Hướng dẫn d02 trương hợp thai chết lưu

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con tổng là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì doanh nghiệp phải điều chỉnh đóng BHXH, BHYT. Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:

- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS)

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS): Đối với trường hợp báo giảm nghỉ thai sản, cột Ghi chú ghi rõ nghỉ thai sản + ngày thực tế mà người lao động bắt đầu nghỉ tại đơn vị.

- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS):

Trong bảng kê thông tin, nếu người lao động đã sinh con thì đơn vị nhập thông tin Giấy khai sinh/Giấy chứng sinh làm căn cứ; trường hợp người lao động chưa sinh con thì sử dụng đơn xin nghỉ (nếu người lao động nghỉ trước sinh nhiều) hoặc bảng lương để làm căn cứ.

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

2/ Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

  1. Thời gian hưởng chế độ thai sản bao gồm: Nghỉ đi khám thai; Nghỉ do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai; Nghỉ khi sinh con; Nghỉ khi nhận con nuôi; Nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai; Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
  1. Thành phần hồ sơ:

Theo quy định tại Điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016 thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm:

- Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập

- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh bản sao công chứng

- Giấy xác nhận phẫu thuật hoặc giấy ra viện đối với trường hợp phải phẫu thuật

  1. Thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.

Theo đó, khi bị lưu thai thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;.

- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Mức tiền hưởng chế độ thai sản khi bị lưu thai là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản, cụ thể như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản 1 tháng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; Báo giảm thai sản là thủ tục không thể thiếu khi đơn vị phát sinh lao động nghỉ thai sản. Đây là bước đầu tiên và là căn cứ để giải quyết chế độ hưởng thai sản cho lao động. Vậy quy trình thực hiện báo giảm và hồ sơ hưởng chế độ như thế nào?

Hướng dẫn d02 trương hợp thai chết lưu

Đơn vị cần báo giảm thai sản khi có lao động nghỉ sinh con

1. Khi nào đơn vị cần báo giảm thai sản?

Trường hợp đơn vị có lao động nữ đang đóng BHXH nghỉ thai sản thì cần phải thực hiện nghiệp vụ báo giảm. Kể từ thời điểm giảm lao động thì đơn vị và người lao động không cần đóng BHXH và thời gian này cũng không được tính hưởng BHXH (căn cứ vào Khoản 6, Điều 42, Quyết định số 595/QĐ-BHXH).

2. Căn cứ pháp lý để báo giảm thai sản cho lao động

Đơn vị căn cứ vào Quyết định 66/QĐ-BHXH mới nhất để thực hiện các thủ tục hồ sơ. Trong đó, các nội dung về chế độ thai sản, báo giảm và thực hiện hồ sơ hưởng thai sản được hướng dẫn chi tiết cho từng trường hợp.

3. Thủ tục báo giảm thai sản

Trường hợp lao động nữ đang tham gia BHXH của đơn vị nghỉ sinh thì cần thực hiện báo giảm người lao động nghỉ thai sản. Các bước cần làm như nội dung dưới đây:

Bước 1: Đơn vị chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan

Đơn vị cần lưu ý về thời điểm báo giảm để chuẩn bị hồ sơ:

Trường hợp thông thường, báo giảm đúng thời gian: đơn vị chuẩn bị mẫu D02-TS để kê khai danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Trường hợp đơn vị giảm thai sản muộn thì cần chuẩn bị thêm bảng lương để gửi lên Cơ quan BHXH, tiến hành truy thu các tháng báo muộn. Giấy tờ kèm theo bao gồm bảng kê hồ sơ.

Bước 2: Kê khai hồ sơ báo giảm thai sản

Tùy vào thời điểm đơn vị thực hiện báo giảm mà thực hiện kê khai các nội dung cho phù hợp. Đơn vị cần lưu ý khi kê khai như sau:

Đối với mẫu D02-TS: cần ghi chú rõ là nghiệp vụ giảm thai sản, để tránh nhầm lẫn với trường hợp báo giảm do lao động nghỉ việc hoặc các trường hợp khác. Cột thời gian cần ghi rõ ràng thời gian lao động bắt đầu nghỉ thai sản. Nếu báo giảm muộn so với thời gian nghỉ thực tế thì cần điền thời điểm báo muộn để truy thu. Trường hợp lao động đã sinh con mà đơn vị thực hiện báo giảm thì có thể báo lao động cung cấp giấy khai sinh, giấy chứng sinh của con để làm căn cứ. Trường hợp lao động nghỉ trước sinh nhiều thì cần kèm đơn xin nghỉ thai sản. Lưu ý thời gian nghỉ trước sinh không quá 2 tháng.

Hướng dẫn d02 trương hợp thai chết lưu

Đơn vị kê khai mẫu D02-TS để giảm thai sản cho lao động nghỉ sinh

Bước 3: Nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH

Sau khi kê khai đầy đủ hồ sơ, đơn vị nộp hồ sơ lên Cơ quan Bảo hiểm xã hội đang quản lý đơn vị. Lưu ý: Hiện tại các đơn vị đều thực hiện bảo giảm người lao động nghỉ thai sản qua phần mềm kê khai Bảo hiểm xã hội điện tử. Sau khi nộp, đơn vị chờ kết quả trả về báo thành công thì tiếp tục thực hiện hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho lao động.

4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động

Sau khi đơn vị báo giảm thành công cho lao động sinh con, đơn vị và lao động cần chuẩn bị hồ sơ và gửi đề nghị giải quyết chế độ thai sản

Hướng dẫn d02 trương hợp thai chết lưu

Người lao động và đơn vị cần làm hồ sơ để hưởng chế độ thai sản

4.1 Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Về phía người lao động, trường hợp thông thường, lao động cần chuẩn bị bản sao giấy khai sinh, giấy chứng sinh, trích lục khai sinh của con. Đối với các trường hợp đặc biệt khác, lao động sẽ cần chuẩn bị thêm các giấy tờ kèm theo.

Hướng dẫn d02 trương hợp thai chết lưu

Đơn vị kê khai mẫu 01B-HSB, điền các thông tin của lao động để giải quyết chế độ thai sản

Đơn vị cần chuẩn bị mẫu 01B-HSB thay cho mẫu C70a-HD (mẫu C70a-HD không còn hiệu lực kể từ 01/05/2019), kê khai danh sách đề nghị giải quyết chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Trong đó, đơn vị lưu ý điền đúng vào trường hợp chế độ của lao động.

4.2 Thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Sau 45 ngày kể từ ngày đầu tiên lao động quay trở lại làm việc tại đơn vị sau nghỉ thai sản, lao động phải cung cấp đầy đủ giấy tờ để thực hiện thủ tục.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày lao động nộp hồ sơ đầy đủ, đơn vị phải kê khai và nộp lên Cơ quan BHXH để giải quyết chế độ. Vậy tổng thời gian người lao động và đơn vị cần hoàn thiện hồ sơ trước khi gửi lên Cơ quan Bảo hiểm là 55 ngày.

Trên đây, BHXH điện tử eBH đã hướng dẫn các bước thực hiện báo giảm thai sản khi đơn vị có nghiệp vụ thai sản phát sinh. Đơn vị cần lưu ý các thời điểm báo giảm, hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục chính xác. Nghiệp vụ giảm thai sản cho lao động hiện tại có thể thực hiện nhanh chóng, tiện lợi trên phần mềm eBH, đơn vị tham khảo thêm thông tin trên website để biết thêm chi tiết.