Kinh nghiệm trong hoạt động cho vay tại ngân hàng

Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước. Phát triển doanh nghiệp là việc quan trọng trong quá trình xoá đói giảm nghèo và đáp ứng những mục tiêu chung. Bên cạnh nguồn vốn tự có, để phát triển, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn từ Ngân hàng đóng vai trò quan trọng và chủ yếu.

Với tư cách là một chủ thể kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, ngân hàng thương mại sẽ cung cấp nguồn vốn vay cho mọi tổ chức, cá nhân,… Ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu về vốn để các doanh nghiệp này đổi mới máy móc, thiết bị, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện đại và sản xuất – kinh doanh và hỗ trợ các cá nhân có một cuộc sống tốt.

Kinh nghiệm trong hoạt động cho vay tại ngân hàng

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại?

Trên thực tế, hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động khá phổ biến xuất phát từ nhu cầu cần vốn của cá nhân, doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Do đó, hoạt động này mang bản chất chung của quan hệ vay mượn đó là có sự hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức trung gian về tài chính rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

Hoạt động cho vay là một phần hoạt động của tín dụng của ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức, phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Theo đó, hoạt động cho vay là hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay và là một hoạt động mang tính chất nghề nghiệp kinh doanh các tổ chức tín dụng. Khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng của mình, các tổ chức tín dụng sẽ giao cho khách hàng một khoản tiền nhất định hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền nhất định để sử dụng theo hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa các bên để khách hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc là hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

Đồng thời, hoạt động cho vay được hình thành và phát triển là do nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu của đời sống người dân. Khi hoạt động cho vay đã trở thành một nghề nghiệp thì dẫn tới sự ra đời của các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay. Ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội và đưa vào nền kinh tế, hoạt động cho vay là đầu ra chủ yếu của nguồn vốn huy động được phục vụ cho phát triển kinh tế. Nguồn lợi mà hoạt động cho vay mang về rất lớn, nhưng ngược lại hoạt động này chứa đựng những rủi ro khôn lường, đòi hỏi người quản lý của ngân hàng phải nhận biết và kiểm soát được.

Có thể nói, cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là một hình thức cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Theo đó ngân hàng thương mại giao hoặc cam kết giao cho doanh nghiệp một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

2. Những đặc trưng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại:

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại khác so với hoạt động cho vay của các đối tượng cho vay khác, do vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động cho vay luôn xuất hiện hai bên chủ thể tham gia, đó là chủ thể đi vay và chủ thể cho vay, nhưng không phải chủ thể nào cũng có thể tham gia vào quan hệ vay vốn, các điều kiện về chủ thể tham gia quan hệ vay vốn được luật định.

Xem thêm: Mẫu giấy cho vay tiền cá nhân viết tay mới nhất năm 2022

Thứ hai, hình thức pháp lý của quan hệ cho vay là hợp đồng tín dụng.

Thứ ba, mục đích của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là tạo ra lợi nhuận.

Thứ tư, nguồn vốn thực hiện hoạt động cho vay, bên cạnh vốn điều lệ, ngân hàng thương mại chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội thông qua các hình thức nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá hay vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng thương mại.

3. Nguyên tắc của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại:

Nguyên tắc vay vốn được xác định dựa trên chính sách tín dụng của Nhà nước, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng thương mại. Theo Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì nguyên tắc cho vay, vay vốn bao gồm:

Thứ nhất, nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích:

Theo nguyên tắc này thì khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng thương mại và khách hàng sẽ thỏa thuận với nhau và ghi vào hợp đồng nội dung về mục đích sử dụng vốn vay. Và theo đó, khách hàng phải thực hiện theo hợp đồng về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Trong quá trình cho vay, ngân hàng thương mại có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Khách hàng cũng có trách nhiệm báo cáo và cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay theo yêu cầu. Ngân hàng thương mại có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn nếu khách hàng vi phạm nội dung đã thỏa thuận về sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Thứ hai, nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng:

Xem thêm: Tư vấn xử lý trường hợp cho vay tiền nhưng không trả trực tuyến

Theo nguyên tắc này, số tiền mà khách hàng vay nhận được chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Sau khi đến thời hạn này thì khách hàng  phải hoàn trả cả nợ gốc và lãi. Nếu khách hàng không trả được nợ đến hạn thì ngân hàng thương mại có quyền áp dụng biện pháp thu hồi nợ theo thỏa 1 Điều 24 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thuận cho vay. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng thương mại, thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng thương mại. Tùy thuộc vào phương thức cho vay mà nghĩa vụ hoàn trả tiền vay được thực hiện bằng nhiều cách.

Thứ ba, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật

Bản chất của hoạt động cho vay giữa ngân hàng thương mại và khách hàng là một giao dịch dân sự nên sẽ thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên mà không trái với các quy định pháp luập.

4. Hình thức của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại:

Theo hình thức cấp tiền vay/ phương pháp hoàn trả ta có:

Cho vay theo yêu cầu (Hình thức thấu chi): là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một thời hạn nhất định và trong khoảng một thời gian xác định. Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và quy mô. Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ song không chính xá

Cho vay trả góp: là hình thức mà khách hàng phải trả gốc và lãi theo định kỳ. Theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả góp làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án hoặc từ thu nhập hàng kỳ của người tiêu dùng)

Cho vay phi trả góp: Là hình thức được thanh toán một lần theo thời hạn ghi trên hợp đồng.

Theo phương thức cho vay ta có:

Xem thêm: Luật sư tư vấn quy định về tội cho vay nặng lãi trực tuyến miễn phí

Cho vay trực tiếp: là loại hình cho vay mà chủ thể vay trực tiếp nhận tiền vay và trả nợ cho ngân hàng.

Cho vay gián tiếp: là loại hình cho vay được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như cho vay theo tổ hội, nhóm sản xuất, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ,… cho vay thông qua tổ chức khác dưới hình thức đồng tài trợ trực tiếp.

Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không đủ điều kiện để cấp hạn mức thấu chi.

Theo thời hạn cho vay ta có:

 Cho vay ngắn hạn: Đây là các khoản vay có thời hạn tối đa đến 12 tháng. Các khoản vay ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động cho các doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các khách hàng.

Cho vay trung hạn: Các khoản vay trung hạn theo quy định của Nhà nước có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm. Các khoản vay trung hạn chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh,…

Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn dài trên 5 năm, thời hạn tối đa của tín dụng dài hạn có thể lên đến 40 năm tùy thuộc vào mỗi khoản vay. Các khoản vay dài hạn được dùng đáp ứng các nhu cầu mang tính chất dài hạn như: xây dựng nhà xưởng. xí nghiệp, mua sắm các trang thiết bị,…

Theo tính chất đảm bảo của khoản vay/ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng ta có: 

Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho vay tiền cá nhân có giá trị pháp lý mới nhất năm 2022

 Cho vay có tài sản đảm bảo: Đây là hình thức cho vay có đảm bảo đối với tài sản có thể được đảm bảo theo hình thức thế chấp hoặc cầm cố, bảo lãnh… Các tài sản đảm 14 bảo thường là giấy tờ có giá, hàng hóa trong kho, nhà cửa, thiết bị…. Ngân hàng chỉ chấp nhận những tài sản hợp pháp, có khả năng bán được làm đảm bảo. Tài sản đảm bảo là một giải pháp khôn ngoan đối với đối tượng vay chưa đủ tin cậy nhưng ngân hàng cũng không muốn đánh mất khách hàng này.

Cho vay không có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…Với hình thức này chủ yếu dựa vào uy tín và mối quan hệ truyền thống của bản thân mình với ngân hàng để được cho vay. Những khách hàng của hình thức tín dụng này chủ yếu là những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh và đồng thời có năng lực quản lý tốt. Ngoài ra còn một số hình thức cho vay khác.

Trên đây là một số nội dung cơ bản của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại sẽ giúp cho người được hiểu về bản chất cũng như hình thức, phương thức của hoạt động này diễn ra trong đời sống và trong xã hội.