Giấy chuyển hộ khẩu xin ở đâu

Cá nhân đang cứ trú và đang có hộ khẩu thường trú tại nơi cư trú nếu muốn chuyển hộ khẩu cần phải thực hiện theo thủ tục tách khẩu và nhập khẩu theo quy định của Luật cư trú 2020. Vậy thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu và thực hiện chuyển khẩu ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Giấy chuyển hộ khẩu xin ở đâu

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu?

Công dân có quyền có chỗ ở hợp pháp, việc đăng ký thường trú vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân.

Trường hợp công dân đã đăng ký thưng trú và đang được ghi trong hộ khẩu của gia đình mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký, trường hợp người này muốn chuyển hộ khẩu đến nơi thường trú mới sẽ phải thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu để thực hiện các thủ tục tách khẩu và nhập khẩu.

+ Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

Công dân đang thường trú tại địa phương nhưng muốn chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh hoặc muốn chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
+ Các trường hợp không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:

Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

Chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương;

Chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Xem thêm: Thủ tục chuyển hộ khẩu khác phường, quận trong thành phố Hà Nội

Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

Đối với các trường hợp chuyển đi trong phạm vi cùng tỉnh hoặc người muốn chuyển di là học sinh, sinh viên, tham gia nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân, hoặc đang bị tước một số quyền công dân thì việc chuyển khẩu không cần phải cấp giấy chuyển hộ khẩu. Tuy nhiên nếu thành viên gia đình chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh hoặc muốn chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì sẽ phải xin cấp giấy chuyển hộ khẩu để làm thủ tục tách khẩu và nhập khẩu.

Thời hạn giải quyết đối với việc xin cấp giấy chuyển hộ khẩu là không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Công an xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện tại sẽ là cơ quan thực hiện cấp giấy chuyển hộ khẩu. Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn để làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu. Cán bộ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú: Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ sẽ thực hiện việc viết giấy biên nhận trao cho người nộp, giấy biên nhận sẽ ghi nhận ngày hẹn lấy giấy cấp giấy chuyển hộ khẩu. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ, nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận.

2. Thủ tục tách hộ và nhập hộ cho người xin cấp  giấy chuyển hộ khẩu?

Theo Điều 25 Luật cư trú 2020 quy định về tách hộ khi thành viên hộ gia đình muốn được tách hộ để đăng ký thường trú tại nơi khác.

Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Xem thêm: Chuyển hộ khẩu từ tỉnh lẻ về Hà Nội thủ tục thế nào?

– Thành viên muốn tách hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhằm đảm bảo người này có thể làm chủ được sau khi tách hộ.

Trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì điều kiện bắt buộc phải có là trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, việc này nhằm đảm bảo trong hộ gia đình mới có người có đủ khả năng để chăm lo và chịu trách nhiệm cho những người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Việc tách hộ của thành viên hộ gia đình phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý. Trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chng đã ly hôn nhưng vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp thì việc tách hộ không phải xin phép chủ hộ trên sổ hộ khẩu.

– Một điều kiện tiếp theo để thành viên có thể thực hiện tách hộ là nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp địa điểm không được đăng ký thường trú mới.

Để thực hiện tách hộ, thành viên hộ gia đình cần có hồ sơ tách hộ bao gồm: tờ khai thay đi thông tin cư trú, tờ khai này cần ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản).

Nếu vợ, chồng thực hiện tách hộ sau ly hôn thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

Việc tách hộ của thành viên trong gia đình được thực hiện theo thủ tục tách hộ như sau:

– Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ quy định đến cơ quan đăng ký cư trú;

Xem thêm: Bán nhà có bị cắt hộ khẩu? Thủ tục chuyển hộ khẩu sau khi bán nhà?

– Thời hạn xử lý: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú phải hoàn thành việc tách hộ cho người có yêu cầu.

– Cơ quan thực hiện: cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vàCơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cp nhật thông tin; trường hợp cơ quan đăng ký xem xét và từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau khi thành viên muốn tách khẩu đã được cấp giấy chuyển hộ khẩu, thành viên này sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thường trú theo quy định tại Luật cư trú 2020 như sau:

Thành viên muốn tách khẩu sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

+ Giấy chuyển hộ khẩu;

+ Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các giấy tờ cần thiết, người muốn tách khẩu tức người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ đăng ký cư trú nơi mình cư trú cụ thể: Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Xem thêm: Chuyển hộ khẩu sang hộ khác ở cùng một quận

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, thực hiện việc kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ đăng ký thường trú chưa đầy đủ thì cơ quan này hướng dẫn người đăng ký b sung h sơ và thực hiện lại các thủ tục đăng ký lại.

Cơ quan đăng ký cư trú trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mi của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú. Nếu có các lý do để từ chối đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu được biết.

Pháp luật quy định đối với người đã đăng ký thưng trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú ở chỗ ở mới này thì người này có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật cư trú trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Như vậy, nếu thành viên hộ gia đình đã thực hiện thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu thì người này sẽ không nhập khẩu vào hộ khẩu cũ được nữa khi chưa thực hiện đăng ký thường trú tại nơi ở mới. Nếu người xin giấy chuyển hộ khẩu làm mất giấy chuyển hộ khẩu thì người đó có thể lên trực tiếp cơ quan công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu để xin cấp lại giấy chuyển hộ khẩu.