Khi bị bỏng có nên bôi kem đánh răng

Bỏng là tình huống khó tránh khỏi trong cuộc sống. Nếu không may bị bỏng, việc đầu tiên cần làm là sơ cứu đúng cách. Nhiều trường hợp có những biến chứng đáng tiếc xảy ra chỉ vì chữa bỏng theo kinh nghiệm dân gian. Hãy cùng tìm hiểu những thứ TUYỆT ĐỐI không được bôi lên khi điều trị bỏng và những biến chứng có thể xảy ra khi dùng chúng nhé.

Nguyên nhân gây bỏng

Bỏng nhiệt độ:

+ Bỏng khô: bao gồm bỏng lửa, bỏng bô xe máy, bỏng kim loại, bỏng tia lửa điện.

+ Bỏng ướt: bao gồm bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ, bỏng hơi nước, bỏng nóng do thức ăn.

Bỏng hóa chất:

+ Bỏng do axít: là loại bỏng hay gặp gồm một số loại axít sau: axít sunfuric (H2SO4), axít nitric (HNO3), axít clohydric (HCL)…

+ Bỏng do bazơ: các loại bazơ đặc mạnh gây bỏng: NaOH, KOH, Ca(OH)2. Vôi đang tôi là một loại bỏng vừa do sức nhiệt, vừa do độ bazơ.

Khi bị bỏng có nên bôi kem đánh răng

Hóa chất là nguyên nhân gây bỏng phổ biến

Bỏng do các tia vật lý:

Là bỏng do các loại tia: tia hồng ngoại, tử ngoại; tia X (tia rơnghen); tia phóng xạ (gama, bêta). Loại bỏng này thường hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Bỏng điện:

Bỏng do luồng điện dẫn truyền qua cơ thể. Bỏng điện thường do bị điện giật hoặc sét đánh. Bỏng do tia lửa điện là một bỏng nhiệt.

Cần chú trọng việc sơ cứu khi bị bỏng

Khi xảy ra bỏng, điều quan trọng cần biết là vết bỏng đó có thể chữa trị ở nhà hay phải đến cơ sở y tế để điều trị.

Bỏng được phân loại theo mức độ nặng. Các bác sĩ thường mô tả vết bỏng theo 4 độ:

  • Bỏng độ I: bỏng nhẹ nhất, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ngoài.
  • Bỏng độ II: bỏng nhẹ thứ hai, ảnh hưởng đến lớp da sâu hơn.
  • Bỏng độ III: ảnh hưởng đến tất cả các lớp da.
  • Bỏng độ IV: bỏng nặng nhất, gây tổn thương đến xương và khớp.

Bỏng độ I và II có thể điều trị tại nhà, thường sẽ không có biến chứng và vết bỏng sẽ liền với can thiệp tối thiểu.

Bỏng độ I sẽ liền trong vòng 7 đến 10 ngày. Bỏng độ II thường hồi phục trong vòng từ 2 đến 3 tuần. Cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng có thể phải điều trị y tế.

Bỏng là một tai nạn rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh các biện pháp dự phòng thì việc sơ cứu ban đầu cho nạn nhân bị bỏng là rất quan trọng và càng sớm càng tốt. Thế nhưng thực tế hiện nay cho thấy, không phải ai cũng biết cách sơ cứu ban đầu khi bị bỏng, bởi nếu xử lý sai cách có thể khiến vết thương ăn sâu thêm, gây biến chứng nguy hiểm và mất rất nhiều thời gian cho việc điều trị, tốn kém tiền của, thậm chí dẫn đến tử vong.

Những thứ không nên bôi lên vết bỏng

Dầu

Nhiều người cho rằng tinh dầu và một số loại dầu ăn phổ biến như dầu dừa và dầu ô liu rất tốt để chữa bỏng. Tuy nhiên, dầu giữ nhiệt, ngăn không cho sức nóng từ vết bỏng thoát ra. Giữ nhiệt có thể khiến vết bỏng nặng thêm.

Một số loại tinh dầu thường được quảng cáo là chữa lành tất cả các vấn đề ở da. Một số nghiên cứu ủng hộ sử dụng chúng, nhưng điều này mới chỉ xuất phát từ các nghiên cứu quy mô nhỏ. Chưa có nghiên cứu lớn nào trên người tìm hiểu về việc sử dụng tinh dầu để chữa bỏng.

Nhiều người nghĩ rằng bôi bơ lên vết bỏng sẽ giúp chữa bỏng. Mặc dù rất thông dụng, song bơ cũng có tác dụng tương tự các loại dầu khác vì nó giữ nhiệt và có thể gây bỏng nặng thêm.

Không có bằng chứng nào ủng hộ việc sử dụng bơ để chữa bỏng.

Lòng trắng trứng

Một số người tin rằng bôi lòng trắng trứng sống lên vết bỏng sẽ giúp dịu đau. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy trứng sống giúp ích cho vết bỏng. Trên thực tế, có nhiều khả năng là trứng sẽ giúp vi khuẩn lây lan vào vết bỏng.

Đá lạnh

Nhiều người chườm nước đá trước khi dội nước mát lên vết bỏng, nghĩ rằng nhiệt độ lạnh của đá sẽ hiệu quả hơn trong việc làm mát da bị bỏng.

Tuy nhiên, đá có thể gây hại nhiều hơn là lợi và có thể gây kích ứng da bị bỏng. Trong một số trường hợp nặng, nạn nhân bị bỏng lạnh khi tiếp xúc với đá lạnh.

Kem đánh răng

Một số người tin rằng việc bôi kem đánh răng vào một chỗ bị bỏng có thể giúp ích. Trên thực tế, kem đánh răng không vô trùng có thể giúp vi khuẩn lây nhiễm vào vết bỏng.

Trong một bài đăng của Kamarul Ariffin – một bác sĩ y khoa tại Malaysia đã đưa ra một trường hợp vết thương bị biến chứng khi bôi kem đánh răng lên. Cụ thể hơn, người bệnh này bị bỏng do dầu nóng bắn lên tay. Sau đó, người này quyết định trị bỏng bằng cách dùng kem đánh răng bôi lên phần da bị tổn thương. Và không may, từ một vết thương nhỏ trên tay, bàn tay của người này đã sưng phồng lên và gần như không thể nhận ra bàn tay của mình.
Thực tế, kem đánh răng là một chất có tính kiềm. Khi được bôi lên vết bỏng, kem đánh răng sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương dễ dàng hơn và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Khi bị bỏng có nên bôi kem đánh răng

Kem đánh răng không vô trùng có thể giúp vi khuẩn lây nhiễm vào vết bỏng.

Nước mắm

Ngoài sử dụng kem đánh răng hay trứng gà khi bị bỏng, dân gian còn truyền miệng nhau một cách trị bỏng khác, đó là nước mắm. Dân gian tin rằng: nước mắm có độ mặn cao nên không có vi khuẩn nào có thể sống sót được. Trên thực tế, trong nước mắm lại có chứa rất nhiều vi khuẩn. Khi dùng trực tiếp nước mắm lên da bị bỏng sẽ làm vết thương bị viêm nhiễm nặng hơn.

Có không ít tình huống đáng tiếc đã xảy ra khi xử lý những vết bỏng không đúng cách. Cụ thể, trong một trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng khi gia đình dùng nước mắm đổ lên vết thương của đứa con trai 3 tuổi do bỏng nước sôi. Sau đó, thấy con trai ngày càng đau đớn và suy kiệt, cân nặng của bé giảm từ 14kg xuống chỉ còn 7kg sau 15 ngày. Lúc này, gia đình mới đưa bé đến Viện bỏng quốc gia điều trị. Lúc đưa bé vào ruồi nhặng bay theo bệnh nhân vào tận viện và sau vài tiếng nhập viện, bé đã tử vong.

Khi bị bỏng có nên bôi kem đánh răng

Khi dùng trực tiếp nước mắm lên da bị bỏng sẽ làm vết thương bị viêm nhiễm nặng hơn

Cách sơ cứu vết bỏng

Khi bị bỏng nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời rất có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, việc chữa trị và bình phục sẽ gặp khó khăn hơn ảnh hưởng đến tương lai của nạn nhân. Do vậy cho dù bỏng nặng hay nhẹ thì cũng nên tự sơ cứu hoặc nhờ người sơ cứu để không xảy ra những điều đáng tiếc ngoài ý muốn.

Nguyên tắc chung của sơ cứu bỏng bao gồm một số điều như sau:

– Việc đầu tiên cần làm là tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng.

– Xối trực tiếp nước sạch vào vùng bị bỏng, xả liên tục trong 20 phút để làm giảm nhiệt độ trên bề mặt da, động tác này còn giúp làm giảm độ sâu mà vết bỏng gây nên. Tuyệt đối không sử dụng nước đá lạnh, chỉ sử dụng nguồn nước sạch thông thường như nước máy.

– Dùng khăn sạch hoặc bông gạc để thấm bớt nước ở khu vực bị bỏng.

– Băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ.

– Nhận biết vết bỏng dựa vào 4 mức độ đã nêu ở mục 2 để có biện pháp thích hợp. Nếu nhẹ, bạn có thể tự thoa thuốc bỏng tại nhà nhưng nếu tình trạng nặng thì phải đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được khám chữa và điều trị kịp thời.

Khi bị bỏng có nên bôi kem đánh răng

Healit gel – giải pháp hữu hiệu trong điều trị bỏng

Bỏng là một tình trạng tổn thương rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, nhất là trẻ nhỏ. Để phòng tránh tai nạn bỏng hiệu quả nhất thì việc nâng cao ý thức phòng ngừa từ mỗi cá nhân là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc sơ cứu, xử lý vết bỏng đúng cách nhằm tránh để lại những hậu quả đáng tiếc sau này.

Đôc giả vui lòng liên hệ tổng đài 19002153 để được tư vấn thêm.