Hàng hóa nhập kho tài khoản đối ứng là gì

– Căn cứ theo Khoản 5, Điều 5 của Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCA-BQP về quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường như sau:

” Cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên – nhiên – vật liệu để gia công tại cơ sở gia công khác thì phải có hợp đồng gia công lại kèm theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và lệnh điều động”

– Tại điều 9, Thông tư 219 có hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT quy định như sau:

” Dịch vụ gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài sẽ chịu thuế suất thuế GTGT 0%”

– Tại Điều 7, Thông tư 219 quy định:

” Giá tính thuế GTGT đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa”

Hàng hóa nhập kho tài khoản đối ứng là gì

\>>>> Xem thêm: Tổng hợp 03 điểm khác biệt giữa Thông tư 200 và 133 về chế độ kế toán

a) Đối với bên thuê gia công

Khi chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cho đối tác nhận gia công, kế toán thuê bên gia công cần lưu ý: các nguyên vật liệu và hàng hóa này vẫn thuộc mà chủ sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp không bán hay cho, tặng mà chỉ vận chuyển sang phía đối tác gia công để thực hiện dịch vụ.

Vì vậy, kế toán không được hạch toán giá trị các hàng hóa, vật tư này sang các tài khoản phải thu (TK 131, TK 181) hoặc các tài khoản phải trả như TK 331.

Theo quy định tại điều 27 của thông tư 200/2014/TT-BTC, các chi phí sản xuất, kinh doanh thuê ngoài gia công chế biến, nguyên vật liệu, hàng hóa thuê gia công được theo dõi ở tài khoản 154.

b) Đối với bên nhận gia công

Các nguyên liệu, hàng hóa nhận về để gia công của bên nhận gia công đều không thuộc sở hữu của doanh nghiệp và không phải tài sản doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán của bên nhận gia công không được theo dõi các nguyên vật liệu, hàng hóa này tại các tài khoản như TK 152 (nguyên vật liệu) hoặc TK 155, TK 156.

Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp cần chủ động lập phiếu nhập kho, theo dõi, ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công. Khi xuất hàng gia công trả lại thì phải lập phiếu xuất kho và chỉ xuất hóa đơn GTGT đối với tiền công gia công và tiền nguyên vật liệu, phụ liệu,…

3. Hướng dẫn hạch toán hàng gia công theo thông tư 200

a) Đối với bên thuê gia công

– Khi hàng hóa hoặc nguyên vật liệu mua về được chuyển thẳng đi gia công, chế biến lại mà không nhập kho thì kế toán cần ghi:

Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, nguyên vật liệu mua chuyển ngay đi gia công, chế biến lại (không bao gồm thuế GTGT);

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào;

Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán của hàng mua

– Nếu hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho để đem đi gia công, chế biến lại thì kế toán cần ghi:

Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, nguyên vật liệu đem đi gia công, chế biến lại

Có TK 1561, TK 152: Trị giá xuất kho

– Chi phí gia công và các chi phí khác phát sinh trong quá trình gia công như chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền công,… và căn cứ vào các chứng từ liên quan mà kế toán cần hạch toán như sau:

Nợ TK 154: Chi phí phát sinh trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hóa

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331, 334,…: Tổng số tiền đã thanh toán hoặc phải thanh toán tương ứng;

– Khi hàng gia công, chế biến xong được đem về nhập kho, sau đó được gửi bán hoặc chuyển bán thẳng thì kế toán cần ghi như sau:

Nợ TK 1561: Trị giá hàng hóa nhập kho sau khi gia công và chế biến lại;

Nợ TK 152: Trị giá nguyên vật liệu nhập kho;

Nợ TK 157: Trị giá hàng hóa nếu gửi bán thẳng sau gia công, chế biến lại;

Nợ TK 632: Trị giá hàng hóa nếu bán trực tiếp cho khách hàng sau khi gia công, chế biến lại;

Có TK 154: Trị giá hàng hóa gia công, chế biến đã hoàn thành;

Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.

* Lưu ý: Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì chỉ cần thay tài khoản 1561 thành 156 và hạch toán tương tự như trên.

Hạch toán mua hàng được xem là một công việc diễn ra khá thường xuyên tại các doanh nghiệp. Những người làm kế toán điều nắm vững quy trình và nghiệp vụ này. Để đi sâu và hiểu chi tiết hơn về cách hạch toán mua hàng hãy cùng Accnet tìm hiểu bài viết sau nhé.

1. Hạch toán mua hàng là gì?

Hạch toán mua hàng là việc quan sát, đo lường tính toán và ghi chép các hoạt động kinh tế. Nhằm quản lý các quá trình đó được chặt chẽ hơn. Liên quan đến các biến động về dòng tiền, nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp.

Nguyên tắc thực hiện việc hạch toán mua hàng:

  • Tài khoản được sử dụng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa mua vào, hàng hóa nhập kho hoặc hàng hóa đưa vào sử dung trong kỳ. Với tài khoản 611 “Mua hàng” chỉ được áp dụng đối với những doanh nghiệp thực hiện kế toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
  • Giá trị nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa mua vào được phản ánh trên tài khoản 611 “Mua hàng” khi thực hiện theo nguyên tắc giá gốc.
  • Còn trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho thực hiện theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Doanh nghiệp cần phải kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ để xác định số lượng và giá trị nguyên vật liệu, sản phẩm và công dụng cụ tồn để xác định giá trị xuất vào sử dụng và xuất bán trong kỳ.
  • Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì khi mua nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa. Sẽ căn cứ vào hóa đơn: mua hàng, vận chuyển, phiếu nhập kho, thuế nhập khẩu phải nộp. Nhằm thực hiện việc ghi nhận giá gốc hàng mua vào tài khoản 611 “Mua hàng”. Để khi xuất bán hoặc sử dụng chỉ ghi một lần vào cuối kỳ kế toán làm căn cứ kiểm kê.
  • Thực hiện mở sổ để hạch toán giá gốc hàng tồn kho khi mua vào theo nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa.

\>>> Đọc thêm về hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Quy định trích lập đúng luật

2. Nội dung phản ảnh tài khoản 611

Hàng hóa nhập kho tài khoản đối ứng là gì

Đối với bên Nợ:

  • Thực hiện việc kết chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, công dụng cụ tồn đầu kỳ dựa trên kết quả kiểm kê.
  • Giá gốc của hàng hóa, nguyên vật liệu, công dụng cụ mua trong kỳ

Đối với bên có:

  • Thực hiện việc kết chuyển giá gốc hàng hóa, nguyên vật liệu, công dụng cụ tồn cuối kỳ dựa trên kết quả kiểm kê.
  • Giá gốc của hàng hóa, nguyên vật liệu, công dụng cụ xuất để sử dụng trong kỳ, hoặc có thể là giá gốc hàng hóa xuất bán nhưng chưa được xác định là đã bán trong kỳ.
  • Giá gốc của nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa mua vào để trả lại người bán hoặc giảm giá.

Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 611 – Mua hàng, có 2 tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 6111 thực hiện mua nguyên liệu, vật liệu: dùng để phản ánh giá trị của nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa mua vào
  • Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa mua vào, xuất sử dụng trong kỳ kế toán và kết chuyển giá trị nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa mua tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ

Tài khoản 6112 – Mua hàng: để phản ánh giá trị hàng hoá mua vào xuất bán trong kỳ và kết chuyển giá trị vào tồn kho đầu kỳ, tồn kho cuối kỳ.

3. Hạch toán mua hàng đúng nghiệp vụ quy định

Một số nghiệp vụ hạch toán mua hàng theo quy định thường gặp:

3.1 Mua hàng nhập kho

Căn cứ vào các hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), thực hiện lập phiếu nhập kho để ghi nhận:

  • Nợ TK 152,156: giá trị hàng nhập
  • Nợ TK 1331: tiền thuế GTGT
  • Có TK 111/112/131: tổng giá trị thanh toán

3.2 Hạch toán mua hàng không qua nhập kho

Thường là những trường hợp doanh nghiệp mua về để sử dụng ngay hoặc chuyển bán cho khách hàng không phải nhập kho, nên hạch toán mua hàng vào giá vốn và chi phí.

  • Mua nguyên vật liệu, hàng hóa sử dụng hoặc chuyển bán ngay:

Nợ TK 621/632: Giá mua g chưa thuế giá trị gia tăng

Nợ TK 1331: Tiền thuế giá trị gia tăng

Có TK 111/112/331: Tổng tiền thanh toán.

  • Mua công dụng cụ sử dụng ngay:

Nợ TK 242: Giá trị công dụng cụ phần bổ nhiều lần

Nợ TK 641/642: Giá trị công dụng cụ phân bổ 1 lần

Nợ TK 1331: Tiền thuế giá trị gia tăng

Có TK 111/112/331: Tổng giá thanh toán.

3.3 Hạch toán mua hàng về trước, hóa đơn có sau

Hàng hóa nhập kho tài khoản đối ứng là gì

Mua hàng để nhập kho nhưng nhà cung cấp chưa gửi hóa đơn GTGT. Kế toán vẫn phải làm thủ tục nhập kho nhưng không hạch toán và kê khai thuế GTGT. Nhưng để chứng minh việc mua hàng về trước hóa đơn bổ sung sau thì trong hợp đồng mà 2 bên giao kết cần thể hiện rõ các thông tin: giao nhận hóa đơn, hàng hóa, phiếu xuất kho, nhập kho.

Và khi nhập kho kế toán sẽ ghi giá trị:

Nợ TK 156, 153, 152…: Giá ước tính

Có TK 331: Giá ước tính

Sau khi nhận được hóa đơn từ nhà cung cấp hạch toán mua hàng bổ sung thuế GTGT:

Nợ TK 133

Có TK 331

3.4 Mua hàng có hóa đơn về trước, hàng về sau

Trong trường hợp đã nhận được hóa đơn GTGT nhưng hàng vẫn chưa về thì kế toán ghi nhận rằng hàng mua đang đi đường.

Khi có hóa đơn thì kế toán ghi nhận:

  • Hạch toán mua hàng ghi nhận “Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đường”
  • Ghi nhận “Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT”
  • Ghi nhận “Có TK 111, TK 112, TK 331: Tổng giá thanh toán”

Khi hàng đã về và nhập kho thì:

  • Nợ TK 152/156/1561: Hàng nhập kho.
  • Có TK 151: Hàng mua đi đường

3.5 Hạch toán mua hàng có phát sinh chi phí mua hàng

Đối với các trường hợp mua hàng có phát sinh các chi phí liên quan như: : bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho bãi, vận chuyển, bốc xếp, bảo quản…thì căn cứ vào các hóa đơn, chi phí mua hàng liên quan. Kế toán mua hàng sẽ phân bổ chi phí đó vào các mặt hàng đã mua theo số lượng hoặc giá trị hàng hóa.

Đối với việc mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ:

  • Nợ TK 152, 153, 156, 641, 642…
  • Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ, nếu có.
  • Có TK 111, 112, 331…

Chi phí phát sinh khi mua hàng

  • Nợ TK 152, 156, 641, 642… Chi phí mua hàng
  • Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ, nếu có
  • Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán

3.6 Hạch toán trả lại hàng mua

Hàng hóa nhập kho tài khoản đối ứng là gì

Hàng hóa mua ngoài không đúng quy cách, phẩm chất theo như mô tả và thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế phải trả lại cho người bán thì kế toán ghi nhận:

  • Nợ các TK 111, 112,… đã thanh toán và được người bán trả lại tiền
  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán nếu chưa thanh toán
  • Có TK 156, 152, 153 – Hàng hóa
  • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) nếu có.

3.7 Hạch toán mua hàng trả chậm, trả góp

Kế toán sẽ thực hiện định khoản các khoản như:

  • Nợ TK 156, 152, 153… – Hàng hóa theo giá mua trả tiền ngay.
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ nếu có.
  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước [phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ thuế GTGT (nếu được khấu trừ)]
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Định kỳ, tính số lãi mua hàng trả chậm, trả góp phải trả vào chi phí tài chính, ghi:

  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
  • Có TK 242 – Chi phí trả trước.

4. Hạch toán mua hàng dễ dàng cho doanh nghiệp nhờ phần mềm kế toán AccNet

Hàng hóa nhập kho tài khoản đối ứng là gì

Xu hướng số hóa đang được chú trọng vào tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Nếu cứ mãi dậm chân với lối làm việc truyền thống, sẽ làm bộ phận kế toán khó khắn thể kiểm soát công việc và dẫn đến những khó khăn trong công tác quản trị nói chung, và bộ phận kế toán nói riêng. Với phần mềm kế toán AccNet Cloud :

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán theo các thông tư, quyết định mới nhất của Bộ Tài Chính và cơ quan thuế.
  • Tự động hóa trong việc tổng hợp các số liệu, kết chuyển doanh thu, lập tờ khai thuế, báo cáo tài chính chỉ với 1 cú click chuột.
  • Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, người dùng dễ dàng sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
  • Đáp ứng đầy đủ tất cả các nghiệp vụ kế toán phụ hợp với các chuẩn mực kế toán.

Đã đến lúc doanh nghiệp nên thay đổi để phù hợp với xu hướng ngày càng phát triển của tương lai.

Hy vọng những thông tin về hạch toán mua hàng giúp chuyên viên kế toán và doanh nghiệp thực hiện đúng chính xác nghiệp vụ kế toán này.