Hoạt động ngân hàng được giám sát như thế nào năm 2024

Hình thức giám sát ngân hàng được quy định như thế nào? Và căn cứ pháp lý ở đâu? Em xin chào và chúc sức khoẻ các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Gần đây, do nhu cầu công việc nên em có tìm hiểu về hoạt động ngân hàng và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: việc giám sát ngân hàng được thực hiện với hình thức ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Thanh Hằng (email: hang***@gmail.com).

Hình thức giám sát ngân hàng đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

Theo đó, hình thức giám sát ngân hàng được quy định như sau:

  1. Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua giám sát an toàn vĩ mô, giám sát an toàn vi mô và sử dụng các phương pháp, tiêu chuẩn, công cụ giám sát và hệ thống thông tin, báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định;
  1. Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ, được thực hiện trên cơ sở hệ thống xếp hạng, đánh giá đối tượng giám sát ngân hàng; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô; các chuẩn mực an toàn; hệ thống quy trình, công cụ, tiêu chuẩn và các kỹ năng phân tích tài chính, hoạt động; đánh giá, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng;
  1. Giám sát an toàn vĩ mô là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; hệ thống phương pháp, công cụ, quy trình phân tích, giám sát, cảnh báo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về an toàn và ổn định hệ thống.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hình thức giám sát ngân hàng. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 26/2014/NĐ-CP.

Thông tư 08/2022/TT-NHNN mới ban hành quy định, trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng thực hiện như sau:

Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu.

Bước 2: Thực hiện các nội dung giám sát tuân thủ và/hoặc giám sát rủi ro.

Bước 3: Lập báo cáo giám sát, đề xuất các biện pháp xử lý.

Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc thực hiện kết luận thanh tra và quy định tại Thông tư này.

Việc giám sát ngân hàng thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước, Điều 4 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ (đã sửa đổi, bổ sung) quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; nguyên tắc kết hợp giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro, giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn vĩ mô.

Trước đó, Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng gồm 4 bước: 1- Thu thập, tổng hợp, xử lý và lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu; 2- Phân tích, đánh giá về đối tượng giám sát ngân hàng theo 2 hình thức bao gồm giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô; 3- Đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa bao gồm các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng theo các quy định tại Mục 6 Chương II Thông tư này; 4- Giám sát sau thanh tra khi nhận được kết luận thanh tra về đối tượng giám sát ngân hàng từ đơn vị thực hiện thanh tra ngân hàng.

Quản lý, lưu trữ tài liệu, thông tin

Bên cạnh đó, Thông tư 08/2022/TT-NHNN cũng nêu rõ việc quản lý, lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu.

Tài liệu, thông tin, dữ liệu sau khi được tổng hợp, xử lý phải được lưu trữ, quản lý để phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát ngân hàng theo các nguyên tắc:

Tài liệu, thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ một cách khoa học, đầy đủ theo từng hồ sơ của từng đối tượng giám sát ngân hàng và toàn hệ thống.

Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập phải được lưu trữ theo quy định pháp luật hiện hành về lưu trữ.

Việc quản lý, lưu trữ, sử dụng tài liệu, thông tin, dữ liệu có thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Việc bảo mật thông tin, dữ liệu của tổ chức tín dụng và thông tin khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật.

Phạm vi giám sát quỹ của ngân hàng giám sát chỉ hạn chế trong các hoạt động của công ty quản lý quỹ có liên quan tới quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán mà ngân hàng thực hiện chức năng giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC.

Hoạt động ngân hàng được giám sát như thế nào năm 2024

Ngân hàng giám sát thực hiện hoạt động giám sát quỹ

Ngân hàng giám sát có trách nhiệm gì trong hoạt động giám sát đầu tư?

Trách nhiệm của ngân hàng giám sát trong hoạt động giám sát đầu tư của công ty quản lý quỹ đối với tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán được quy định tại khoản 2 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC, cụ thể:

- Phối hợp với công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát quy trình nội bộ về nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; giám sát việc xác định giá tài sản ròng; kiểm tra, bảo đảm giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu là tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ;

- Giám sát hoạt động đầu tư và các giao dịch tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, kiểm tra lại bảo đảm loại tài sản đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư là phù hợp với các quy định về hạn chế đầu tư, hạn chế vay theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; giám sát các giao dịch tài sản giữa quỹ, công ty đầu tư chứng khoán với công ty quản lý quỹ và người có liên quan, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ; Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, ngân hàng giám sát phải báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời các hậu quả phát sinh trong thời hạn theo quy định;

- Giám sát việc tổ chức thực hiện, kiểm tra kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;

- Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định tại Điều lệ quỹ;

- Giám sát các hoạt động khác của công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;

- Xác nhận các báo cáo về giá trị tài sản ròng, hoạt động đầu tư, danh mục đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ lập.

Trách nhiệm của ngân hàng giám sát trong việc lập và lưu trữ hồ sơ

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC thì ngân hàng giám sát có trách nhiệm sau:

- Lập và lưu trữ trong thời gian 10 năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ quy định pháp luật của công ty quản lý quỹ. Các tài liệu này phải được cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

- Khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán được chấp thuận để các tổ chức này thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với quỹ.

Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của ngân hàng giám sát

Khoản 5 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC quy định ngân hàng giám sát có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ kịp thời cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết, có liên quan; thông tin về tổ chức phát hành mà quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đầu tư để ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó thì ngân hàng giám sát có trách nhiệm bảo mật theo quy định của pháp luật đối với mọi tài liệu, thông tin nhận được từ công ty quản lý quỹ.

Các dịch vụ mà ngân hàng giám sát được cung cấp

Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán cho công ty quản lý quỹ theo quy định tại khoản 6 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng tại ngân hàng giám sát phải tách biệt về tổ chức nhân sự, hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử khách hàng, đối với các bộ phận thực hiện chức năng giám sát và các bộ phận kinh doanh khác của ngân hàng giám sát.

- Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng phải có nhân viên có chứng chỉ kế toán trưởng hoặc chứng chỉ kiểm toán hoặc kế toán hoặc các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực kế toán ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), ACA (Associate Chartered Accountants) hoặc bằng đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán.

Các trường hợp ngân hàng giám sát chấm dứt cung cấp dịch vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán

Theo quy định tại khoản 10 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC thì ngân hàng giám sát chấm dứt cung cấp dịch vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong các trường hợp sau:

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lưu ký, hợp đồng giám sát;

- Quỹ, công ty đầu tư chứng khoán hết thời gian hoạt động; bị giải thể, bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập;

Ngân hàng và hoạt động ngân hàng có vai trò gì?

Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của nó bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, đây là hoạt động trung gian gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế.nullVai trò của ngân hàng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển ...khoahocnganhang.org.vn › news › vai-tro-cua-ngan-hang-doi-voi-viec-th...null

Hoạt động giám sát ngân hàng là gì?

Theo khoản 12 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, giám sát ngân hàng là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt ...16 thg 11, 2022nullThế nào là giám sát ngân hàng? 05 điều cần biết về giám sát ngân ...lawnet.vn › Tài chínhnull

Ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ gì?

Theo khoản 1 Điều 116 Luật Chứng khoán 2019, ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.nullNgân hàng giám sát là gì? Các hạn chế đối với ngân hàng giám sátlawnet.vn › thong-tin-phap-luat › tu-van-luat › ngan-hang-giam-sat-la-gi-c...null

Ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ liên kết đơn vị để làm gì?

Như vậy, theo quy định, Ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ liên kết đơn vị để thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các khoản nợ của mình hoặc cho bên thứ ba.nullDoanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng ngân hàng giám sát đối với quỹ ...thuvienphapluat.vn › phap-luat › doanh-nghiep-bao-hiem-phai-su-dung-n...null