụng túi ni lông sang loại túi đựng hàng thân thiện với môi trường hơn một cách tự nguyện hay bắt buộc. Tuy nhiên tác hại do túi ni lông sẽ giảm nhưng đồng thời cũng có thể phát sinh ra những vấn đề khác nghiêm trọng hơn từ những túi thay thế. Vì vậy, cần lựa chọn một loại túi vừa đảm bảo về mặt môi trường nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta.

Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày
                 
Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày

Dựa vào kinh nghiệm của một số nước đi trước cũng như trên thực tế có thể sử dụng một số loại túi đựng hàng thay thế túi ni lông hiện đang có trên thị trường như:

- Túi giấy 

- Túi vải sử dụng nhiều lần

- Túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần

- Túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học

2. Sử dụng mô hình 3R

Chương trình quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” đã được thực hiện ở một số nơi như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chương trình không chỉ nhằm giảm sử dụng túi ni lông mà còn tăng cường tái sử dụng và tái chế túi ni lông.  Để giảm thiểu sử dụng túi ni lông cần phải áp dụng đồng bộ và lâu dài nhiều giải pháp quản lý, bao gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp kinh tế, các giải pháp khuyến khích và tuyên truyền ngắn hạn và dài hạn.

3. Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi ni lông:

Giải pháp này nhằm vận động các nhà phân phối/bán lẻ (trước tiên là các hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại qui mô lớn sau đó mở rộng đối tượng tham gia) tham gia hương trình tình nguyện giảm phân phát túi ni lông. Các đơn vị tham gia chương trình cam kết và có kế hoạch cụ thể giảm phân phát miễn phí túi ni lông đựng hàng cho khách và định kỳ báo cáo kết quả theo hướng dẫn của  cơ quan quản lý môi trường. Bù lại, các đơn vị này sẽ được hưởng một số quyền lợi như được đưa vào danh sách “Doanh nghiệp Xanh”, được giới thiệu trong các chương trình tuyên truyền giảm sử dụng túi ni lông…

Tham gia chương trình, các nhà bán lẻ cam kết thực hiện một số điều theo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường:

- Cung cấp cho khách hàng các phương thức đựng hàng thân thiện với môi trường thay thế cho túi ni lông

- Cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan môi trường, tuyên truyền nâng cao ý thức nhân viên và khách hàng về việc giảm sử dụng, tái sử dụng và tái chế túi ni lông (loại dùng một lần)

- Tập huấn nhân viên trực quầy các giải pháp giảm phát túi ni lông

- Tổ chức thu hồi túi ni lông để tái chế

- Sử dụng biện pháp tài chính để khuyến khích khách hàng sử dụng túi dùng nhiều lần hay mang theo túi đựng hàng

Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày

4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Đây là giải pháp không thể thiếu trong các chương trình môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của các giải pháp giảm sử dụng túi ni lông khác.  Mặc dù chi phí tốn kém, các chương trình này nên được tổ chức thường xuyên và định kỳ dưới các chiến dịch tuyên truyền, vận động và sau mỗi đợt cần phải có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh lại nội dung tuyên truyền phù hợp. 

Các đối tượng hướng đến bao gồm: 

- Người tiêu dùng, 

- Nhà bán lẻ/phân phối

- Nhà sản xuất túi ni lông

Nội dung tuyên truyền gồm có:

- Tác hại của túi ni lông đối với kinh tế- xã hội, môi trường và sức khỏe cộng đồng;

- Định hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, các loại túi sử dụng nhiều lần;  

- Các biện pháp giảm sử dụng, tái sử dụng túi ni lông trong đời sống hàng ngày;

- Ý nghĩa của phân loại và tái chế túi ni lông.

5. Xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông

Tại các chợ, các siêu thị, các trung tâm thương mại loại túi HDPE mỏng thường được sử dụng một lần. Tuy được sản xuất để sử dụng một lần nhưng một số ít vẫn được các hộ gia đình tái sử dụng cho các mục đích trong gia đình, chủ yếu là lót thùng rác, bao gói thực phẩm, vật dụng… Vì giá trị kinh tế của túi ni lông loại mỏng này không cao nên mặc dù vẫn có một số cơ sở tái chế, chúng không được các đại lý ve chai thu mua, vì vậy, cuối cùng vẫn được thải bỏ lẫn với rác sinh hoạt hoặc phát tán khắp nơi gây ô nhiễm môi trường .

Để tăng cường thu gom và tái chế loại túi ni lông đang rất thông dụng này, cơ quan quản lý cần phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư, các chung cư… bố trí các điểm thu gom dành riêng cho túi ni lông. Trước mắt, trong giai đoạn đầu có thể phối hợp bố trí các điểm thu gom tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Có thể khuyến khích khách hàng giao nộp túi ni lông bằng cách tính điểm thưởng trong phiếu thưởng theo số lượng túi giao nộp. Sau đó, các điểm thu gom sẽ dần được mở rộng trên khắp các địa bàn. Việc vận hành và duy trì các điểm thu gom này có thể giao cho các đơn vị tái chế túi ni lông đảm nhận. 

Tấn Khải

Nguồn: http://sta.soctrang.gov.vn/index.php/tin-t-c/tin-t-c-m-i/169-nhua-boc-nilong

Trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và du lịch.

2/ Hãy nêu một số hành động của con người làm ô nhiễm môi trường không khí và nước.

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

3/ Ở nơi em sinh sống, điều kiện tự nhiên nào tác động nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của người dân? Tại sao?

4/ Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày.

Trả lời:

1/

  • Đối với nông nghiệp: Mỗi vùng có loại cây trồng riêng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất trồng ở nơi đó. Nơi có khí hậu, đất trồng, nguồn nước thuận lợi thì cây trồng vật nuôi phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao. Nơi có điều kiện khắc nghiệt, thiên tai nhiều thì cây trồng, vật nuôi bị tàn phá, dịch bệnh, năng suất, chất lượng thấp,…
  •  Đối với công nghiệp: Nơi có nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn sẽ phát triển công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp khác như năng lượng, hoá chất, chế tạo,…
  •  Đối với giao thông: Nơi có địa hình bằng phẳng dễ dàng cho việc xây dựng hệ thống đường ô tô, đường sắt, những vùng nhiều sông, nước không đóng băng phát triển loại hình đường thuỷ, các quốc gia có biển sẽ phát triển đường biển, những nơi địa hình cao, hiểm trở khó khăn trong việc phát triển giao thông, loại hình cáp treo là phương án hiệu quả.
  • Đối với du lịch: Cảnh sắc thiên nhiên đẹp do địa hình, thảm thực vật, sông, hồ,… là yếu tố thu hút du khách, giúp du lịch phát triển.

2/ Một số hành động của con người làm ô nhiễm môi trường không khí và nước:

– Với môi trường không khí:

  •  Trong sinh hoạt: khí thải trong giao thông, sử dụng bếp than tổ ong,…
  •  Trong sản xuất: khói, bụi toả từ ống khói,…

– Với môi trường nước:

  •  Trong sinh hoạt: nước thải sinh hoạt chưa được xử lí, rác thải đổ ra sông, biển,…
  •  Trong sản xuất: sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp…

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

3/ Ở nơi em sinh sống, đất trồng tác động nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của người dân. Vì quê em thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đất đai được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm. Người dân chủ yếu sông bằng nghề nông, trồng lúa, trồng hoa màu,…

4/ Một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày:

  • Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế:  Túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần, túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học
  • Chương trình quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” đã được thực hiện ở một số nơi như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chương trình không chỉ nhằm giảm sử dụng túi ni lông mà còn tăng cường tái sử dụng và tái chế túi ni lông.
  • Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi ni lông
  • Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng với các nội dung: tác hại của túi ni lông đối với kinh tế- xã hội, môi trường và sức khỏe cộng đồng; định hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, các loại túi sử dụng nhiều lần;  các biện pháp giảm sử dụng, tái sử dụng túi ni lông trong đời sống hàng ngày; ý nghĩa của phân loại và tái chế túi ni lông.
  • Xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông. Để tăng cường thu gom và tái chế loại túi ni lông đang rất thông dụng này, cơ quan quản lý cần phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư, các chung cư… bố trí các điểm thu gom dành riêng cho túi ni lông
  • Tổ chức các buổi ngoại khóa, biểu diễn thời trang về nilon

Tìm kiếm google: Giải sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức | Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức | Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức; Bài 28 Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên – Kết nối tri thức; Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày

Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày

Các bài giải cùng bộ sách:

Bài 29 Bảo vệ thiên nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững – Kết nối tri thức

Bài 30 Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương – Kết nối tri thức

              Fanpage:  PageHoahocthcs

♥Cảm ơn bạn đã xem: Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày