Khoa học tự nhiên lớp 7 bài 1 phương pháp và kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên trang 6

Câu hỏi 1: Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên

  • Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước
  • Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột): chất nào tan, chất nào không tan trong nước?
  • Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1g mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1-2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận
  • Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm)
  • Viết báo cáo và trình bày quá trinh thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm

Hướng dẫn giải :

Sắp xếp như sau:

  • Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước
  • Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột): chất nào tan, chất nào không tan trong nước?
  • Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm)
  • Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1g mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1-2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận
  • Viết báo cáo và trình bày quá trinh thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm

1. Kĩ năng quan sát, phân loại

Câu hỏi 1. Quan sát hình 1.2 và cho biết hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thường xảy ra trên Trái Đất? Hiện tượng nào là thảm họa thiên nhiên gây ra tác động xấu đến con người và môi trường?

Khoa học tự nhiên lớp 7 bài 1 phương pháp và kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên trang 6

Hướng dẫn giải :

Những hiện tượng tự nhiên nhiên thường xảy ra trên trái đất là: c

Hiện tượng là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người bà môi trường là: a, b

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi 2. Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên ở hình 1.2

Khoa học tự nhiên lớp 7 bài 1 phương pháp và kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên trang 6

Luyện tập. Hãy kết nối thông tin giữa cột A và B tạo thành câu hoàn chỉnh, thể hiện sự liên kết tìm hiểu khám phá trong tự nhiên

Khoa học tự nhiên lớp 7 bài 1 phương pháp và kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên trang 6

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi 1. Khí Carbon dioxide là nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính. Quan sát hình 1.3 và cho biết nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất. Hãy tìm hiểu và đề xuất biện pháp giảm thiểu sự phát thải khí Carbon dioxide từ nguồn này 

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi 2. Tìm hiểu thông tin trên sách báo, internet...về nhiệt độ trung bình toàn cầu của Trái đất trong khoảng 100 năm qua và suy luận về nhiệt độ của Trái đất tăng hay giảm trong vòng 10 năm tới. 

=> Xem hướng dẫn giải

1. Cổng quang điện (gọi tắt là cổng quang)

2. Đồng hồ đo thời gian hiện số

Câu hỏi 1. Đồng hồ đo thời gian hiện số được điều khiển bởi cổng quang như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

3. Kĩ năng đo

  • Đo và xác định khối lượng
  • Chuẩn bị: cân điện tử
  • Tiến hành: đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên bằng cân điện tử

Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng mẫu và thực hiện yêu cầu sau:

Bảng 1.1. Kết quả đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7

Khoa học tự nhiên lớp 7 bài 1 phương pháp và kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên trang 6

Hãy xác định khối lượng của cuôn sách và nhận xét kết quả của các lần đo so với kết quả trinh bình

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: giải sgk khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức , giải KHTN 7 kết nối tri thức , giải sách mới lớp 7 kết nối tri thức , giải bài 1 phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Chào bạn Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 6

Giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 7 trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên của phần Mở đầu.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Quan sát hình 1.1 và mô tả hiện tượng xảy ra, từ đó đặt ra câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá.

Trả lời:

Hiện tượng quan sát được trong hình 1.1 là hiện tượng mưa tự nhiên.

Đặt câu hỏi: Nước trong các đám mây từ đâu mà có? tại sao mây có thể tạo thành mưa?

Câu 2

Quan sát Hình 1.2, phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm.

Trả lời:

Phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm:

  • Nhóm động vật có cánh: bồ nông, vịt.
  • Nhóm động vật ăn cỏ: voi, thỏ, tê giác, hươu cao cổ, ngựa vằn, trâu, hà mã.
  • Nhóm động vật ăn thịt: sư tử, cá sấu.

Câu 3

Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 4

Bảng dưới đây cho biết số liệu thu được khi tiến hành thí nghiệm đếm tế bào trên một diện tích thân cây. Em có thể sử dụng kĩ năng liên kết nào để xử lí số liệu và rút ra kết luận gì?

Trả lời:

Em có thể sử dụng các phép tính toán để xử lí số liệu.

  • Đổi 1cm2 = 100 mm2
  • Số tế bào ở thân cây chưa trưởng thành là: 36 x 5 x 100 = 18000 tế bào.
  • Số tế bào ở thân cây trưởng thành là: 36 x 10 x 100 = 36000 tế bào.
  • Kết luận: số tế bào ở thân cây trưởng thành gấp đôi số tế bào ở thân cây chưa trưởng. thành.

Câu 5

Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở bước:

  • Hình thành giả thuyết;
  • Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết;

Câu 6

Kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở bước:

  • Hình thành giả tuyết
  • Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

Câu 7

Em đã đứng trước lớp hay nhóm bạn để trình bày một vấn đề nào chưa? Em thấy bài thuyết trình của em còn những điểm gì cần khắc phục.

Trả lời:

Em đã từng đứng trước lớp để thuyết trình.

Bài thuyết trình của em cần khắc phục những điểm sau:

  • Khả năng diễn đạt vấn đề chưa tốt, còn quên nội dung trong quá trình thuyết trình.
  • Em còn chưa tự tin, chưa có sự kết hợp tốt giữa thuyết trình và diễn đạt ngôn ngữ cơ thể.

Câu 8

Dao động kí cho phép đọc được những thông tin nào?

Trả lời:

Chức năng của dao động kí là hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian. Căn cứ vào đó, ta biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian.

Câu 9

Em hãy lựa chọn các cụ đo phù hợp để đo thời gian cho mỗi hoạt động sau và giải thích chọn đó.

a) Một người đi xe điểm A đến điểm B.

b) Một viên bi sắt động trên máng nghiêng.

Trả lời:

a) Sử dụng đồng hồ bấm giây.

Lí do: quãng đường đủ lớn nên sử dụng đồng hồ bấm giây.

b) Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.

Lí do: quãng đường viên bi chuyển động ngắn nên phải sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 1

Bài 1

Kĩ năng quan sát và kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý nào trong các trường hợp sau?

a) Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp có mưa.

b) Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một con cá to đã cắn câu.

Trả lời:

a) Kĩ năng quan sát: Gió mạnh dần, mây đen kéo đến.

Kĩ năng liên kết: Gió lớn, mây đen là dấu hiệu cho thấy trời sắp mưa.

Kĩ năng dự báo: Có thể trời sắp có mưa.

b) Kĩ năng quan sát: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng.

Kĩ năng liên kết: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng là dấu hiệu cá lớn cắn mồi.

Kĩ năng dự báo: Có lẽ một con cá to đã cắn câu.

Bài 2

Cho một cốc nước ấm để trong điều kiện nhiệt độ phòng.

a) Em hãy lựa chọn các dụng cụ, thiết bị phù hợp có trong phòng thí nghiệm để xác định nhiệt độ, khối lượng và thể tích của nước trong cốc.

b) Sau 10 phút, nhiệt độ của nước trong cốc thay đổi thế nào?

c) Em đã sử dụng các kĩ năng nào để giải quyết các vấn đề trên?

Trả lời:

a) Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước.

Sử dụng cân để đo khối lượng cốc nước.

Sử dụng cốc đong, ống đong để đo thể tích nước trong cốc.

b) Sau 10 phút cốc nước tỏa nhiệt ra môi trường, nhiệt độ cốc nước giảm dần.

c) Em đã sử dụng các kĩ năng: Quan sát, liên kết, dự báo, đo, để giải quyết các vấn đề trên.

Cập nhật: 09/09/2022